Bài giảng Kỹ năng thu thập, xử lý, trình bày thông tin của Lê Trọng Duận cung cấp cho các bạn những kiến thức về khái niệm và phân loại thông tin; tiêu chí để thu thập thông tin; nguồn để thu thập thông tin; nguồn cung cấp thông tin; tiêu chí để xử lý thông tin; phân tích thông tin; trình bày thông tin.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng thu thập, xử lý, trình bày thông tin - Lê Trọng Duận
- KỸ NĂNG THU THẬP,
XỬ LÝ, TRÌNH BÀY
THÔNG TIN
Lê Trọng Duận
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH
và HĐND tỉnh Quảng Bình
- Nội dung giới thiệu
Khái niệm và phân loại thông tin
I. Các tiêu chí để thu thập thông tin
II. Các nguồn để thu thập thông tin
III. Các Nguồn cung cấp thông tin
IV. Các tiêu chí để xử lý thôn tin
V. Phân tích thông tin
VI. Trình bày thông tin
- Câu hỏi tình huống
Là người được giao nhiệm vụ trực cơ quan
vào ngày nghỉ cuối tuần, nhận được thông tin
qua điện thoại: Đoàn công tác tỉnh A sẽ đến
thăm và làm việc với Ban Kinh tế và ngân
sách ngay chiều hôm đó. Anh (chị) cho biết
việc xử lý thông tin trên?
- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TT
Thông tin là những dữ liệu có ý nghĩa, được
sử dụng để biểu thị những vấn đề cụ thể,
giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin có thể
đưa ra những quyết định nhằm đạt mục đích
mong muốn
- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TT
Có nhiều cách phân loại theo yêu cầu của việc phân
tích, sử dụng thông tin. Như:
- Theo nội dung (theo các lĩnh vực đời sống xã hội);
- Theo phương thức phản ánh của vật mang tin;
- Theo tính chất của thông tin;
- Theo mức độ phổ biến;
- Theo yêu cầu;
- Theo chức năng...
Thông tin là khái niệm rộng; phân loại thông tin cũng
rất đa dạng; với chuyên đề này cần tập trung làm rõ
những nội dung cơ bản liên quan.
- CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ THU THẬP TT
1. Xác định mục đích việc thu thập thông tin
2. Thông tin phải liên quan
3. Thông tin phải chính xác, bảo đảm độ tin cậy
4. Thông tin phải đầy đủ
Các tiêu chí trên thể hiện quan hệ giữa người,
nguồn cung cấp thông tin với trách nhiệm người,
cơ quan xử lý thông tin. Các tiêu chí vừa thể hiện
yêu cầu cao tính khoa học, khách quan nhưng
cũng mang cả yêu cầu tính nghệ thuật, khôn khéo
trong thu thập thông tin.
- CÁC NGUỒN ĐỂ THU THẬP TT
1. Đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng
2. Pháp luật, chính sách của Nhà nước
3. Từ báo chí, các tài liệu, văn bản hướng dẫn
4. Từ đời sống xã hội, dư luận xã hội
Nguồn để thu thập thông tin là nhiều, phong phú, đa dạng,
toàn diện. Người thu thập phải biết tuân thủ, phát huy nguồn
thông tin có tính định hướng, tính pháp lý; vừa coi trọng, quan
tâm đến báo chí, tài liệu, quan tâm đến đời sống xã hội, dự
luận xã hội... và biết vận dụng, sử dụng đúng. Và quan trọng
hơn phải biết xây dựng, làm giàu kho dữ liệu, tài liệu phục vụ
công việc, "nghiệp" của bản thân "Mắt trông - Tai nghe -
Chân đi - Tay ghi - Miệng nói - Óc tư duy".
- CÁC NGUỒN CUNG CẤP TT
1. Từ các cơ quan nhà nước
- Từ cơ quan cấp trên về
- Từ UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh;
UBMTTQVN tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh.
- Từ HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện
2. Từ các tổ chức, đơn vị liên quan
3. Từ trong nội bộ cơ quan
4. Từ nhân dân, công dân, cử tri
- CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XỬ LÝ TT
Việc xử lý thông tin cần gắn với tiêu chí bảo
đảm việc xử lý đúng mục đích, khoa học, phù
hợp. Căn cứ vào mục đích thông tin, số lượng
nguồn tin thu thập được để xử lý thành nguồn
tin hữu ích.
Theo nội dung, chủ đề cần giải quyết
Theo mức độ, tính chất của công việc
Theo phạm vi cần giải quyết
Theo đối tượng được đề cập
- PHÂN TÍCH THÔNG TIN
Một số yêu cầu cần làm gắn với phân tích thông tin
1. Lập biểu bảng so sánh số liệu
2. Đối chiếu các quy định của pháp luật
3. Rút ra kết luận: đúng, sai
4. Bổ sung chứng cứ để chứng minh cho kết luận
Cả 4 yêu cầu được thực hiện đồng bộ, với mục đích
thông tin khi được sử dụng phải bảo đảm chính xác,
đảm bảo độ tin cậy.
- PHÂN TÍCH THÔNG TIN
Để thực sự đảm bảo là thông tin tin cậy cần
kiểm tra theo một số thông số:
- Kiểm tra tác giả của nguồn tin;
- Kiểm tra tính đầy đủ của nguồn tin;
- Kiểm tra tính cập nhật của nguồn tin.
- TRÌNH BÀY THÔNG TIN
Có 2 hình thức cơ bản
1. Trình bày bằng lời (trực tiếp, qua điện thoại…)
Yêu cầu: trình bày gọn rõ, đi thẳng nội dung cần đạt
được.
Ưu điểm: nhanh, kịp thời, cụ thể
Nhược điểm: không giữ được nội dung thông tin
2. Trình bày bằng văn bản
- Văn bản thông thường: được sử dụng nhiều nhất là
công văn và báo cáo.
- Văn bản quy phạm pháp luật: Liên quan trực tiếp với
cán bộ Văn phòng là các nghị quyết của HĐND.
- TRÌNH BÀY THÔNG TIN
Suy cho cùng việc thu thập, phân tích, xử lý cuối
cùng là để đi đến trình bày thông tin.
Kỹ năng trình bày thông tin gắn với yêu cầu khả
năng chọn hình thức trình bày phù hợp; chọn và
khẳng định hình thức văn bản đúng; xây dựng một
văn bản đúng thể thức; và quan trọng hơn là chất
lượng, nội dung văn bản được đánh giá bởi giá trị,
chất lượng thông tin đưa đến cho đối tượng thực
hiện.
Kỹ năng trình bày thông tin tốt, có chất lượng gắn
với yêu cầu cán bộ Văn phòng nói hay, viết tốt; phải
rèn luyện không ngừng để có được những phẩm
chất, năng lực đó.
- KẾT LUẬN
Kỹ năng thu thập, xử lý, trình bày thông tin luôn
được đặt ra, là yêu cầu cần có, phải có; là yêu cầu
mang tính nghiệp vụ cho cán bộ Văn phòng nói
chung, cán bộ tham mưu, giúp việc nói riêng.
Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực
công tác của bản thân, đòi hỏi phải giàu vốn sống,
vốn hiểu biết, khả năng nắm bắt, xử lý thông tin,
phải nắm, hiểu được tổng thể chung các mặt của
đời sống kinh tế - xã hội diễn ra ở địa phương mình.
- XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!