


NỘI DUNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC
HỆ: Đại học - Ngành Sư phạm
GHI CHÚ:
- Hình thức thi: Tự luận
- Cấu trúc đề thi:
+ Lý thuyết: 2 câu (8 điểm)
+ Bài tập: 1 câu hỏi ngắn mang tính vận dụng (2 điểm)
- Thời gian thi: 90 phút.
- Ngày thi: 16/6/2025
NỘI DUNG ÔN TẬP
LÝ THUYẾT
1. Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền đến sự phát triển nhân cách.
* Khái niệm sự phát triển nhân cách
Sự phát triện nhân cách là một quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh về thể chất và
tinh thần cả về lượng và chất, có tính đến đặc điểm của mỗi lứa tuổi. Sự phát triển nhân cách
thể hiện qua những dấu hiệu sau:
- Sự phát triển về mặt thể chất: đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự
hoàn thiện chức năng các giác quan, sự phối hợp các chức năng vận động của cơ thể.
- Sự phát triển về mặt tâm lí: thể hiện sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm,
tình cảm, nhu cầu, ý chí…
- Sự phát triển về mặt xã hội: thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mỗi quan hệ với
những người xung quanh, ở tính tích cực nhận thức tham gia vào các hoạt động cải biến,
phát triển xã hội.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách: di truyền, bẩm sinh; môi trường; giáo
dục; hoạt động cá nhân.
* Nội dung
Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu “Cha nào con nấy”, “Con nhà tông không giống lông
cũng giống cánh” nhằm phản ánh sự giống nhau giữa con cái với cha mẹ và với thế hệ hệ đi
trước. Tuy nhiên dân gian cũng có câu “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” để ám chỉ tính chất
tiền định về “số phận, tính cách” của con người.
Trong thực tiễn đời sống, chúng ta dễ nhận thấy rằng người Châu Âu da trắng, mắt
xanh, người Châu Phi da đen tóc xoăn thì con cái của họ khi mới sinh cũng bố mẹ. Đây là sự
truyền lại từ thế hệ cha mẹ đến con cái những đặc trưng sinh học nhất định của nòi giống,
được ghi lại trong một chương trình độc đáo được gọi là gen. Gen là vật mang mã di truyền
những đặc điểm sinh học của giống loài trong quá trình tồn tại, phát triển theo con đường
sinh học của giống loài trong quá trình tồn tại, phát triển theo con đường tiến hoá tự nhiên.
Di truyền là sự truyền lại từ thế hệ trước cho thế hệ sau những đặc điểm cấu trúc giải
phẫu của cơ thể; về đặc điểm sinh học riêng như: màu da, màu tóc, vóc dáng, thẻ trạng, các
tư chất của hệ thần kinh,…trước hết nó đảm bảo cho loài người tồn tại, thích ứng với những
biến đổi của các điều kiện sinh tồn và sau đó giúp loài người phát triển. Di truyền những
đặc điểm sinh học của cha mẹ truyền lại cho con cái không phải chỉ biểu hiện một cách hiện
hữu khi đứa trẻ mới sinh mà có thể có những mầm mống, tư chất sau một thời gian mới bộc
lộ thành dấu hiệu của một số năng khiếu như: Hội họa, thơ ca, toán học…hoặc thiểu năng
trong những vực cần thiết trong cuộc sống. Bẩm sinh là những thuộc tính, đặc điểm sinh học
có ngay khi đứa trẻ mới sinh.

* Vai trò của di truyền, bẩm sinh
Trong thực tế, có một số gia đình liên tục xuất hiện những người tài, hoặc có sự giống
nhau đáng kể từ thế hệ trước với thế hệ sau. Những biểu hiện đó, phản ánh phần nào ảnh
hưởng của di truyền bẩm sinh đến sự phát triển nhân cách cá nhân. Di truyền bẩm sinh chỉ là
tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển tâm lí, nhân cách. Di truyền bẩm sinh nói lên
chiều hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát triển. Những đứa trẻ có gen di truyền về một lĩnh
vực hoạt động nào đó sẽ sớm bộc lộ thiên hướng về lĩnh vực hoạt động đó. Tuy nhiên, di
truyền bẩm sinh không phải yếu tố quyết định tương lai của nhân cách đó. Nói cách khác,
đứa trẻ muốn trở thành một tài năng cần phải có môi trường thuận lợi, những tác động giáo
dục đúng hướng và hoạt động tích cực của cá nhân.
Ví dụ: NSND Trần Tiến và vợ là NSUT Lê Mai được coi là cặp “trai tài gái sắc” trong giới
nghệ thuật và ba người con của bà là NSND Lê Khanh, NSND Lê Vy cùng NSUT Lê Vân
cũng là những người nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và vô cùng thành công.
Mã di truyền mang bản chất, sự sống tự nhiên tích cực hoặc tiêu cực là những mầm
mống, tư chất tạo tiên đề vô cùng thuận lợi cho người đó hoạt động có kết quả trong một lĩnh
vực nào đó. Theo nghiên cứu của giáo sư, bác sĩ Evgineny Ziliaev – Giám đốc trung tâm y
học cao cấp (SEM) Nga và giáo sư Victor Rogozkin – Giám đốc Viện Thể thao (IFIS) Nga
thì: người có kiểu gen DD thích hợp với các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh tốc độ như điền
kinh nặng, quyền anh, vật, cử tạ…còn người có kiểu gen II thì thích hợp với các môn thể
thao dẻo dai, bền bỉ như trượt tuyết, chạy cự li trung bình…Tuy nhiên có phát triển thành
năng lực, phẩm chất, tài năng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường,
hoàn cảnh sống và sự giáo dục, tự giáo dục.
Ví dụ: Có những người sinh ra khiếm khuyết về thể chất (thầy Nguyễn Ngọc Ký bị liệt tay)
nhưng nhờ nghị lực và môi trường giáo dục tích cực, vẫn có thể phát triển nhân cách toàn
diện và trở thành tấm gương truyền cảm hứng.
Trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, chúng ta cần quan tâm đúng mức yếu tố di truyền,
bẩm sinh đó là những mầm mống, tư chất sinh học có vai trò tiền đề phát triển một số phẩm
chất, năng lực của nhân cách. Tất nhiên, nếu chúng ta quá coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóa, đánh
giá quá cao nhân tố di truyền sinh học thì sẽ phạm sai lầm khi phân tích, so sánh, đánh giá vị
trí, vai trò, tác động của môi trường, hoàn cảnh và của giáo dục đối với quá trình hình thành
và phát triển nhân cách.
* Ví dụ minh họa: Hans Eysenck (1919 – 1997, nhà tâm lí học người Anh) đã tiến hành
nghiên cứu nhằm so sánh trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Nghiên cứu cho thấy những
trẻ sinh đôi cùng trứng có nhân cách giống nhau nhiều hơn trẻ sinh đôi khác trứng, thậm chí
cả khi trẻ sinh đôi cùng trứng được nuôi dưỡng của bố mẹ khác và trong môi trường khác
biệt trong suốt giai đoạn thơ ấu. Nghiên cứu trẻ em được nhận làm con nuôi cho thấy các em
có nhân cách rất giống nhau và giống cả cha mẹ đã sinh ra chúng hơn là cha mẹ nuôi, mặc dù
các em không tiếp xúc với cha mẹ đẻ của mình.
* Kết luận sư phạm
- Trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục Ngữ văn, người giáo viên cần:
+ Nhận diện và phát huy những tiềm năng bẩm sinh của học sinh, đặc biệt là khả năng cảm
thụ, sáng tạo, biểu đạt cảm xúc.
+ Không tuyệt đối hóa vai trò của di truyền, vì nhân cách còn chịu ảnh hưởng lớn từ giáo dục
và môi trường sống.
+ Tạo môi trường học tập nhân văn, kích thích tư duy và cảm xúc, giúp học sinh phát triển
toàn diện nhân cách.

=>Di truyền là nền tảng, giáo dục mới là động lực phát triển nhân cách. Giáo viên ngữ văn
giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và định hình nhân cách học sinh thông
qua ngôn ngữ, văn hóa và cảm xúc.
2. Vai trò yếu tố môi trường đến sự phát triển nhân cách.
* Khái niệm sự phát triển nhân cách
Sự phát triện nhân cách là một quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh về thể chất và
tinh thần cả về lượng và chất, có tính đến đặc điểm của mỗi lứa tuổi. Sự phát triển nhân cách
thể hiện qua những dấu hiệu sau:
- Sự phát triển về mặt thể chất: đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự
hoàn thiện chức năng các giác quan, sự phối hợp các chức năng vận động của cơ thể.
- Sự phát triển về mặt tâm lí: thể hiện sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm,
tình cảm, nhu cầu, ý chí…
- Sự phát triển về mặt xã hội: thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mỗi quan hệ với
những người xung quang, ở tính tích cực nhận thức tham gia vào các hoạt động cải biến,
phát triển xã hội.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sư phát triển nhân cách: di truyền, bẩm sinh, giáo dục, hoạt động
cá nhân
Tục ngữ Việt Nam có câu “Gần mực thì đen - Gần đèn thì rạng”, “Ở bầu thì tròn - Ở
ống thì dài”. Nhà giáo dục Trung Hoa cổ đại Mạnh Tử cũng khẳng định “Nơi ở làm thay đổi
tính nết, việc ăn uống làm thay đổi cơ thể. Nơi ở quan trọng lắm thay”. Rõ ràng quan niệm
dân gian cũng như tư tưởng của nhiều nhà giáo dục từ xa xưa đã khẳng định “nơi ở” hiểu
theo nghĩa rộng là môi trường, hoàn cảnh có tác động hầu như quyết định đến việc hình
thành và phát triển nhân cách.
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiệu hữu ảnh hưởng lớn lao đến
đời sống và nhân cách con người. Môi trường bao quanh con người gồm môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên gồm khí hậu, đất nước, sinh thái và môi
trường xã hội, đó là các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa…
Hoàn cảnh được hiểu một yếu tố hoặc một môi trường nhỏ hợp thành của môi trường
lớn, môi trường nhỏ tác động trực tiếp, mạnh mẽ, quyết liệt trong một thời gian, không gian
nhất định tạo nên hướng hình thành và phát triển nhân cách.
* Vai trò của môi trường
Mỗi một người ngay từ khi sinh ra đã phải sống trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định,
có thể gặp thuận lợi hoặc khó khăn đối với quá trình phát triển thể chất, tinh thần của cá
nhân. Tuy nhiên chính nhờ môi trường xã hội loài người mà mỗi đứa trẻ mới hình thành phát
triển các nét nhân cách người.
Môi trường tự nhiên và xã hội với các điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, chuẩn mực đạo
đức… đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển động cơ, mục đích, quan
điểm tình cảm, nhu cầu hứng thú…chiều hướng phát triển của cá nhân. Thông qua hoạt động
và giao lưu trong môi trường mà cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm, giá trị xã hội loài
người, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách của mình.
Tác động của môi trường đối với sự phát triển của cá nhân vô cùng mạnh mẽ, phức tạp, có
thể cùng chiều hay ngược chiều, có thể tốt hoặc xấu, chủ yếu theo con đường tự phát. Tuy
nhiên mức độ ảnh hưởng của môi trường bị “khúc xạ” bởi yếu yếu tố giáo dục, bởi trình độ
nhận thức, niềm tin, quan điểm, ý chí, xu hướng và năng lực của cá nhân. Vì vậy C Mác đã
khẳng định: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong một mức độ con người lại sáng tạo ra
hoàn cảnh”

Môi trường gia đình:
Một học sinh được sống trong gia đình yêu thích văn chương, cha mẹ thường kể chuyện, đọc
sách, khuyến khích con đọc sách. Học sinh này sẽ phát triển niềm đam mê với văn học, hình
thành tình yêu tiếng Việt, có vốn từ phong phú, khả năng biểu đạt tốt hơn.
Môi trường nhà trường:
Trong giờ học Ngữ văn, giáo viên khơi gợi hứng thú bằng các hoạt động như phân vai kịch,
sáng tác thơ, tranh luận về tác phẩm. Điều này không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức,
mà còn rèn kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, và phát triển nhân cách thông qua việc cảm
nhận cái đẹp, cái thiện.
Như vậy trong sự tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường cần chú ý đến hai mặt của
vấn đề:
- Thứ nhất, tính chất tác động của môi trường, hoàn cảnh vào quá trình phát triển nhân cách
- Thứ hai là tính tích cực của nhân cách tác động vào môi trường, hoàn cảnh nhằm điều
chỉnh, cải tạo nó phục vụ nhu cầu, lợi ích của mình.
Có thể khẳng định ảnh hưởng to lớn của yếu tố môi trường đến quá trình hình thành và
phát triển nhân cách. Tuy nhiên nếu tuyệt đối hóa vai trò của môi trường là phủ nhận vai trò
ý thức, sáng tạo của chủ thể, đó là sai lầm về nhận thức luận. Ngược lại, việc hạ thấp hoặc
phủ nhận vai trò của yếu tố môi trường cũng phạm sai lầm của thuyết “Giáo dục vạn năng”.
Do đó phải đặt quá trình giáo dục, quá trình hình thành và phát triển nhân cách trong mối
quan hệ tương tác giữa các yếu tố để có thể đánh giá đúng đắn.
* Ví dụ minh họa: Một đứa trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ
khác một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương Đông
đậm nét. Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và cũng có thể năng
động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín đáo hơn.
HOẶC NHƯ: Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được
chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó
nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi
bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh.
* Kết luận sư phạm:
- Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách của học sinh. Đặc
biệt trong giảng dạy Ngữ văn, giáo viên cần:
+ Xây dựng môi trường học tập tích cực, sáng tạo, khơi dậy tình yêu văn học.
+ Kết hợp giáo dục tri thức với giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng.
+ Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, giao lưu văn hóa, phát triển cảm xúc thẩm mỹ, nhân
cách và đạo đức.
=>Giáo viên Ngữ văn không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người định hướng
giá trị, nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp nhân cách học sinh.
3. Vai trò của yếu tố giáo dục đến sự phát triển nhân cách.
* Khái niệm sự phát triển nhân cách
Sự phát triện nhân cách là một quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh về thể chất và
tinh thần cả về lượng và chất, có tính đến đặc điểm của mỗi lứa tuổi. Sự phát triển nhân cách
thể hiện qua những dấu hiệu sau:
- Sự phát triển về mặt thể chất: đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự
hoàn thiện chức năng các giác quan, sự phối hợp các chức năng vận động của cơ thể.
- Sự phát triển về mặt tâm lí: thể hiện sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm,
tình cảm, nhu cầu, ý chí…