Bài giảng Hướng dẫn công tác giáo viên chủ nhiệm - Nguyễn Thanh Minh
lượt xem 21
download
Bài giảng Hướng dẫn công tác giáo viên chủ nhiệm của Nguyễn Thanh Minh giới thiệu tới các bạn những nội dung về vai trò của giáo viên chủ nhiệm, chức năng của giáo viên chủ nhiệm, nhiệm vụ công tác chủ nhiệm, nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm; phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hướng dẫn công tác giáo viên chủ nhiệm - Nguyễn Thanh Minh
- HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Nguyễn Thanh Minh
- I. VAI TRÒ CỦA GVCN: Như chúng ta đã biết, việc giáo dục nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết bởi bản chất của quá trình giáo dục đào tạo là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của nhà trường, trong đó GVCN đóng một vai trò quan trọng..
- • Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD: “GV chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ” . • GVCN là một nhà quản lý với các vai trò: + Người lãnh đạo lớp học; + Người làm công tác phát triển lớp học; + Người làm công tác tổ chức lớp học; + Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; + Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; +Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp với Hiệu trưởng, các phòng khoa và Liên Chi đoàn
- II. CHỨC NĂNG CỦA GVCN: GVCN lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm vững: + Những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, bạn bè….) + Quản lý toàn diện đặc điểm của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh.
- GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), các phòng, khoa, các tổ chức trong trường, giữa các GVBM với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, GVCN là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh - GVCN phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm
- III. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM: + Có trách nhiệm kiện toàn tổ chức lớp, nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng, phòng QLHS và khoa biết theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự ủy quyền của hiệu trưởng kịp thời chỉ đạo, giải quyết, kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp. + Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát
- + Có kế hoạch tổ chức các hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường. Thông qua tổ chức tự quản hoạt động của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực tổ chức sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống. + Cùng với các giáo viên bộ môn, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động của cộng đồng địa phương và hoạt động xã hội. Thông qua đó mà phát huy tác dụng của nhà trường trong xã hội
- IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN: + Nghiên cứu nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. + Nắm vững mục tiêu đào tạo của trường, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ đào tạo giáo dục của năm học.
- + Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức trong nhà trường và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. + Và tiến hành thực hiện các nội dung cụ thể sau: a/ Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm: Công tác chủ nhiệm lớp là một công tác khó khăn vất vả và đòi hỏi sự làm việc khoa học. Tránh tình trạng tuỳ hứng, tuỳ tiện, thiếu kế hoạch. Vì thế vấn đề xây dựng kế hoạch là một yêu cầu cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục học sinh.
- • Dự kiến kế hoạch chủ nhiệm: Để dự kiến được kế hoạch giáo viên phải. + Nắm được kế hoạch, chương trình giáo dục chung của nhà trường. + Nắm bắt tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm GVCN dự kiến kế hoạch, đặt ra các yêu cầu trọng điểm cho từng giai đoạn. Sau đó phác thảo kế hoạch chủ nhiệm thông qua các hoạt động cụ thể theo trình tự thời gian.
- • Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: Sau khi phác thảo kế hoạch GVCN cần tham khảo ý kiến đồng nghiệp và Ban cán sự lớp để thống nhất một số nội dung cần thiết. • Chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch: GVCN luôn có sự chỉ đạo thật tốt để đạt hiệu quả như mong muốn. + Phổ biến rõ công tác cho cho tập thể lớp, thống nhất quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch, biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể.
- • Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật để thực hiện các hoạt động. • Phối hợp với đội ngũ cán bộ lớp thực hiện và điều hành công việc. • Theo dõi kiểm tra và điều chỉnh hoạt động để các hoạt động luôn đi đúng hướng. • Kết thúc một công việc cần tổng kết đánh giá phân tích ưu điểm và hạn chế rút kinh nghiệm. • Có sự khuyến khích tập thể hay cá nhân tốt, phê bình các cá nhân thiếu tích cực, thiếu cố gắng. • Triển khai các hoạt động tiếp theo.
- b) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp: Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với GVCN. • Đầu tiên GVCN cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp: + Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu. + Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình. + Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động. + Có khả năng học tập tốt: Từ khá trở lên. + Được tập thể lớp tín nhiệm. + Có hoàn cảnh gia đình thuận lợi.
- • Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt cần tìm hiểu thông qua GVCN cũ, GV bộ môn, quan sát sự hoạt động của các em khi ra chơi hoặc giao một số công việc. • Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, GVCN cần bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình. Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp. • Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới. Mỗi tuần hội ý với cán bộ lớp 1 lần để có số liệu sinh hoạt và khen, chê kịp thời. • Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, GVCN cần chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp.
- c) Thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn (GVBM): Phối hợp với các GVBM nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. Phối hợp với các GVBM để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân HS. GVCN phải thường xuyên tập hợp ý kiến của GVBM về lớp mình và lớp bạn. Trao đổi trực tiếp với GVBM về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất. Đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với GVBM có liên quan.
- d) Thường xuyên kết hợp với gia đình học sinh: Đi thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh khi cần thiết. Mời phụ huynh học sinh đến trường để trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. Liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh để tích cực hoá các hoạt động của phụ huynh học sinh trong công tác phối hợp giáo dục.
- e) Kết hợp chặt chẽ với phòng QLHS, phòng ĐT Khoa, BGH nhà trường và Liên Chi đoàn: GVCN phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Đoàn thanh niên để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt đông đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Phối hợp chặt chẽ với phòng QLHS, phòng ĐT, Khoa để trao đổi thông tin 2 chiều.
- g) Giáo dục học sinh cá biệt: Trong mỗi lớp học có những học sinh cá biệt khi GVCN lớp có kế hoạch và biện pháp giáo dục đối tượng học sinh này tốt sẽ là động lực để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh. GVCN phải tìm hiểu lý lịch, tính cách học sinh, tìm hiểu điểm yếu của học sinh. Kết hợp với GVBM, nhà trường, gia đình. GVCN không được nóng vội, uốn nắn dần, khi đưa ra tập thể lớp không nói nhiều, khi gặp riêng không được chì trích mà nhẹ nhàng tâm sự và phân tích. Giao cho học sinh cá biệt một số việc và sau đó phải động viên khuyến khích kịp thời những việc em làm tốt. Lập kế hoạch cho cán sự lớp để thành lập các đôi bạn cùng tiến. Luôn thông báo kịp thời các thông tin về học sinh với gia đình và ngược lại.
- h) Phương pháp tổ chức buổi sinh hoạt lớp: GVCN nhất thiết phải dự giờ sinh hoạt lớp và có một kế hoạch sinh hoạt cụ thể. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển riêng của lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm cần so sánh các số liệu với tuần trước, khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng để cho các em chấp nhận, không được chì trích. Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt: Nhận xét kết quả trong tuần và đọc kế hoạch tuần tới. Các tổ trưởng lần lượt thông báo kết quả theo dõi và xếp loại của tổ, thành viên trong tổ nêu ý kiến. GVCN nhận xét, khen chê kịp thời, đưa ra ý kiến, nêu kế hoạch tuần tới. Thư ký ghi biên bản: GVCN, lớp trưởng ký xác nhận
- V.PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CÁ BIỆT VÀ GIÁO DỤC TẬP THỂ Người GVCN nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục học sinh đặc biệt (hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người. + Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng. Ví dụ: cùng một biểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có khi chỉ nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thông qua bạn bè, gia đình tập thể…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
5 p | 637 | 43
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 10 - GV. Kim Hoa
51 p | 159 | 28
-
Tài liệu hướng dẫn tập huấn: Nâng cao năng lực phòng chống lụt bão - ADPC
56 p | 157 | 22
-
Bài giảng Bài 1: Công tác Kết nạp Đảng và Đảng tịch của đảng viên
50 p | 145 | 22
-
Bài giảng Tập huấn Phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn GDCD THCS
49 p | 221 | 16
-
Bài giảng Hướng dẫn viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn, tự đánh giá
20 p | 192 | 14
-
Bài giảng Giảng viên lâm sàng và công tác hướng dẫn sinh viên học sinh
34 p | 96 | 6
-
Hướng dẫn xây dựng bài giảng điện tử ở Đại học Quốc gia Hà Nội
16 p | 70 | 6
-
Tài liệu Quản lí hướng nghiệp ở cấp trung học: Phần 2
88 p | 66 | 6
-
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecturemaker trong thiết kế bài giảng điện tử môn Hóa học
5 p | 110 | 5
-
Bài giảng Một số hướng dẫn về công tác tài chính Công đoàn
13 p | 53 | 5
-
Bài giảng Tập huấn công tác Công đoàn: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (Nghị định 60/2013/NĐ-CP)
17 p | 56 | 5
-
Bài giảng Hướng dẫn viết phiếu đánh giá tiêu chí.
19 p | 178 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhà trường - Chuyên đề 1: Khái quát về quản trị nhà trường
47 p | 23 | 4
-
Bài giảng Xây dựng lực vũ trang nhân dân Việt Nam - CN. Nguyễn Công Hùng
26 p | 25 | 2
-
Sự kết hợp giữa giảng viên trường sư phạm, giáo sinh và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập sư phạm
5 p | 4 | 2
-
Bài giảng Công tác xã hội với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Phần 2
61 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn