Bài giảng Luật môi trường: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Hằng
lượt xem 7
download
Bài giảng Luật môi trường: Bài 5 Pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được khái niệm, vai trò tài nguyên; trình bày được nội dung pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên: Tài nguyên nước; Tài nguyên thủy sản; Tài nguyên rừng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật môi trường: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Hằng
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng v1.0014112224
- BÀI 5: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN Giảng viên: ThS.Nguyễn Thị Hằng v1.0014112224 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, vai trò tài nguyên. • Trình bày được nội dung pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên: ➢ Tài nguyên nước; ➢ Tài nguyên thủy sản; ➢ Tài nguyên rừng; ➢ Tài nguyên khoáng sản, không khí, đất. v1.0014112224 3
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt bài học này, các bạn cần có các kiến thức liên quan đến các môn học: ➢ Lý luận Nhà nước và pháp luật; ➢ Luật Hành chính; ➢ Luật Dân sự. v1.0014112224 4
- HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: giáo trình, văn bản pháp luật liên quan môn học; • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài; • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. • Tham khảo một số Luật sau: ➢ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Hình 1.1: Minh họa ➢ Luật Tài nguyên nước 2012; ➢ Luật Thủy sản 2003; ➢ Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004; ➢ Luật Khoáng sản 2010; ➢ Luật Đất đai 2013. v1.0014112224 5
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1 Khái quát chung 5.2 Nội dung pháp luật chính về bảo vệ các nguồn tài nguyên v1.0014112224 6
- 5.1. KHÁI QUÁT CHUNG 5.1.1. Khái niệm tài nguyên 5.1.2. Phân loại tài nguyên 5.1.3. Vai trò của tài nguyên v1.0014112224 7
- 5.1.1. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN Tài nguyên là nguồn của cải thiên nhiên chưa khai thác hoặc đang tiến hành khai thác. Như vậy, tài nguyên do tự nhiên sinh ra (như các loại khoáng sản, nguồn nước, rừng, đất đai,…) và là các yếu tố hợp thành môi trường. v1.0014112224 8
- 5.1.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN Tài nguyên có thể tái tạo được Tài nguyên được chia thành hai loại Tài nguyên không thể tái tạo được. v1.0014112224 9
- 5.1.3. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN Phương diện kinh tế Phương diện chính trị Vai trò của tài ngyên Phương diện môi trường Phương diện khoa học v1.0014112224 10
- 5.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT CHÍNH VỀ BẢO VỀ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN 5.2.1. Pháp luật về bảo 5.2.2. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước vệ nguồn lợi thủy sản 5.2.4. Pháp luật về 5.2.3. Pháp luật về bảo bảo vệ tài nguyên vệ tài nguyên rừng khoáng sản v1.0014112224 11
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC Khái niệm Nguồn nước: chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. v1.0014112224 12
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (tiếp theo) Trách nhiệm quản lý nhà nước (Tự nghiên cứu) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân Không thực hiện các hành vi gây tổn hại nguồn nước: Điều 9, 15, 17 Luật Tài nguyên nước. Nghĩa vụ Khi khai thác nước phải nộp phí bảo vệ của tổ môi trường chức, cá nhân Đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích Phải tiến hành xin cấp giấy phép khai thác v1.0014112224 13
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ( tiếp theo) Những hành vi bị cấm • Ngăn cản trái phép sự lưu thông tự nhiên của nguồn nước; các hành vi gây bồi lấp dòng chảy, san lấp ao, hồ công cộng trái phép. Trong trường hợp san lấp ao, hồ đã được giao để thay đổi mục đích sử dụng diện tích đất có mặt nước phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai. • Cản trở quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. • Đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Xả nước thải, đưa các chất thải gây ô nhiễm vào vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt. • Phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. • Hành vi làm suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước. v1.0014112224 14
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ( tiếp theo) Hệ thống giấy phép tài nguyên nước Giấy phép thăm dò nước dưới đất Hệ thống Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất giấy phép tài nguyên nước Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước v1.0014112224 15
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ( tiếp theo) Những trường hợp không xin phép nhưng phải đăng ký • Khai thác, sử dụng nước dưới đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng mà tổng lượng nước khai thác vượt quá tổng lượng dòng ngầm trung bình mùa kiệt. • Chiều sâu giếng khai thác vượt quá mức quy định. v1.0014112224 16
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ( tiếp theo) Những trường hợp không phải xin phép • Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất, nguồn nước biển với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thuỷ điện và cho các mục đích khác. • Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trên đất đã được giao, được thuê theo quy định của pháp luật. • Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích lâm nghiệp, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học không nhằm mục đích kinh doanh. • Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm trong khu vực đã được cấp phép. • Xả nước thải vào nguồn nước với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình. v1.0014112224 17
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ( tiếp theo) Nguyên tắc cấp phép tài nguyên nước • Cấp phép phải đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; • Phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; • Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước sinh hoạt; • Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; • Khai thác nước dưới đất trong một vùng không được vượt quá trữ lượng nước khai thác của vùng đó; khi nước dưới đất tại vùng khai thác đã đạt tới trữ lượng có thể khai thác thì không được mở rộng quy mô khai thác, nếu chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nhân tạo. v1.0014112224 18
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ( tiếp theo) Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực • Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép; • Chủ giấy phép tự ý chuyển nhượng giấy phép; • Chủ giấy phép lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động không quy định trong nội dung giấy phép. • Thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép do cơ quan cấp giấy phép quy định. • Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, thì chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép. v1.0014112224 19
- 5.2.1. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ( tiếp theo) Thu hồi giấy phép tài nguyên nước • Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Toà án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích; • Giấy phép được cấp nhưng không sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục mà không được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước cho phép; • Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép; • Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép, gây cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; • Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền; • Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. v1.0014112224 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Môi trường: Chương I - Phan Thị Tường Vi
28 p | 675 | 166
-
Bài giảng Luật Môi trường: Chương III - Phan Thị Tường Vi
36 p | 337 | 120
-
Bài giảng Luật Môi trường: Chương II - Phan Thị Tường Vi
32 p | 296 | 108
-
Bài giảng Luật Môi trường: Chương IV - Phan Thị Tường Vi
14 p | 298 | 105
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 2 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
37 p | 184 | 42
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 3 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
46 p | 182 | 30
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 1 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
37 p | 143 | 25
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 5 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
19 p | 143 | 24
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 4 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
51 p | 188 | 24
-
Bài giảng Luật kinh doanh: Bài 5 - ThS. Nguyễn Quốc Sỹ
13 p | 123 | 14
-
Bài giảng Luật môi trường: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Hằng
36 p | 39 | 10
-
Bài giảng Luật môi trường: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Hằng
42 p | 57 | 8
-
Bài giảng Luật môi trường: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Hằng
49 p | 33 | 8
-
Bài giảng Luật môi trường: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Hằng
37 p | 44 | 8
-
Bài giảng Luật Tài chính: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
39 p | 65 | 6
-
Bài giảng Luật Hiến pháp: Bài 3 – ThS. Trần Ngọc Định
19 p | 62 | 6
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 1: Khái quát chung về phá sản
16 p | 25 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn