YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Khí hậu kiến trúc: Chương 1
554
lượt xem 71
download
lượt xem 71
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Khí hậu kiến trúc - Chương 1: Khí hậu kiến trúc trình bày về nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, gió, bão, mưa, các nhân tố ảnh hưởng khí hậu Việt Nam, vĩ độ địa lý, địa hình, thiên văn, hoàn lưu gió mưa; phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Khí hậu kiến trúc: Chương 1
- 1.2. Nhiệt độ không khí BXMT chiếu xuống và đốt nóng bề mặt TĐ, sau đó mặt đất lại trao đổi nhiệt với không khí bao bọc xung quanh nó. Vì vậy, nhiệt độ không khí ở mỗi vùng phụ thuộc vào ba nhân tố chính: Chế độ mặt trời Trạng thái và địa hình của mặt đất Hoàn lưu khí quyển. 04-May-14 1
- 1.2. Nhiệt độ không khí Đặc điểm chung của bề mặt trái đất là hấp thụ nhiệt của BXMT, nóng lên rất nhanh, đồng thời khi đêm xuống tản nhiệt nguội lạnh rất mau. Ban ngày mặt đất bức xạ nhiệt đốt nóng không khí, ngược lại ban đêm bức xạ lạnh làm mát không khí. Giải thích lý do tại sao phủ xanh mặt đất có tác dụng cải thiện khí hậu? 04-May-14 2
- 1.2. Nhiệt độ không khí Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất biến thiên mỗi ngày là một chu kỳ cho nên nhiệt độ cũng biến thiên từng giờ trong ngày. Tuy nhiên, mặt đất, nước và không khí có tính ổn định nhiệt cho nên thời điểm xuất hiện cực trị của nhiệt độ chậm hơn so với thời điểm xuất hiện cực trị của bức xạ mặt trời. Ở nước ta thường thấy tmax xuất hiện khoảng 14-15 giờ, tmin xuất hiện khoảng gần sáng (4-5 giờ). 04-May-14 3
- 1.2. Nhiệt độ không khí Có thể thừa nhận trong mỗi mùa thời tiết, nhiệt độ không khí là đại lượng dao động điều hòa, chu kỳ ngày đêm 24 giờ. 04-May-14 4
- 1.2. Nhiệt độ không khí Có thể thừa nhận trong mỗi mùa thời tiết, nhiệt độ không khí là đại lượng dao động điều hòa, chu kỳ ngày đêm 24 giờ. Kiến trúc quan tâm tới 4 trị số sau của nhiệt độ không khí: Trị số cực đại tmax và tmin , 0C; Trị số trung bình ttb ,0C; Thời điểm xuất hiện tmax, tmin. Biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm (mùa và năm): At = tmax – ttb = ttb – tmin. 04-May-14 5
- 1.2. Nhiệt độ không khí Giá trị của At ngày đêm càng lớn khí hậu càng khắc nghiệt, con người càng dễ mệt mỏi, vật liệu, kết cấu càng mau hư hỏng. Giá trị của At mùa, At năm càng lớn khí hậu mùa càng tương phản sâu sắc. Giải pháp kiến trúc phải đồng thời chống nóng và chống lạnh. 04-May-14 6
- 1.2. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ khô (tk): nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế thủy ngân thông thường và bầu thủy ngân của nhiệt kế để khô (không nhúng nước) và được gọi là nhiệt độ khô của không khí. Nhiệt độ ướt (tư): nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế thủy ngân với bầu thủy ngân của nhiệt kế bọc vải ướt và được gọi là nhiệt độ ướt của không khí. Sự chênh lệnh giữa nhiệt độ khô và nhiệt độ ướt phụ thuộc vào tốc độ gió (v) và độ ẩm tương đối (φ) của không khí. Nếu giữ tốc độ gió (v) không đổi thì Δt = tk – tư chỉ phụ thuộc vào độ ẩm (φ). Do đó người ta tiến hành đo tk và tư để xác định độ ẩm (φ) của không khí. Nhiệt độ điểm sương (ts): là nhiệt độ của trạng thái không khí ở trạng thái bão hòa hơi nước (φ=100%). 04-May-14 7
- 1.2. Nhiệt độ không khí Nhiêt kế khô Nhiệt kế ướt 04-May-14 8
- 1.3. Độ ẩm không khí Không khí mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày là không khí ẩm. Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng môi trường, tới cảm giác nhiệt của con người. Thiếu thông thoáng và thiếu nắng dẫn tới sự ngưng đọng hơi ẩm theo đó xuất hiện nấm mốc, rêu phong, côn trùng phát triển, v.v... Ngược lại, không khí bị mất ẩm dưới tác dụng của bức xạ mặt trời sẽ trở nên khô nóng làm cho môi sinh xấu đi. 04-May-14 9
- 1.3. Độ ẩm không khí Lượng hơi nước trong không khí ẩm đặc trưng bằng hai đại lượng : Độ ẩm tuyệt đối f (g/m3 hoặc kg/m3): là lượng hơi nước tính bằng gam hay kg chứa trong một m3 không khí ẩm. Độ ẩm tương đối φ (%): ở nhiệt độ xác định, không khí có thể chứa được lượng hơi nước tối đa F (g/m3), f là lượng hơi ẩm thực có trong không khí ở nhiệt độ đó: f * 100% F 10
- 1.3. Độ ẩm không khí Quan hệ tương nghịch giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí. Giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí có quan hệ tương nghịch nhau. Ở nhiệt độ xác định khả năng chứa hơi ẩm tối đa cũng xác định. Nhiệt độ tăng khả năng chứa hơi ẩm tối đa tăng và ngược lại. Một không gian đoạn ẩm, nhiệt độ không khí là t0C, khả năng chứa hơi ẩm tối đa là F g/m3, lượng ẩm thực tế là f, g/m3. Độ ẩm tương đối φ bằng: f *100% F 11
- 1.3. Độ ẩm không khí Quan hệ tương nghịch giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí. Nếu tăng nhiệt độ từ t lên t1 0C, khả năng chứa hơi ẩm tối đa tăng từ F lên F1. Khi đó độ ẩm tương đối φ1 bằng: f f 1 * 100% * 100% F1 F Không khí trở nên khô hơn. 12
- 1.3. Độ ẩm không khí Quan hệ tương nghịch giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngược lại, nếu hạ nhiệt độ từ t xuống t2 0C, khả năng chứa hơi ẩm tối đa giảm từ F xuống F2. Khi đó độ ẩm tương đối φ2 bằng: f f 2 * 100% * 100% F2 F Không khí trở nên ẩm ướt hơn. 13
- 1.3. Độ ẩm không khí Quan hệ tương nghịch giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ cho tới khi khả năng chứa hơi ẩm tối đa, không khí sẽ bão hòa hơi nước. Nhiệt độ ở trạng thái này gọi là nhiệt độ điểm sương. 14
- 1.3. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí thay đổi từng giờ trong ngày (cực đại lúc sáng sớm, cực tiểu lúc 15 – 14 giờ) và từng tháng trong năm. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc chế độ gió mùa, nguồn gốc của gió và quá trình biến tính của gió trên đường di chuyển. Gió đi dài ngày trên mặt nước sẽ ẩm ướt, gió đi dài ngày trên lục địa sẽ khô nóng hơn. Ngoài ra, độ ẩm không khí còn thay đổi theo địa hình. Ở địa hình cao, do tác dụng Fơn, không khí bị mất hơi ẩm ở mặt đón gió, nên khi tràn sang phía khuất gió, không khí trở nên khô nóng. 15
- 1.4. Gió Gió là sự di chuyển không khí từ vùng cao áp đến vùng thấp áp. Thực chất là sự chuyển động không khí để lập lại sự cân bằng mới về áp suất. Có hai nguyên nhân gây chênh lệch áp suất. Nhiệt lực: là do chênh lệch nhiệt độ dẫn đến chênh lệch áp suất. Giữa hai vùng chênh lệch nhiệt độ sẽ xuất hiện gió. Động lực: là do sự phân bố khí động trên mặt đón gió và trên mặt khuất gió tạo nên vùng áp suất dương (gió đẩy tới) và vùng áp suất âm (hút gió) hoặc do sự đụng đầu của hai dòng không khí đối lập về hướng tạo động lực thăng giáng. 16
- 1.4. Gió Ba đặc trưng cơ bản của gió: 1. Hướng gió 2. Vận tốc gió 3. Tần suất gió trên các hướng Tần suất gió trên một hướng nào đó = Số lần xuất hiện gió trên hướng đó / toàn bộ số lần đo trên các hướng * 100%. a. Hoa gió: Tập hợp ba đặc trưng cơ bản của gió tạo thành hoa gió. 17
- 1.4. Gió Cấu tạo hoa gió gồm : Trên cơ sở bốn hướng chính (Đông Tây Nam Bắc) chia thành 8 hay 16 hướng phụ. Một vòng tròn ở giữa trong đó ghi tần suất lặng gió và các cánh theo các hướng. Độ dài mỗi cánh biểu thị tần suất gió trên hướng đó (thường lấy độ dài 1mm = tần suất 2%). Ở cuối mỗi cánh vẽ một số đuôi biểu thị tốc độ gió, 1 đuôi =1m/s. Trên cánh dài nhất của hoa gió (biểu thị hướng gió chủ đạo) ghi giá trị tần suất gió trên hướng đó. 18
- 1.4. Gió a. Hoa gió: THỰC TẾ CÓ NHIỀU CÁCH BiỂU DiỄN HOA GIÓ 19
- 1.4. Gió a. Hoa gió: 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn