Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 5
lượt xem 2
download
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 5: Hệ thống pháp luật Việt Nam, cung cấp cho người học những kiến thức như Luật hiến pháp và luật hành chính Việt Nam; luật dân sự và luật tố tụng dân sự; luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 5
- CHƯƠNG 5 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1
- LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 2
- I. LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh a. Khái niệm Luật Hiến pháp là một ngành luật cơ bản, chủ đạo trong hệ thống các ngành luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, các nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với công dân. 3
- I. LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh b. Đối tượng điều chỉnh v Các quan hệ liên quan đến nguồn gốc quyền lực Nhà nước, bản chất Nhà nước (chế độ chính trị, các quan hệ thuộc chủ quyền quốc gia: tên nước, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, thủ đô; hiệu lực và trình tự sửa đổi Hiến pháp…) v Các quan hệ liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong Bộ máy Nhà nước. v Các quan hệ liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. v Các quan hệ liên quan giữa Nhà nước và công dân. 4
- 1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh c. Phương pháp điều chỉnh Phöông phaùp meänh leänh – quyền uy hỉ huy, ra lệnh Chuû theå Chuû theå nhaân danh coøn laïi nhaø nöôùc 5
- 2. Chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân a. Quyền con người v. Quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. v. Trên cơ sở khảo cứu 420 bản hiến pháp của các quốc gia trên thế giới, đã thống kê có đến gần 60 quyền con người được chế định trong hiến pháp các nước và luật nhân quyền quốc tế: Quyền sống; Tự do biểu đạt; Tự do tôn giáo, tín ngưỡng; Tự do hội họp; Tự do lập hội; Tự do báo chí; Tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm; Tự do đi lại; Quyền bảo vệ đời tư; Quyền sở hữu tài sản; Quyền được lựa chọn nghề nghiệp; Quyền có quốc tịch… 6
- 2. Chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân v Quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình. Quyền công dân là khả năng của công dân thực hiện những hành vi nhất định một cách tự nguyện, theo ý chí và sự lựa chọn của mình mà pháp luật không cấm v Nghĩa vụ công dân là sự tất yếu đòi hỏi công dân phải có những hành vi nhằm đáp ứng những yêu cầu nhất định vì lợi ích của Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 7
- 2. Chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân v Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013: Ø Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chính trị: § Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp. § Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. § Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc. § Quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. § Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật. 8
- 2. Chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Ø Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế – xã hội: § Quyền và nghĩa vụ học tập § Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp § Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ § Quyền sở hữu § Quyền được bảo đảm an sinh xã hội. § Quyền được tự do kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm § Nghĩa vụ nộp thuế § Quyền đối với nhà ở 9
- 2. Chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Ø Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân: § Quyền tự do đi lại, cư trú. § Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. § Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. § Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở § Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. § Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. § Quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. 10
- 3. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống Thực hiện Bộ chức năng địa phương máy nhiệm vụ nhà của nhà nước Tổ chức, hoạt động theo nước những nguyên tắc chung, thống nhất
- 3. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: a. Quốc hội Ø Vị trí, tính chất pháp lý: Điều 69 HP 2013: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ø Chức năng của Quốc hội: • Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp • Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước • Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 12
- 4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: b. Chủ tịch nước v Hiến pháp 2013: Điều 86, Điều 87 o CTN là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại. o CTN do Quốc hội bầu trong số ĐBQH o CTN chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. o Nhiệm kỳ CTN theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm). 13
- 4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: c. Chính phủ Ø Vị trí, tính chất pháp lý: Điều 94 Hiến pháp 2013: Chính phủ là CQHCNN cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Ø Chức năng của Chính phủ: • Thực hiện quyền hành pháp • Là CQHCNN cao nhất • Là cơ quan chấp hành của Quốc hội 14
- 4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: c. Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Cơ cấu thành Phó Thủ tướng Chính phủ viên Bộ trưởng (18 Bộ), Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (4 CQNB) 15
- 4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: d. Tòa án nhân dân: Ø Vị trí, tính chất pháp lý: Điều 102 Hiến pháp 2013: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Ø Chức năng của TAND: • Xét xử • Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 16
- 4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam e. Viện kiểm sát nhân dân Ø Vị trí, tính chất pháp lý: Điều 107 Hiến pháp 2013: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Ø Chức năng của VKSND: ü Thực hành quyền công tố ü Kiểm sát hoạt động tư pháp: o Kiểm sát hoạt động điều tra. o Kiểm sát hoạt động xét xử của TAND o Kiểm sát trong việc thi hành án. o Kiểm sát trong việc tạm giữ, tạm giam, cải tạo người phạm tội. 17
- 4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam e. Hội đồng nhân dân v Vị trí, tính chất pháp lí: Điều 113 Hiến pháp 2013: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. v Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 18
- 4. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam f. Ủy ban nhân dân v Vị trí, tính chất pháp lí: Điều 114 Hiến pháp 2013: UBND do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. v UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. 19
- II. LUẬT HÀNH CHÍNH 1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh a. Khái niệm Luật hành chính bao gồm tổng là một thể các QPPL ngành luật LUẬT điều chỉnh những trong hệ HÀNH quan hệ xã hội thống pháp CHÍNH phát sinh trong luật Việt quá trình Nam QLHCNN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Trần Đoàn Hạnh
145 p | 796 | 145
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Thương Mại
0 p | 246 | 41
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 1 - ThS. Đào Ngọc Báu
30 p | 79 | 15
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 2 - ThS. Đào Ngọc Báu
11 p | 87 | 11
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 5 - ThS. Đào Ngọc Báu
31 p | 71 | 9
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 4 - ThS. Đào Ngọc Báu
40 p | 81 | 7
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 3 - ThS. Đào Ngọc Báu
23 p | 52 | 7
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 2
17 p | 16 | 6
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 6 - ThS. Đào Ngọc Báu
48 p | 51 | 5
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 1 - ThS. Bùi Huy Tùng
199 p | 11 | 5
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 3
20 p | 9 | 4
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 1
46 p | 9 | 4
-
Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 7 - ThS. Đào Ngọc Báu
32 p | 48 | 4
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 4
11 p | 7 | 3
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 4 - ThS. Bùi Huy Tùng
80 p | 4 | 1
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 2 - ThS. Bùi Huy Tùng
53 p | 5 | 1
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 3 - ThS. Bùi Huy Tùng
127 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn