Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 13: Quản trị giao tiếp và dẫn dắt nhóm
lượt xem 2
download
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 13: Quản trị giao tiếp và dẫn dắt nhóm cung cấp cho người học những kiến thức như: Giao tiếp trong quản trị; Các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ; Các kênh giao tiếp nhóm và cá nhân; Nghệ thuật lắng nghe; Những kỹ năng quan hệ cần có trong xã hội; Một số nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong kinh doanh; Giao tiếp trong kinh doanh ở ba miền;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 13: Quản trị giao tiếp và dẫn dắt nhóm
- LÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ BÀI 13: Quản trị giao tiếp và dẫn dắt nhóm © 2007 Thomson South-Western
- NỘI DUNG BÀI GIẢNG • Giao tiếp trong quản trị • Các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ • Các kênh giao tiếp nhóm và cá nhân • Nghệ thuật lắng nghe • Những kỹ năng quan hệ cần có trong xã hội • Một số nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong kinh doanh • Giao tiếp trong kinh doanh ở ba miền • Giao tiếp với nhân viên mới • Làm việc nhóm • 8 bí quyết dẫn dắt nhóm © 2007 Thomson South-Western
- QUẢN TRỊ GIAO TIẾP © 2007 Thomson South-Western
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG • Công ty kinh doanh hàng lưu niệm nhập khẩu từ Hàn Quốc dự định mở cửa hàng tại phố Hàng Ngang. Giám đốc quyết định chọn anh Hùng làm cửa hàng trưởng bởi anh có chuyên môn vững và có năng lực quản lý. • Tuy nhiên, anh Hùng từ chối: “Tôi có một đứa con đang học phổ thông. Tôi muốn dành buổi tối cho gia đình. Tuy chưa thật sung túc nhưng thu nhập của gia đình tôi cũng tạm đủ sống”. Ban giám đốc cần phải thuyết phục thế nào để anh Hùng nhận lời? © 2007 Thomson South-Western
- GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ Khái niệm giao tiếp: Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm giao tiếp khác nhau. • Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. • Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người và với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. • Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người và người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại với nhau. © 2007 Thomson South-Western
- GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ Mục đích của giao tiếp trong quản trị: bao gồm • Truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh v.v… • Đàm phán, bàn bạc, thảo luận đi đến quyết định, ký kết các hợp đồng kinh tế... • Tìm hiểu và tiếp nhận thông tin, từ đó đề ra các quyết định chính xác và kịp thời cho hoạt động kinh doanh. • Trao đổi tâm tư, tình cảm, ý nghĩ của nhau. © 2007 Thomson South-Western
- GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ • Trong kinh doanh hiện đại, giao tiếp đóng vai trò quan trọng đặc biệt, các nhà kinh doanh thường dành từ 60% – 90% thời gian cho giao tiếp, người có chức vụ càng cao thì thời gian dành cho giao tiếp càng lớn. • Do có những thay đổi to lớn từ môi trường kinh doanh, nội dung và phong cách quản lý... đòi hỏi các nhà quản lý phải xác lập cho mình một chuẩn mực mới về ứng xử, phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước. © 2007 Thomson South-Western
- © 2007 Thomson South-Western
- GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ Ý nghĩa của giao tiếp trong quản trị: • Giao tiếp trong quản trị có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ, tạo nhân hòa để kinh doanh có hiệu quả. • Thực tiễn chứng minh chìa khóa cho sự thành công trong kinh doanh không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn, mà còn phụ thuộc rất lớn vào nghệ thuật giao tiếp. Thomas Hawell và nghiên cứu về sinh viên MBA © 2007 Thomson South-Western
- GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ • Giao tiếp trong quản trị tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác và khách hàng, với cấp trên và cộng sự. Trong thực tế thì nghệ thuật giao tiếp cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn nhà lãnh đạo. • Giao tiếp trong quản trị có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới, phản ánh trình độ con người, đất nước, lối sống, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, thúc đẩy xã hội phát triển, tạo điều kiện hội nhập với thế giới. © 2007 Thomson South-Western
- BÀI TẬP TÌNH HUỐNG • Sau khi trao đổi thẳng thắn về cách ăn mặc của cô nhân viên văn phòng mới được tuyển, vào phút chót, trưởng phòng nhân sự của một công ty kinh doanh điện tử nói: “Tóm lại, khi làm việc ở công ty bạn phải ăn mặc nghiêm túc”. • Hôm sau nhân viên đi làm với trang phục quần jean, áo thun, giầy Nike. Trưởng phòng nhìn cô với vẻ không hài lòng và hỏi: “Cô đi làm hay đi chơi thể thao vậy?” • Bạn nhận xét gì về câu nói trên của trưởng phòng? © 2007 Thomson South-Western
- GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ Cấu trúc của giao tiếp: Các nhà điều khiển học xem giao tiếp như là một hiện tượng tâm lý – xã hội có tổ chức cao. Bao gồm các thành tố: • Bộ phát: Là người (hoặc máy) gửi thông điệp đi. • Bộ thu: Là nơi nhận bản thông tin hay thông điệp. • Thông điệp: Là nội dung giao tiếp. Cần phải trả lời được một số câu hỏi: Bộ phát muốn nói gì? Đã nói được gì? Bộ thu đã nghe được gì? Hiểu được gì? Nhớ được gì? Vận dụng được gì? © 2007 Thomson South-Western
- © 2007 Thomson South-Western
- GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ Các kênh giao tiếp: điện thoại - thư • So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết đòi hỏi chặt chẽ hơn về văn phạm, cấu trúc câu, từ ngữ… để tránh những sai sót và hiểu lầm đáng tiếc. • Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết cần chú ý đến đối tượng, trình độ chuyên môn, trình độ giáo dục và trình độ dân trí để sử dụng từ ngữ thích hợp với từng đối tượng. • Tuyệt đối tránh tình trạng dùng lối diễn đạt vòng vo, phức tạp, lượng thông tin nghèo nàn và thiếu chính xác. © 2007 Thomson South-Western
- © 2007 Thomson South-Western
- CÁC KÊNH GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ © 2007 Thomson South-Western
- CÁC KÊNH GIAO TIẾP: PHI NGÔN NGỮ • Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ dùng lời nói mà còn sử dụng nét mặt, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt, diện mạo… để thể hiện thái độ, cảm xúc và phản ứng của họ, do đó đòi hỏi người giao tiếp phải quan sát nhạy bén, tế nhị. • Năng lực thần giao cách cảm. © 2007 Thomson South-Western
- CÁC KÊNH GIAO TIẾP: PHI NGÔN NGỮ Nét mặt: biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Theo Darwin, nét mặt biểu hiện 6 loại tình cảm: Vui mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm. • Ngoài tính biểu cảm, nét mặt cho ta biết cá tính: Nét mặt căng thẳng là người có cá tính dứt khoát, căng thẳng. Nét mặt mềm mại là người hiền lành hòa nhã, thân mật, dễ thích nghi trong giao tiếp. “Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon” © 2007 Thomson South-Western
- CÁC KÊNH GIAO TIẾP: PHI NGÔN NGỮ Nụ cười: Trong giao tiếp người ta dùng nụ cười để biểu hiện tình cảm, thái độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính, và biểu hiện một thái độ nào đó. Cười mỉm: Người tế nhị, kín đáo. Cười thoải mái: Độ lượng, rộng rãi. Cười nhếch mép: Khinh thường, ngạo mạn. Cười giòn tan: Vui vẻ, sôi nổi. Cười tươi tắn: Dễ gần, dễ mến. Cười gằn: Người khó chịu. Cười chua chát: Thừa nhận sự thất bại. © 2007 Thomson South-Western
- CÁC KÊNH GIAO TIẾP: PHI NGÔN NGỮ Ánh mắt • Người ta thường nói “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn”, thể hiện cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện. Ánh mắt cũng thể hiện cá tính của con người. Nhìn lạnh lùng: Người có đầu óc thực tế. Nhìn thẳng trực diện: Người ngay thẳng nhân hậu. Nhìn soi mói: Là người đa nghi, nham hiểm. Nhìn lấm lét: Người không chân thành, có ý gian. Nhìn đắm đuối: Người đa tình, dễ xúc động. © 2007 Thomson South-Western
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết & thiết kế tổ chức: Chương 1 - Tổ chức & lý thuyết tổ chức
18 p | 483 | 32
-
Bài giảng Lý thuyết nghiệp vụ bàn (Ngành: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
93 p | 13 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 3: Lý thuyết về văn hóa tổ chức và thay đổi
84 p | 38 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ về tổ chức
65 p | 46 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạo
105 p | 43 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp
86 p | 20 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 9: Tổ chức
101 p | 36 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 10: Quản trị nguồn nhân lực và đa dạng khác biệt
132 p | 33 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 6: Đạo đức trong quản trị và trách nhiệm xã hội
85 p | 43 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 5: Môi trường quản trị
98 p | 25 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 12: Tạo động lực cho người lao động
98 p | 38 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương
85 p | 8 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương
129 p | 6 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 14: Kiểm soát
144 p | 23 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 2: Lý thuyết về hành vi và kinh tế tổ chức
62 p | 37 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 8: Hoạch định
105 p | 24 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 4: Bản chất của quản trị
72 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn