![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 6 - TS. Tạ Quang Ngọc
lượt xem 8
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
"Bài giảng Luật Hành chính 1 - Bài 6: Trách nhiệm hành chính" trình bày khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính; các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra; thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp xử lý hành chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 6 - TS. Tạ Quang Ngọc
- LUẬT HÀNH CHÍNH I Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 1 v1.0014109222
- BÀI 6 TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 2 v1.0014109222
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Các bạn hãy bình luận về vụ việc trên. Trong trường hợp Q không có tiền nộp phạt, bố mẹ của Q có phải chịu trách nhiệm pháp lý hành chính thay Q không? Tại sao? 3 v1.0014109222
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được nội dung cơ bản về trách nhiệm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính. • Trình bày được những nội dung cơ bản về nguyên tắc, các hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Khái niệm, đặc điểm và nội dung cơ bản của các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. 4 v1.0014109222
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Lý luận Nhà nước và pháp luật; • Luật Hình sự. 5 v1.0014109222
- HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, văn bản pháp luật. • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài. • Ôn lại kiến thức cơ bản của môn Luật Hiến pháp, Luật Hành chính. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu. 6 v1.0014109222
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1 Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hành chính 6.2 Xử phạt vi phạm hành chính 6.3 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành 6.4 chính gây ra 6.5 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính 6.6 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính 6.7 Các biện pháp xử lý hành chính 7 v1.0014109222
- 6.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 6.1.1. Khái niệm 6.1.2. Đặc điểm 8 v1.0014109222
- 6.1.1. KHÁI NIỆM Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện trước Nhà nước bằng việc chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. 9 v1.0014109222
- 6.1.2. ĐẶC ĐIỂM • Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với chủ thể vi phạm hành chính. • Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm hành chính trước Nhà nước. • Việc truy cứu trách nhiệm hành chính do pháp luật hành chính quy định. 10 v1.0014109222
- 6.2. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 6.2.1. Khái niệm, đặc điểm 6.2.2. Các nguyên tắc của xử phạt vi phạm trong xử phạt vi phạm hành chính hành chính 11 v1.0014109222
- 6.2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền theo quy căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, quyết dịnh áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác khi cần thiết đối với chủ thể vi phạm hành chính. • Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính do chủ thể có thẩm quyền tiến hành. Việc xử phạt phải theo đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Kết quả của hoạt động xử phạt phải được thể hiện bằng văn bản. 12 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 13 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Nguyên tắc chung xử lý vi phạm hành chính • Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời, đình chỉ ngay, xử lý công minh, nhanh chóng theo đúng pháp luật. • Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định. • Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. • Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần, được hiểu như sau: Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng. Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với hành vi đó. 14 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Nguyên tắc chung xử lý vi phạm hành chính • Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. • Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. 15 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Nguyên tắc chung xử lý vi phạm hành chính (tiếp theo) • Tình tiết giảm nhẹ: Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi. Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần. Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra. Vi phạm do trình độ lạc hậu. Tình tiết khác được Chính phủ quy định trong văn bản xử phạt vi phạm hành chính. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. 16 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Nguyên tắc chung xử lý vi phạm hành chính (tiếp theo) • Tình tiết tăng nặng: Vi phạm có tổ chức. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Tiếp tục thực hiện hành vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính. 17 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Nguyên tắc chung xử lý vi phạm hành chính (tiếp theo) • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm. • Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. • Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó. • Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính. • Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: Tình thế cấp thiết; Phòng vệ chính đáng; Sự kiện bất ngờ; Vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. 18 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) b. Nguyên tắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. • Đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là 2 năm. • Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 19 v1.0014109222
- 6.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) b. Nguyên tắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu trên. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. 20 v1.0014109222
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật hành chính Việt Nam: Chương 1 - GV Nguyễn Minh Tuấn
45 p |
421 |
79
-
Bài giảng Luật hành chính: Bài 1 - ĐH Luật
106 p |
300 |
65
-
Bài giảng Luật hành chính nhà nước: Phần 1 - CĐ Phương Đông
17 p |
208 |
30
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 4 - TS. Tạ Quang Ngọc
22 p |
72 |
12
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 1 - TS. Tạ Quang Ngọc
27 p |
93 |
10
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 1 - Nguyễn Hữu Lạc
9 p |
174 |
10
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 2 - Nguyễn Hữu Lạc
4 p |
142 |
10
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 5 - Nguyễn Hữu Lạc
7 p |
126 |
9
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 3 - TS. Tạ Quang Ngọc
23 p |
75 |
9
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 4 - Nguyễn Hữu Lạc
8 p |
112 |
8
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 2 - TS. Tạ Quang Ngọc
28 p |
64 |
7
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 3 - Nguyễn Hữu Lạc
6 p |
97 |
7
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 5 - TS. Tạ Quang Ngọc
23 p |
55 |
7
-
Bài giảng Luật Hành chính - Bài 1: Ngành Luật Hành chính Việt Nam
24 p |
83 |
7
-
Bài giảng Luật Hành chính - Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Luật Hành chính
22 p |
43 |
7
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 7 - TS. Tạ Quang Ngọc
20 p |
65 |
6
-
Bài giảng Luật hành chính 2: Bài 1 - TS. Tạ Quang Ngọc
39 p |
41 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)