intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 6 - ThS. Đào Ngọc Báu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 6 - ThS. Đào Ngọc Báu" giới thiệu một số chế định cơ bản của ngành luật Luật Hành chính và Luật Hình sự, vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính, tội phạm và hình phạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 6 - ThS. Đào Ngọc Báu

  1. BÀI 6 LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ LUẬT HÌNH SỰ Giảng viên: Ths. Đào Ngọc Báu v2.4014108218 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Giới thiệu một số chế định cơ bản của ngành luật Luật Hành chính và Luật Hình sự, bao gồm:  Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính;  Tội phạm và hình phạt. • Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về vi phạm hành chính, vi phạm hình sự cũng như các hình thức trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. 2 v2.4014108218
  3. CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1. Luật hành chính 6.2. Luật hình sự 3 v2.4014108218
  4. 6.1. LUẬT HÀNH CHÍNH 6.1.2. Vi phạm hành 6.1.1. Khái niệm chính và trách nhiệm luật hành chính hành chính 44 v2.4014108218
  5. 6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH • Đối tượng điều chỉnh Luật Hành chính. • Khái niệm Luật hành chính. • Phương pháp điều chỉnh Luật hành chính. v2.4014108218 5
  6. 6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH (tiếp theo) Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Quan hệ quản lý Quan hệ quản lý hành Quan hệ quản lý hành chính nhà chính nhà nước do các hình thành trong nước do các cơ cá nhân và tổ chức quá trình cơ quan quan hành chính được nhà nước trao nhà nước xây nhà nước thực quyền thực hiện hoạt dựng và củng cố hiện đối với các động quản lý hành chế độ công tác lĩnh vực khác chính nhà nước trong nội bộ. nhau của đời một số trường hợp sống xã hội. nhất định. v2.4014108218 6
  7. 6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH (tiếp theo) Định nghĩa luật hành chính Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định. v2.4014108218 7
  8. 6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH (tiếp theo) Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Luật Hành chính sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hành chính, theo đó: • Bên nhân danh nhà nước được quyền đơn phương ra quyết định hành chính và một bên phải phục tùng quyết định ấy. • Bên nhân danh nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. v2.4014108218 8
  9. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH a. Vi phạm hành chính b. Trách nhiệm hành chính 99 v2.4014108218
  10. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH a. Vi phạm hành chính v2.4014108218 10
  11. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Vi phạm hành chính Định nghĩa vi phạm hành chính: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. v2.4014108218 11
  12. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Vi phạm hành chính Cấu thành vi phạm hành chính v2.4014108218 12
  13. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Vi phạm hành chính Cấu thành vi phạm hành chính • Mặt khách quan của vi phạm hành chính  Hành vi trái pháp luật (bắt buộc phải xác định). Ngoài ra, trong một số trường hợp còn phải xác định:  Thiệt hại thực tế;  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế.  Chú ý: Phân biệt hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi trái pháp luật hình sự dựa vào:  Mức độ tái phạm hoặc số lần vi phạm;  Mức độ thiệt hại thực tế;  Công cụ, phương tiện, thủ đoạn sử dụng để thực hiện hành vi. v2.4014108218 13
  14. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Vi phạm hành chính Cấu thành vi phạm hành chính • Mặt chủ quan của vi phạm hành chính  Yếu tố bắt buộc phải xác định lỗi, bao gồm: Lỗi cố ý và lỗi vô ý:  Lỗi cố ý: Chủ thể nhận thức được hành vi sẽ gây hậu quả cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.  Lỗi vô ý: Chủ thể không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước điều này.  Các yếu tố khác: Mục đích, động cơ thực hiện hành vi. v2.4014108218 14
  15. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Vi phạm hành chính Cấu thành vi phạm hành chính • Chủ thể vi phạm hành chính  Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính là những tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.  Tuổi chịu trách nhiệm hành chính của cá nhân được xác định như sau:  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi cố ý.  Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm. v2.4014108218 15
  16. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Vi phạm hành chính Cấu thành vi phạm hành chính • Khách thể vi phạm hành chính  Là trật tự quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.  Quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng và thường xuyên thay đổi do hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. v2.4014108218 16
  17. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) b. Trách nhiệm hành chính Định nghĩa Đặc điểm Truy cứu trách nhiệm hành chính v2.4014108218 17
  18. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) b. Trách nhiệm hành chính Định nghĩa trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm hành chính là những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu. v2.4014108218 18
  19. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) b. Trách nhiệm hành chính Đặc điểm của vi phạm hành chính • Trách nhiệm hành chính chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, tức là chỉ phát sinh sau khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên thực tế. • Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước nhà nước. v2.4014108218 19
  20. 6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo) b. Trách nhiệm hành chính Truy cứu trách nhiệm hành chính Truy cứu trách nhiệm hành chính là việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi vi phạm, bao gồm: • Xử phạt vi phạm hành chính.  Nguyên tắc xử phạt hành chính;  Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính;  Các hình thức xử phạt hành chính. • Các biện pháp xử lý hành chính khác. 20 v2.4014108218
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2