


CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC
I- Nhận định đúng sai và giải thích tại sao:
1- Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội
Đây là nhận định SAI9
Nhà nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội có quá trình ra đời, hình thành và
phát triển nhưng không phải là hiện tượng xã hội bất biến.+
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời là do mâu thuẫn giai
cấp không thể điều hòa được trong xã hội có giai cấp. Nhà nước là thiết chế xã
hội đặc biệt, năng động, sáng tạo và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát
triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
Chứng minh: Trong xã hội nguyên thủy, con người sống trong cộng đồng thị
tộc, bộ lạc, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự bóc lột giữa người với
người. Do đó, chưa có nhu cầu và điều kiện để hình thành nhà nước.
Khi xã hội loài người phát triển đến giai đoạn tư bản chủ nghĩa, với sự xuất hiện
của chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giai
cấp ngày càng gay gắt, dẫn đến nhu cầu cần thiết phải có một tổ chức có sức
mạnh tập trung để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà
nước ra đời đáp ứng nhu cầu đó.
2- Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh
giai cấp
Đây là nhận định SAI9
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời là do mâu thuẫn giai
cấp không thể điều hòa được trong xã hội có giai cấp.+
Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, XH chưa phân chia giai cấp và không có
đấu tranh giai cấp, do đó nhà nước không tồn tại. Tuy nhiên, vẫn cần có một hệ
thống quản lý và quyền lực để duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, đảm bảo cho sự
phát triển của xã hội.
Quyền lực xã hội trong XH cộng sản nguyên thuỷ (tổ chức quản lý):
Hội đồng thị tộc: là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những
người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc, tất cả đều có quyền
bầu cử+
Tù trưởng: người cầm đầu trong thời bình
Thủ lĩnh quân sự: chỉ huy quân sự++
Kết luận: Vì vậy có thể nói thật chất quyền lực vẫn tồn tại và xuất hiện trong xã
hội không có giai cấp và đấu tranh giai cấp
3- Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất

Đây là nhận định SAI99
Nhà nước và XH có sự thống nhất với nhau. Nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại và
phát triển trong XH có giai cấp. Ngược lại, XH có giai cấp có được sự ổn định,
trật tự và phát triển thì cần có nhà nước. Nhưng nhà nước và xã hội là hai hiện
tượng không thể thống nhất+
Vì nhà nước và xã hội có những điểm khác nhau về nguồn gốc, cơ cấu và
mục đích. Cụ thể9
+Về nguồn gốc: Nhà nước ra đời trên cơ sở phân chia giai cấp trong xã
hội, còn xã hội là tập hợp tự nhiên của con người.
+Về mục đích: Nhà nước ra đời nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị, còn xã hội ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
con người.
+Về cơ cấu: Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng, có cơ cấu chặt
chẽ, còn xã hội là tập hợp tự nhiên của con người, không có cơ cấu chặt
chẽ.
Ví dụ: Xã hội xuất hiện từ giai đoạn cộng sản nguyên thủy nhưng cùng với đó
thì nhà nước chưa xuất hiện mà phải đến thời kỳ tư hữu, sở hữu riêng tư liệu sản
xuất tạo nên mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được và nhu cầu quản lý xã
hội thì nhà nước mới có sự xuất hiện.+
4- Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho
phép tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội
Đây là nhận định SAI
Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư
tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã
hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội đối với giai cấp thống trị
Về tư tưởng, giai cấp thống trị xác lập hệ tư tưởng chính thống, thông qua nhà
nước, giáo dục hệ tư tưởng ấy trong đời sống xã hội, góp phần hình thành sự
phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp. Chứ không phải là nhà nước
quyết định sự tồn tại của tư tưởng.
Ví dụ, trong xã hội tư bản, nhà nước của giai cấp tư sản sẽ sử dụng tư tưởng tư
sản để thống trị tư tưởng xã hội. Tư tưởng tư sản sẽ được nhà nước tư sản sử
dụng để giáo dục, tuyên truyền, quảng bá trong các trường học, các cơ quan
truyền thông,... nhằm hình thành và củng cố hệ tư tưởng tư sản trong xã hội,
phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản.
5- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng mọi nhà nước đều phải
mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội
Đây là nhận định SAI99

Vì bản chất của nhà nước bao gồm : tính giai cấp và tính xã hội
Nếu nhà nước chỉ mang tính giai cấp mà không mang tính xã hội thì không thể
nào đảm bảo được nhu cầu quản lý xã hội vốn là nguồn gốc của nhà nước nhưng
nếu nhà nước chỉ mang tính xã hội mà không mang tính giai cấp thì cũng không
đc vì như vậy mâu thuẫn sẽ vượt lên mức không thể điều hòa đc. Vì Vậy, mọi
nhà nước đều phải đảm bảo tính giai cấp và tính xã hội
6- Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của
một nhà nước
Đây là nhận định SAI
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao, toàn vẹn, độc lập của một quốc gia trong
việc tự quyết định mọi vấn đề của quốc gia mình, không bị bất kỳ một quốc gia
hay tổ chức nào can thiệp. Tuy nhiên, quyền quyết định của một nhà nước
không phải là không có sự giới hạn.
Có hai loại giới hạn đối với quyền quyết định của một nhà nước:
+Giới hạn về mặt pháp lý: Các nhà nước phải tuân thủ các quy định của pháp
luật quốc tế, bao gồm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các điều ước quốc
tế mà quốc gia đó là thành viên, và các phán quyết của các cơ quan tài phán
quốc tế.
+Giới hạn về mặt thực tế: Quyền quyết định của một nhà nước cũng bị giới hạn
bởi các yếu tố thực tế như: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, sức mạnh quân
sự, các mối quan hệ quốc tế,...
Ví dụ, một quốc gia không thể quyết định xâm lược một quốc gia khác vì hành
động đó vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trong luật quốc tế. Một quốc
gia cũng không thể quyết định phá bỏ các điều ước quốc tế mà mình đã ký kết
nếu không được sự đồng ý của các bên ký kết khác. Ngoài ra, một quốc gia cũng
cần cân nhắc các yếu tố thực tế như sức mạnh quân sự của mình trước khi đưa ra
các quyết định về đối ngoại.
7- Chức năng hành pháp của nhà nước là hoạt động nhằm bảo đảm cho
pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những
hành vi vi phạm
Đây là Nhận định SAI.
Chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính :
+Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể
luật pháp do cơ quan lập pháp ban hành
+Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội
bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước

Còn hoạt động hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm
minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm là hoạt động của chức
năng tư pháp của nhà nước+
8- Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau
cách mạng tư sản
Đây là nhận định ĐÚNG9
Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp là những chức năng cơ bản của nhà
nước, có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ sau cách mạng tư sản+
3 chức năng này lần đầu được nghiên cứu và đề cập bởi John Locke và sau đó
là+ Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu về lý thuyết nhà nước “Tinh thần
pháp luật” (1748) của mình.+
Trong xã hội nguyên thủy, nhà nước chưa có phân chia giai cấp, chưa có bộ máy
nhà nước, do đó chưa có sự phân chia chức năng lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
9- Mọi hoạt động thực hiện chức năng nhà nước đều được thể hiện dưới
hình thức pháp lý
Đây là nhận định SAI.
Chức năng của nhà nước được thực hiện thông qua sự can thiệp của nhà nước
vào các lĩnh vực của đời sống XH. Hình thức được nhà nước lựa chọn để thực
hiện HĐ cơ bản của mình là phương thức pháp luật (hình thức pháp lý) và
phương thức tổ chức (hình thức tổ chức)
- 9 9 9 9 Hình thức pháp lý: là hình thức cơ bản để thực hiện chức năng nhà
nước, đc thể hiện trong HĐ xây dựng, thực hiện và bảo vệ PL
=> Nhà nc coi PL là một công cụ quan trọng trong quá trình điều chỉnh, điều
hành các quan hệ XH
Vd: để quản lý ngành giáo dục đào tạo thì nhà nước ban hành các văn bản PL
như luật giáo dục, luật giáo dục đại học,…
- 9 9 9 9 Hình thức tổ chức: Là hình thức đặc thù của HĐ nhà nước, bổ sung cùng
với phương thức PL làm cho HĐ của nhà nước trở nên nhịp nhàng đồng bộ và
hiệu quả hơn
=> Tạo sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa nhà nước và công dân, cộng đồng
XH trong việc thực hiện các chức năng nhà nước
Vd: cho xây dựng đường cao tốc nên phải di dời nhà các hộ dân (phải có nhà
thầu, khu vực tạm trú/thường trú cho dân, bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải
thích rõ cho dân hiểu,...)
10- Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước
Đây là nhận định SAI9