intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 4 - ThS. Võ Ngọc Thám

Chia sẻ: Nguyen Khanh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:43

309
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 4 trình bày cơ sở khoa học để xây dựng quy trình cho cá đẻ nhân tạo, nguyên lý cơ bản về quá trình sinh sản của cá trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo, quy trình cho cá đẻ nhân tạo, kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo một số loài cá nuôi chủ yếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 4 - ThS. Võ Ngọc Thám

  1. Chương 4: KỸ THUẬT CHO CÁ ĐẺ NHÂN TẠO I. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO CÁ ĐẺ NHÂN TẠO II. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ QUÁ TRÌNH SINH SẢN CỦA CÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO III. QUY TRÌNH CHO CÁ ĐẺ NHÂN TẠO IV. KỸ THUẬT CHO ĐẺ NHÂN TẠO MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI CHỦ YẾU Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 1
  2. I. Cơ sở khoa học để xây dựng quy trình cho cá đẻ nhân tạo • Cơ sở khoa học để xây dựng quy trình cho cá đẻ nhân tạo? • 1. Dựa vào đặc điểm sinh học sinh sản của cá. • 2. Dựa vào điều kiện khí hậu và thời tiết của từng vùng. • 3. Dựa vào cơ sở vật chất và khả năng kỹ thuật của cơ sở sản xuất Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 2
  3. II. Nguyên lý cơ bản về quá trình sinh sản của cá trong điều kiện tự nhiên và nhân tạo 1. Nguyên lý cơ bản về quá trình sinh sản của cá trong điều kiện tự nhiên • Cơ thể cá luôn có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi trường bên ngoài. • Quá trình sinh trưởng và phát dục sinh dục của cá chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố bên trong (sinh lý) và ngoài (sinh thái) cơ thể. • Tác động vào quá trình sinh sản của cá do 2 nhóm yếu tố: yếu tố sinh thái & yếu tố sinh lý. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 3
  4. Sơ đồ biểu diễn Nguyên lý cơ bản về quá trình sinh sản của cá trong điều kiện tự nhiên Các yếu tố sinh thái Các cơ quan ngoại cảm Trung khu thần kinh (Hypothalamus) Tuyến yên (Hypophysis) Tuyến sinh dục Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 4
  5. 2. Nguyên lý cơ bản của quá trình sinh sản của cá trong điều kiện sinh sản nhân tạo • Sơ đồ biểu diễn NLCB của quá trình sinh sản trong điều kiện nhân tao Các yếu tố Các cơ quan Trung khu thần kinh sinh thái ngoại cảm (Hypothalamus) Kích dục tố Hệ tuần hoàn Tuyến yên (Hypophysis) Tuyến sinh dục Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 5 Đẻ trứng
  6. III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO CÁ ĐẺ NHÂN TẠO 1. Quy trình cho cá đẻ nhân tạo chung Quy trình bao gồm những khâu kỹ thuật nào? 1.1 Chuẩn bị công trình và thiết bị cho cá đẻ 1.2 KT tuyển chọn cá bố mẹ cho đẻ 1.3 KT kích thích cho cá đẻ 1.4 KT cho cá đẻ 1.5 KT ấp nở trứng cá Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 6
  7. 1.1 Công trình và thiết bị cho cá đẻ Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 7
  8. 1.2 KT tuyển chọn cá bố mẹ cho đẻ 1.2.1 Tuyển chọn cá cái: Kéo cá bố mẹ - Dựa vào ngoại hình - Dựa vào mức độ thành thục của buồng trứng - Dựa vào quy trình nuôi vỗ 1.2.2 Tuyển chọn cá đực - Dựa vào ngoại hình - Dựa vào mức độ thành thục của buồng sẹ - Dựa vào quy trình nuôi vỗ Phân biệt đực cá Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 8
  9. ** Phương pháp lấy trứng để kiểm tra và đánh giá ngoại Bắt cá hình. Băng ca chứa cá Que thăm trứng : Dạng ống bằng nhựa, kim loại. Chiều Lấy dài thực 2-3 cm, dài tổng 25- trứng 30cm, đường kính 1- 2mm. Thành ống 0.1mm đầu tròn trơn, cách đầu 1.5-3mm khoát một lỗ dài 0.8-2cm lấy khoảng 20-30trứng/lần. Xem trứng Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 9
  10. 1.3 KT kích thích cho cá đẻ nhân tạo Có bao nhiêu phương pháp Lấy trứng kích thích cho cá đẻ trong sinh sản nhân tạo cá? • Phương pháp kích thích cho cá đẻ: có 3 phương pháp - Kích thích bằng các yếu tố sinh thái - Kích thích bằng các loại Đấnh số kích dục tố - Kết hợp kích thích bằng các yếu tố sinh thái với kích dục tố Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 10
  11. 1.3.1 Kích dục tố và cách sử dụng • Các loại kích dục tố và phương pháp sử dụng trong sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi? * Não thùy thể (Pituitary Gland) * HCG (Human Chorionic Gonadotropin) * LRHa (GnRHa) + Domperidone (chất kháng Dompamin) * PMSG (Pregnant Mare’s Serum Gonadotropine) * Ovaprim (20µg SGNRHA + 10 µg Domperidom + 1 ml ethylen glycol) * Các hormone: Progesteron; 17α Hydroxyprogesteron; 17α – Hydroxy-20β dihydroxyprogesteron; Methyltestosteron… Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 11
  12. 1.Não thùy thể Phát hiện và thể nghiệm kích thích cho cá đẻ từ 1936 Yêu cầu cá: sống; thành thục; chưa sinh sản Loài cá để lấy não: Mè trắng, chép, trắm cỏ… Thu thập: 2 phương pháp cơ bản: Thu thập bằng phương pháp mổ hoặc khoan xương đầu của cá Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 12
  13. Bảo quản ướt Xử lý trong cồn ethanol 96-100o trong 2h – đưa vào aceton ngâm 6h, thể tích 1 não: 20 aceton, thay aceton 5-6 l ần – đưa bảo quản trong bình tối, nhiệt độ thấp Bảo quản khô - Xử lý tương tự, sau khi thay aceton 2-3 lần – s ấy ở nhi ệt độ 30-40oC đến – khi khô – đưa vào bảo qu ản. Sử dụng não thùy thể kích thích (tiêm) cho cá đ ẻ Đối tượng tiêm: sử dụng tiêm cho hầu hết các loài cá Hình thức sử dụng: sử dụng não tươi hoặc não khô Dùng não tươi: sau khi thu thập, tiến hành vệ sinh s ơ b ộ qua nước muối sinh lý hay cồn, sau đó đưa vào nghiền và pha. Dùng não khô: từ lọ bảo quản - để trong không khí 10-15 phút – nghiền (cối chày chuyên dụng) - hoà tan trong: Nước mu ối sinh lý 0.6-0.7%, nước cất hoặc nước lọc. Lượng nước pha: 0,5 - 1ml/kg cáThám Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc cái. 13
  14. Chuẩn bị: Cối, chầy chuyên dụng Nước để pha: nước muối sinh lý 6-7%o, nước lọc, nước cất… Xi ranh (5ml) Cốc chứa Chú ý: lượng nước pha cần phù hợp, không nhiều quá, không ít quá Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 14
  15. Các phương pháp tiêm: Tiêm vào cơ Tiêm vào tuyến sinh dục Tiêm vào xoang thân (gốc vây ngực (phổ biến nhất) Chú ý: ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp tiêm; cần đảm bảo an toàn cho cá bố mẹ Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 15
  16. Liều lượng: Về mặt lý thuyết tuỳ thuộc vào chất lượng hoạt hoá của não thuỳ, đối tượng, tình trạng thành th ục của cá b ố m ẹ, nhiệt độ nước (nhiệt độ cao liều thấp hơn nhiệt độ th ấp), v ụ cho đẻ, kỹ thuật tiêm (kết hợp các loại KDT), Liều tiêm cho đẻ thụ tinh nhân tạo, đẻ nước tĩnh cao h ơn cho đ ẻ t ự nhiên và đ ẻ nước chảy… Liều tiêm cho cá cái Liều tiêm lần 1 = liều sơ bộ, = liều khởi động). Liều tiêm 2 = Liều quyết định. Khoảng cách 2 liều 4-6h Ý nghĩa của liều sơ bộ? Liều quyết định? Liều Chí Thuần 49bh đực = ½ Võ1/3ọc Thám Võ tiêm cho cá Th.s - Ng 16 liều cá cái.
  17. Khi tiêm não thùy: Liều sơ bộ cho cá cái = 0,5 – 1mg/kg cá cái Liều quyết định = 4 – 6mg/kg cá cái Tính theo cái: liều sơ bộ 1-3 não/kg cá cái; liều quyết định 4-6 cái/kg cá cái. 2. HCG (Prolan B; Kích dục tố màng đệm) Được Zondec và Aschhein phát hiện vào năm 1927 trong nước tiểu phụ nữ có thai (T1-5) Là một glycoprotein tan trong nước (glucozamin, acid sialic, manoza, glucoza và glactoza) có tác dụng làm trứng lớn lên, thành thục và rụng trứng, duy trì thể vàng. Chiết xuất dựa trên nguyên lý tách protein tan trong nước, gồm có các công đoạn: Hấp phụ- giải hấp phụ- cho HCG kết tủa (Sinh viên đọc tài liệu) Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 17
  18. HCG được coi là một loại kích dục tố được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá như mè trê, tra, cá chình. Cá trắm cỏ ít dùng. Liều lượng : Cá cái: liều sơ bộ 500 – 700 IU/kg cá cái Liều quyết định: 1500-5000IU/kg cá cái (cá mè: 1500IU/kg cá cái, 500IU cho cá đực). 3. LRHa (GnRH) + Domperidone (chất kháng Dompamin) GnRHa tổng hợp có thành phần aminoacid cơ bản giống với GnRH tự nhiên LH-RHa được chiết xuất từ hormon sinh dục các loài động vật. Chúng có nhiều nhiều nhóm tương t ự : LH- RHa1, LH-RHa2, LH-RHa3. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 18
  19. Đối tượng sử dụng: tất cả các loài cá Tác dụng: kích thích tuyến yên tiết kích dục tố Sử dụng: nghiền Dom bằng chày và cối sứ - hòa với nước – hòa với LRHa đã được pha với nước trước đó. Liều lượng: phụ thuộc: đối tượng, mùa vụ, kinh nghiệm của mỗi cơ sở sản xuất. (cá Mè trắng, cá Mè hoa từ 12 - 19µg/kg cá cái, cá Trắm cỏ 10 – 20 µg/kg cá cái, cá Trắm đen 15-25µg/1kg cá cái; cá Tra liều lượng lớn hơn từ 170 - 190µg/kg cá cái (Phạm văn Khánh, 1996), liều tiêm cho cá đực bằng ½ liều tiêm cho cá cái).(Bảng số liệu) - Có thể cá được sử dụng với LRHa + Dom thì thời gian tái phát dài hơn các loại khác. - Có thể sử dụng kết hợp các loại KDT với nhau (Bảng 3.15) Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 19
  20. CÁC CHẾ PHẨM GnRH DÙNG CHO CÁ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 mGnRHn pGlu His Trp Ser Tyr Gly Leu Arg Pro Gly NH2 sGnRHn - - - - - - Try Leu - - - LHRH-A = mGnRH-A : [D-Ala6,Pro9 NEt] – mGnRH (Trung Quốc) Ethylamide NHC2H5 Superfact (Buserlin) : [D-Ser(t-Bu)6,Pro9 NEt] – mGnRH (Đức) sGnRH-A : [D-Arg6,Pro9 NEt] – sGnRH (Canada) Ovaprim = sGnRH-A (20 µg) + Domperidone (10mg) trong 1ml Propylen Glycol (Canada) Dagin : [D-Arg6, Pro9 NEt] – sGnRH (10µg) + Metoclopramid (20mg) (Israel) AZAGLY = Nafarelin : [D-Nal(2)6, Aza-Gly10] – mGnRH (Hà Lan) Aquaspawn : Decapeptid GnRH (Nam Phi) Ovopel : mGnRH-A (18 – 20µg) + Metoclopramid (8 – 10mg) (Hungary) Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2