BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN LUẬT HÌNH SỰ 1
Dành cho chương trình đào tạo: Cử nhân luật
Tên học phần: LUẬT HÌNH SỰ 1
Mã học phần: .CRL1009 Số tín chỉ: 4
1. Khái niệm Luật hình sự?
2. Vị trí, vai trò của luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
3. Chức năng và nhiệm vụ của luật hình sự
4. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự?
5. Khái niệm khoa học luật hình sự? Mối liên hệ giữa khoa học luật hình sự với tội phạm
học, khoa học tố tụng hình sự, khoa học thi hành án hình sự, thống kê hình sự?
6. Khái niệm và ý nghĩa của các nguyên tắc của luật hình sự? Nêu mối quan hệ giữa nguyên
tắc của luật hình sự và nguyên tắc pháp luật?
7. Nguyên tắc pháp chế trong Luật hình sự Việt Nam?
8. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật trong luật hình sự?
9. Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam?
10. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân trong Luật hình sự Việt Nam?
11. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Việt Nam?
12. Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong Luật hình sự Việt Nam?
13. Nguyên tắc công bằng về trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam?
14. Nguyên tắc dân chủ trong Luật hình sự Việt Nam?
15. Khái niệm và hệ thống nguồn luật hình sự Việt Nam ?
16. Khái niệm và cấu tạo của luật hình sự?
17. Khái niệm và cấu trúc của quy phạm pháp luật hình sự?
18. Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự?
19. Hiệu lực theo thời gian của đạo luật hình sự?
20. Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự?
21. Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự trong luật hình sự?
22. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các hình thức giải thích đạo luật hình sự?
23. Nêu khái quát lịch sử luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam trước thế kỷ
thứ XV?
24. Trình bày lịch sử Luật hình sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc?
25. Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985?
26. Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 đến trước khi Ban hành Bộ luật hình sự năm 1999?
27. Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 đến trước khi Ban hành Bộ luật hình sự năm 1999?
28. Trình bày những nội dung mới chủ yếu của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999?
29. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tội phạm? Phân biệt tội phạm với các vi phạm
pháp luật khác?
30. Khái niệm và ý nghĩa của phân loại tội phạm trong luật hình sự?
31. Trình bày khái quát về chế định phân loại tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam? Bộ
luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 có quy định gì mới về phân loại tội phạm so với
Bộ luật hình sự năm 1999?
32. Khái niệm và ý nghĩa của cấu thành tội phạm? Mối liên hệ giữa cấu thành tội phạm
với tội phạm?
33. Vấn đề phân loại cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự?
34. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của khách thể của tội phạm? Mối tương quan giữa
khách thể của tội phạm và khách thể bảo vệ của luật hình sự?
35. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại đối tượng tác động của tội phạm?
36. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm?
37. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
38. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
39. Mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của tội phạm?
40. Những dấu hiệu về công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm?
41. Quan niệm về chủ thể của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam? Phân biệt chủ thể
của tội phạm với nhân thân người phạm tội?
42. Quan niệm về năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân trong Luật hình sự Việt Nam?
Theo Luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự được giải quyết như thế nào đối với người
thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc
chất kích thích mạnh khác?
43. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân được quy định như thế nào trong Luật hình
sự Việt Nam?
44. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nghiên cứu chủ thể đặc biệt của tội phạm?
45. Cơ sở lý luận về pháp nhân là chủ thể của tội phạm?
46. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm? mối quan hệ giữa các
dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm với mặt khách quan của tội phạm?
47. Cở sở lý luận về lỗi trong Luật hình sự Việt Nam?
48. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam?
49. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi vô ý trong Luật hình sự Việt Nam?
50. Để xác định mức độ lỗi cần phải dựa vào những dấu hiệu nào?
51. Những vấn đề lý luận về mục đích và động cơ phạm tội?
52. Sai lầm và giải quyết trách nhiệm hình sự đối với trường hợp sai lầm trong Luật hình
sự Việt Nam?
53. Cơ sở lý luận về loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự?
54. Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình
sự Việt Nam?
55. Khái niệm, bản chất và điều kiện của tình thế cấp thiết quy định trong Luật hình sự
Việt Nam? Phân biệt với phòng vệ chính đáng?
56. Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình
sự Việt Nam?
57. Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt người
phạm tội quy định trong Luật hình sự Việt Nam?
58. Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi thực hiện việc
nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong Luật hình sự
Việt Nam?
59. Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh
lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong Luật hình sự Việt Nam?
60. Quan niệm thế nào về "cái chết nhân đạo" và giải quyết vấn đề này trong Luật hình sự
Việt Nam như thế nào?
61. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy dịnh chế định giai đoạn phạm tội trong luật hình
sự? Tại sao luật hình sự Việt Nam không quy định trách nhiệm hình sự đối với ý định phạm
tội?
62. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội? Chuẩn bị phạm tội
có được đặt ra đối với tội phạm có cấu thành hình thức không? Trách nhiệm hình sự đối với
chuẩn bị phạm tội được quy định như thế nào trong lịch sử Luật hình sự Việt Nam?
63. Khái niệm, bản chất, các đặc điểm và các dạng của giai đoạn phạm tội chưa đạt? Trách
nhiệm hình sự đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt được quy định như thế nào trong lịch sử
Luật hình sự Việt Nam?
64. Quan niệm về tội phạm hoàn thành trong khoa học luật hình sự? Sự thể hiện của nó
trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017? Phân biệt tội phạm hoàn thành
với tội phạm kết thúc và ý nghĩa của sự phân biệt?
65. Khái niệm, bản chất, các đặc điểm và ý nghĩa của quy định tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội trong luật hình sự? Phân biệt tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với phạm
tội chưa đạt?
66. Khái niệm, các dấu hiệu cấu thành đồng phạm và ý nghĩa của quy định chế định đồng
phạm trong luật hình sự?
67. Trình bày khái quát lịch sử chế định đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam?
68. Phân tích sự khác nhau giữa các hình thức đồng pham? Lấy ví dụ minh họa?
69. Phân biệt phạm tội có tổ chức, tổ chức phạm tội, tội phạm có tổ chức? Lấy ví dụ minh
họa?
70. Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự
Việt Nam?
71. 84. Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự?
72. Cơ sở pháp lý về trách nhiệm hình sự?
73. Phân biệt trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp lý khác?
74. Cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội?
75. Cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội theo Luật hình
sự Việt Nam?
76. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự trong luật hình sự?
77. Trình bày các điều kiện để người phạm tội hoặc pháp nhân phạm tội được hưởng thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
78. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình
sự? Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với không phải chịu trách nhiệm hình sự và miễn
hình phạt?
79. Khái quát lịch sử chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam?
80. Phân tích trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự sau: Khi tiến hành điều tra, truy
tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn
nguy hiểm cho xã hội nữa?
81. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự sau: Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử
do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa? Lấy
ví dụ minh họa?
82. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự sau đây: Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét
xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho
xã hội nữa?
83. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự: Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc,
góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp
nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã
hội thừa nhận?
84. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự sau: Người thực hiện tội phạm ít nghiêm
trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người
bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự?
85. Trình bày các trường hợp cụ thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định trong
Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?
86. Khái niệm và đặc điểm chung của hình phạt? Phân biệt hình phạt với biện pháp tư
pháp hình sự?
87. Phân biệt hình phạt áp dụng với cá nhân phạm tội và hình phạt áp dụng đối với pháp
nhân phạm tội?