Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 2)
lượt xem 5
download
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 2) nối tiếp phần 1 tiếp tục tìm hiểu khái quát về chọn mẫu kiểm toán; các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán; kỹ thuật phân tầng trong chọn mẫu kiểm toán; chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 2)
- BÀI 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KIỂM TOÁN (Phần 2) TS. Đinh Thế Hùng – ThS. Lê Quang Dũng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105212 1
- 3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN 3.1. Khái quát về chọn mẫu kiểm toán 3.2. Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán 3.3. Kỹ thuật phân tầng trong chọn mẫu kiểm toán 3.4. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ v1.0015105212 2
- 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỌN MẪU KIỂM TOÁN • Chọn mẫu kiểm toán là việc lựa chọn một số phần tử (gọi là mẫu) từ một tập hợp các phần tử (gọi là tổng thể) và dùng các đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán về đặc trưng của toàn bộ tổng thể. • Yêu cầu cơ bản của chọn mẫu: Mẫu được chọn phải là mẫu đại diện mang đầy đủ các đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn ra. • Các loại rủi ro trong chọn mẫu kiểm toán: Rủi ro do chọn mẫu là khả năng mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên mẫu sai lệch so với kết luận mà kiểm toán viên cũng sử dụng thử nghiệm tương tự áp dụng đối với toàn bộ tổng thể. Rủi ro không do chọn mẫu là khả năng kiểm toán viên đưa ra những kết luận sai lầm không phải do lỗi chọn mẫu mà do các yếu tố không liên quan trực tiếp đến việc chọn mẫu. v1.0015105212 3
- 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỌN MẪU KIỂM TOÁN (tiếp theo) • Các loại chọn mẫu kiểm toán: Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ Theo hình thức biểu hiện Chọn mẫu theo đơn vị hiện vật Chọn mẫu xác suất Theo cách thức thực hiện Chọn mẫu phi xác suất v1.0015105212 4
- 3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 3.2.1. Chọn mẫu xác suất theo đơn vị hiện vật 3.2.2. Chọn mẫu phi xác suất v1.0015105212 5
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT • Khái niệm: Chọn mẫu xác suất là cách chọn khách quan theo phương pháp xác định, bảo đảm cho mọi phần tử cấu thành tổng thể đều có khả năng như nhau trong việc hình thành mẫu chọn. • Chọn mẫu xác suất có các loại hình cụ thể: Chọn mẫu xác suất theo bảng số ngẫu nhiên. Chọn mẫu xác suất theo chương trình vi tính. Chọn mẫu xác suất theo khoảng cách. Chọn mẫu xác suất theo bảng số ngẫu nhiên • Bảng số ngẫu nhiên là bảng kê các con số độc lập được xếp ngẫu nhiên phục vụ cho chọn mẫu. (Xem cụ thể tại trang 155 – 156 Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Chủ biên GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008). • Bảng số ngẫu nhiên bao gồm 105.000 số ngẫu nhiên do Hội đồng Thương mại Liên quốc gia ban hành. • Các con số ngẫu nhiên đều là các số có 5 chữ số và được xếp theo hình bàn cờ. v1.0015105212 6
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) Chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên • Bước 1: Định dạng phần tử hay định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống các con số duy nhất. • Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các phần tử đã định dạng với số ngẫu nhiên trong bảng số ngẫu nhiên. Trường hợp 1: Số chữ số của các phần tử đã định dạng bằng 5 chữ số thì lấy nguyên số ngẫu nhiên trong bảng. Trường hợp 2: Số chữ số của phần tử đã định dạng nhỏ hơn 5 chữ số. Có 4 chữ số (4/5): có 2 cách chọn. Có 3 chữ số (3/5): có 3 cách chọn. Có 2 chữ số (2/5): có 4 cách chọn. Trường hợp 3: Số chữ số lớn hơn 5 chữ số thì sẽ lấy sang cột bên cạnh các chữ số để có số ngẫu nhiên phù hợp. v1.0015105212 7
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) Chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên • Bước 3: Xác định lộ trình sử dụng bảng số ngẫu nhiên (Chọn theo 2 hướng). • Chọn theo chiều dọc: Chọn từ trên xuống dưới. Chọn từ dưới lên trên. • Chọn theo chiều ngang: Chọn từ phải qua trái Chọn từ trái qua phải. • Bước 4: Xác định điểm xuất phát: Điểm xuất phát phải được xác định ngẫu nhiên. v1.0015105212 8
- BẢNG SỐ NGẪU NHIÊN v1.0015105212 9
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) Ví dụ chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên: Chọn 5 Phiếu chi từ tập hợp các Phiếu chi có số hiệu từ 2564 đến 6839 theo cách chọn mẫu sử dụng bảng số ngẫu nhiên, với điểm xuất phát là Dòng 1 Cột 3. Bài giải: • Bước 1: Định dạng các phần tử: (2564 – 6839). Do yêu cầu chỉ lựa chọn các Phiếu chi có số hiệu từ 2564 đến 6839 nên các Phiếu chi có số hiệu nhỏ hơn 2564 và Phiếu chi số hiệu lớn hơn 6839 sẽ bị loại, không được lựa chọn. • Bước 2: Xác định mối quan hệ: Quan hệ 4/5. Do số hiệu của các phiếu chi chỉ có 4 chữ số nhưng số ngẫu nhiên trên Bảng số ngẫu nhiên có 5 chữ số nên có 2 cách lựa chọn là chọn 4 chữ số đầu tiên hoặc 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên. Giả sử chọn 4 chữ số đầu của số ngẫu nhiên trên bảng số. v1.0015105212 10
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) Ví dụ chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên: Chọn 5 Phiếu chi từ tập hợp các Phiếu chi có số hiệu từ 2564 đến 6839 theo cách chọn mẫu sử dụng bảng số ngẫu nhiên, với điểm xuất phát là Dòng 1 Cột 3. Bài giải: • Bước 3: Xác định lộ trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên: Cần phải chọn cách di chuyển theo cả 2 hướng của Bảng số là theo cột và theo hàng. Giả sử bài này lựa chọn theo hướng sau: Di chuyển theo cột: Đi theo chiều từ trên xuống dưới. Di chuyển theo hàng: Đi theo chiều từ trái qua phải. • Bước 4: Xác định điểm xuất phát: Theo đề bài cho điểm xuất phát là Dòng 1, cột - tại điểm đó có số ngẫu nhiên là: 01536. Theo quy định trong bước 2 là lấy 4 chữ số đầu của số ngẫu nhiên do đó số ngẫu nhiên bắt đầu được sử dụng để lựa chọn là: 0153. v1.0015105212 11
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) • Kết quả chọn mẫu theo bảng Số ngẫu nhiên (2564 – 6839) Số ngẫu nhiên đầu tiên được dùng để lựa chọn là 0153 không nằm trong khoảng từ (2564 – 6839) theo quy định tại bước 1 do đó bị Loại. Sau đó sẽ di chuyển xuống dòng 2, cột 3 sẽ lựa chọn được số 2559 và cũng không nằm trong khoảng từ (2564 – 6839) nên cũng bị Loại Tương tự như vậy đến dòng 7, cột 3 lựa chọn được số 5642 và số này nằm trong khoảng từ (2564 – 6839) nên được Chọn hay Phiếu chi số 5642 sẽ được rút ra để kiểm tra. Với cách chọn như trên, tại dòng 9, dòng 10, dòng 12 và dòng 13 của cột 3, sẽ chọn được các số 6366, 5334, 4823, 5263 cũng nằm trong khoảng từ (2564 – 6839) và các Phiếu chi có số hiệu tương ứng sẽ được lựa chọn rút ra để kiểm tra. v1.0015105212 12
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) Chọn mẫu theo hệ thống • Khái niệm: Chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống là quá trình chọn máy móc theo khoảng cách được xác định trên cơ sở kích cỡ của quần thể và số lượng mẫu cần chọn. • Các bước tiến hành lấy mẫu: Bước 1: Xác định quy mô tổng thể (N). Nếu là dãy số liên tục thì quy mô tổng thể được xác định như sau: N = (Phần tử cuối – Phần tử đầu) + 1 Bước 2: Xác định quy mô mẫu (M). M = Số lượng mẫu cần chọn Bước 3: Xác định khoảng cách cố định (K). K= N/M Bước 4: Xác định điểm xuất phát (M1). Mi = M(i –1) + K hoặc Mi = M1 + (i – 1) × K v1.0015105212 13
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) Ví dụ chọn mẫu theo khoảng cách: Chọn 5 Phiếu chi từ tập hợp các Phiếu chi có số hiệu từ 2564 đến 6839 theo cách chọn mẫu hệ thống, với điểm xuất phát là M1= 2800. Bài giải: • Bước 1: Xác định quy mô tổng thể Đây là một dãy liên tục các Phiếu chi do đó quy mô tổng thể được xác định như sau: N = (6839 – 2564) + 1= 4276 • Bước 2: Xác định kích cỡ mẫu: Theo yêu cầu đề bài cần phải chọn 5 Phiếu chi do đó M = 5. v1.0015105212 14
- 3.2.1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT (tiếp theo) Ví dụ chọn mẫu theo khoảng cách: Chọn 5 Phiếu chi từ tập hợp các Phiếu chi có số hiệu từ 2564 đến 6839 theo cách chọn mẫu hệ thống, với điểm xuất phát là M1= 2800. Bài giải: • Bước 3: Xác định khoảng cách cố định. K = 4276/ 5 = 855,2 Tuy nhiên không có Phiếu chi số 855,2 do đó sẽ lựa chọn số nguyên là 855. • Bước 4: Xác định điểm xuất phát. M1= 2800 (đã cho trong đề bài) Phần tử thứ 2 được xác định theo công thức: M2 = M1 + (2 – 1) × K M2 = 2800 + (2 – 1) × 855 = 3655 Hoặc M2 = M1 + K M2 = 2800 + 855 = 3655 Tương tự: M3 = 2800 + (3 – 1) × 855 = 4510 = 3655 + 855 = 4510 M4 = 5365 M5 = 6220 v1.0015105212 15
- 3.2.2. CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT • Khái niệm: Chọn mẫu phi xác suất là cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách quan. • Trong chọn mẫu phi xác suất gồm: Chọn mẫu theo khối. Chọn mẫu theo nhận định. v1.0015105212 16
- 3.2.2. CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT (tiếp theo) Chọn mẫu theo khối • Khái niệm: Chọn mẫu theo khối là việc chọn một tập hợp các mẫu liên tục trong một dãy nhất định. • Nguyên tắc: Khi phần tử đầu tiên trong khối đã được chọn thì phần còn lại cũng được chọn tất yếu. • Ví dụ: Chọn 10 phiếu thu bắt đầu từ số 3472 – 3472 – 3481. Chọn mẫu theo nhận định • Khái niệm: Chọn mẫu theo nhận định là việc chọn mẫu hoàn toàn dựa trên những xét đoán chủ quan của nhà nghề. • Trong nhiều trường hợp, khi có kích cỡ mẫu nhỏ hoặc có tính huống không bình thường... chọn mẫu theo nhận định sẽ tạo cơ hội tốt cho sự xuất hiện của những mẫu đại diện. • Điều kiện tiến hành: Kiểm toán viên phải nắm được đặc điểm cơ bản của khách thể kiểm toán và ấn định được mẫu đại diện trước khi chọn mẫu. v1.0015105212 17
- 3.3. KỸ THUẬT PHÂN TẦNG TRONG CHỌN MẪU KIỂM TOÁN • Khái niệm Phân tầng là kỹ thuật phân chia một tổng thể thành nhiều nhóm nhỏ hơn mà các đơn vị trong cùng một nhóm có đặc tính khá tương đồng với nhau. • Mục đích Việc phân tầng sẽ làm giảm sự khác biệt trong cùng một tầng và giúp kiểm toán viên tập trung vào những bộ phận chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. • Bảng phân tầng các khoản phải thu: Tầng Qui mô Cấu tạo của tầng Chọn mẫu 1 22 Các khoản phải thu có giá trị > 5.000 USD Kiểm tra 100% 2 121 Tất cả các khoản có giá trị từ 1.000 đến Dựa trên BSNN 5.000 USD 3 85 Tât cả các khoản có giá trị < 1.000 USD Chọn hệ thống 4 14 Các khoản có số dư có Kiểm tra 100% v1.0015105212 18
- 3.4. CHỌN MẪU THEO ĐƠN VỊ TIỀN TỆ 3.4.1. Đặc trưng 3.4.2. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ sử dụng bảng số ngẫu nhiên 3.4.3. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ theo phương pháp hệ thống 3.4.4. Ví dụ v1.0015105212 19
- 3.4.1. ĐẶC TRƯNG • Đơn vị mẫu được chuyển hoá từ đơn vị hiện vật sang đơn vị tiền tệ. • Mỗi đơn vị tiền tệ trở thành một phần tử của tập hợp. • Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng sử dụng các kỹ thuật chọn mẫu phổ biến. • Tổng thể sẽ là số tiền luỹ kế của đối tượng kiểm toán. • Trọng tâm kiểm toán thường rơi vào các đơn vị có giá trị lớn. • Kích cỡ mẫu thường lớn hơn so với đơn vị hiện vật. v1.0015105212 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Giới thiệu môn học - Vũ Hữu Đức, Phạm Minh Vương
9 p | 202 | 42
-
Tập bài giảng Kiểm toán căn bản
211 p | 62 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Phạm Thanh Thủy
38 p | 68 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
33 p | 55 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
20 p | 83 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Phạm Thanh Thủy
27 p | 53 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
27 p | 56 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 39 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 5 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
28 p | 13 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
22 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Chinh Lam
75 p | 27 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
25 p | 51 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
32 p | 9 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
45 p | 80 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - TS. Phí Thị Kiều Anh
71 p | 8 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán
21 p | 85 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Đoàn Thanh Nga
38 p | 42 | 2
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
42 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn