Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ<br />
THỐNG KÊ<br />
Lê Phương<br />
Bộ môn Toán kinh tế<br />
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh<br />
Homepage: http://docgate.com/phuongle<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
1 Giới thiệu<br />
<br />
Định nghĩa thống kê<br />
Hai lĩnh vực thống kê<br />
2 Các khái niệm<br />
<br />
Tổng thể và mẫu<br />
Tiêu thức thống kê<br />
Chỉ tiêu thống kê<br />
Các loại thang đo<br />
3 Quy trình nghiên cứu thống kê<br />
<br />
Định nghĩa thống kê<br />
Định nghĩa<br />
Thống kê (statistics) là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương<br />
pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của<br />
những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có<br />
của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ<br />
thể.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất trong những điều<br />
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
<br />
Ví dụ<br />
2<br />
<br />
Tôn giáo của người dân Việt Nam.<br />
Khối lượng một loại sản phẩm do nhà máy sản xuất ra.<br />
<br />
3<br />
<br />
Trình độ học vấn của người dân Tp Hồ Chí Minh.<br />
<br />
1<br />
<br />
Hai lĩnh vực thống kê<br />
<br />
Hai lĩnh vực thống kê<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): Thu thập, mô tả, trình<br />
bày dữ liệu và tính toán các đặc trưng nhằm mô tả đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
Thống kê suy diễn (Inferential Statistics): Các phương pháp<br />
mang lại hiểu biết về tổng thể dựa trên kết quả khảo sát của mẫu<br />
như: ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự báo...<br />
<br />
Tổng thể và mẫu<br />
<br />
Tổng thể chung<br />
Tập hợp tất cả các đơn vị (phần tử) cấu thành hiện tượng cần nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
Tổng thể mẫu (mẫu)<br />
Tập hợp con của tổng thể có thể quan sát, tiếp cận, điều tra được.<br />
Kí hiệu:<br />
• N: số phần tử của tổng thể chung,<br />
• n: số phần tử của tổng thể mẫu.<br />
<br />