Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính
lượt xem 2
download
"Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính" giới thiệu về đặc điểm các nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các thành phần phổ biến của chúng. Bài học còn trình bày về khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn tối ưu, khái niệm vốn lưu động ròng, ý nghĩa của phân tích vốn lưu động ròng và các kiểu chính sách tài trợ vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính BÀI 5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Hướng dẫn học Hoạt động tài chính bao gồm những hoạt động làm thay đổi quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tương tự phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh và hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động tài chính là một trong những phương diện quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, giúp nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tác động của hoạt động tài chính đối với doanh nghiệp. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, trả lời các câu hỏi ôn tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Chương 3, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” (Dùng cho sinh viên trong ngành), PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên), Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2014. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này trước tiên giới thiệu về đặc điểm các nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các thành phần phổ biến của chúng. Bài học còn trình bày về khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn tối ưu, khái niệm vốn lưu động ròng, ý nghĩa của phân tích vốn lưu động ròng và các kiểu chính sách tài trợ vốn. Bên cạnh đó, bài học còn đề cập một số vấn đề cơ bản về đòn bẩy tài chính, bao gồm khái niệm đòn bẩy tài chính, công thức tính toán độ lớn đòn bẩy tài chính và ý nghĩa của phân tích đòn bẩy tài chính. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: Phân biệt được các nguồn vốn của doanh nghiệp, gồm nợ và vốn chủ sở hữu và đặc điểm của mỗi loại vốn. Trình bày được khái niệm cơ cấu vốn tối ưu, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn tối ưu. Trình bày được khái niệm vốn lưu động ròng và các chính sách tài trợ vốn của doanh nghiệp. Trình bày được khái niệm rủi ro tài chính. Trình bày được khái niệm, công thức tính độ lớn, ý nghĩa của đòn bẩy tài chính. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 67
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Tình huống dẫn nhập Đòn bẩy tài chính – Con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVX) là một trong những doanh nghiệp ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính. Giai đoạn 2008-2010, nhờ vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính, thu nhập cơ bản trên cổ phiếu thường (EPS) của công ty đã tăng gấp 5,5 lần sau 3 năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, công ty bắt đầu làm ăn thua lỗ. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn trong năm 2012 và 2013. Theo Báo cáo kiểm toán năm 2013, công ty có nguy cơ suy giảm khả năng thanh toán ở mức đáng lo ngại: Tổng nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn, tỷ trọng nợ vượt quá 90%, chi phí tài chính tăng mạnh từ 587 tỷ (2012) lên 811 tỷ (2013) và doanh nghiệp có nguy cơ phải hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Theo nhận định của các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính không đúng thời điểm. Đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao trong giai đoạn 2008-2010 đòn bẩy tài chính có thể giúp PVX tăng tỷ lệ sinh lợi nhưng sau đó lại khiến cho công ty thua lỗ ngày càng trầm trọng hơn? Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính? 68 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính 5.1. Các nguồn vốn của doanh nghiệp 5.1.1. Nợ phải trả Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động nợ từ các nguồn: Tín dụng thương mại; Tín dụng ngân hàng; Vay thông qua phát hành trái phiếu. 5.1.1.1. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng thương mại là hình thức huy động vốn thông qua một thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp đồng giữa người vay (chủ thể huy động vốn) và ngân hàng thương mại (chủ thể cung cấp vốn), theo đó, người vay có nghĩa vụ phải thanh toán khoản lợi tức tiền vay và hoàn trả tiền gốc vay theo một lịch trình đã định. Một thỏa ước tín dụng thường bao gồm những nội dung cơ bản sau: Số tiền gốc hay mệnh giá của khoản vay, lãi suất và cách thức trả lãi, thời hạn của khoản vay và các điều khoản phụ khác. Ưu điểm của tín dụng ngân hàng o Mang các ưu điểm cơ bản của việc huy động nợ nói chung, như: Tạo ra khoản tiết kiệm thuế (Lãi vay là chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ của doanh nghiệp, và được trừ khỏi thu nhập chịu thuế, từ đó, làm giảm thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp); Phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính; Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu các chủ sở hữu, từ đó, giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hiện hành trong doanh nghiệp; Chịu chi phí vốn thấp hơn so với việc huy động vốn chủ sở hữu. o Doanh nghiệp có khả năng huy động được một lượng vốn lớn với thời hạn sử dụng vốn đa dạng (có thể là ngắn, trung hoặc dài hạn). o Nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm (dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ thanh toán qua tài khoản…). Nhược điểm của tín dụng ngân hàng o Mang các nhược điểm cơ bản của việc huy động nợ nói chung, như: Làm tăng tỷ số nợ, giảm sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng rủi ro tài chính; Gia tăng áp lực lên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp (Nguyên nhân: Vốn vay có thời gian đáo hạn và nghĩa vụ hoàn trả. Dù hoạt động tốt hay không tốt, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán được đầy đủ và đúng hạn số tiền gốc và lãi vay theo như các điều khoản đã thỏa thuận trước đó, ghi trên hợp đồng tín dụng). o Phải thỏa mãn được các điều kiện bảo đảm tiền vay khắt khe của ngân hàng. Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung, các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm tiền vay, phổ biến nhất là tài sản thế chấp. Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp đã làm cho bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện vay, đây chính là một trong TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 69
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính những rào cản lớn nhất cản trở các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. o Trong một số thời điểm, lãi suất cho vay có thể bị đẩy lên cao, khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp đi vay sẽ phải gánh chịu chi phí lãi vay lớn. o Doanh nghiệp vay vốn sẽ chịu sự giám sát của ngân hàng và tổ chức tín dụng, có trách nhiệm phải chia sẻ những thông tin nội bộ với đối tượng cho vay. 5.1.1.2. Tín dụng thương mại Định nghĩa Tín dụng thương mại được hiểu là các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ mua chịu hàng hóa. Nó chính là các khoản phải trả nhà cung cấp. Các khoản tín dụng này được hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau. Giá trị các khoản tín dụng thương mại thường nhỏ và không ổn định. Thời gian doanh nghiệp được cấp khoản tín dụng thương mại thường rất ngắn. Ưu điểm o Đơn giản, dễ thực hiện, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. o Tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. o Chi phí thấp. o Mang các ưu điểm cơ bản của việc huy động nợ nói chung, như: Tạo ra khoản tiết kiệm thuế (Chi phí của vốn nợ nói chung là chi phí trước thuế, được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ của doanh nghiệp, và được trừ khỏi thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp); Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu các chủ sở hữu, từ đó, giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hiện hành của doanh nghiệp. Nhược điểm o Quy mô cấp vốn thường nhỏ và thời gian cấp vốn thường rất ngắn. o Mang các nhược điểm cơ bản của việc huy động nợ nói chung, như: Làm tăng tỷ số nợ, giảm sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng rủi ro tài chính, gia tăng áp lực lên hoạt động tài chính của doanh nghiệp do vốn có thời gian đáo hạn và nghĩa vụ hoàn trả. o Có thể gây ra tác động dây chuyền trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 5.1.1.3. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp trong việc thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu. 70 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Doanh nghiệp là người phát hành và cũng là người đi vay. Thông qua việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn thông qua thị trường vốn với một khối lượng lớn. Phân loại trái phiếu o Dựa vào lãi suất trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất cố định. Trái phiếu có lãi suất thay đổi (thả nổi). Trái phiếu có lãi suất bằng không. o Dựa vào tính chất của trái phiếu: Trái phiếu thông thường. Trái phiếu có thể chuyển đổi. Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu. Trái phiếu có thể thu hồi. Ưu điểm của phương thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu: o Mang các ưu điểm cơ bản của việc huy động nợ nói chung, như: Tạo ra khoản tiết kiệm thuế (Trái tức phải trả cho trái chủ là chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ của doanh nghiệp, và được trừ khỏi thu nhập chịu thuế, từ đó, làm giảm thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp); Phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính; Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu các chủ sở hữu, từ đó, giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hiện hành trong doanh nghiệp; Chịu chi phí vốn thấp hơn so với việc huy động vốn chủ sở hữu. o Công ty hoàn toàn nắm quyền chủ động trong quá trình huy động vốn (Thời gian, quy mô, cách thức phát hành...). o Mức độ kiểm soát tiền vay của người cho vay thấp hơn so với tín dụng ngân hàng. o Có khả năng huy động được một lượng vốn lớn với thời gian sử dụng lâu dài. Nhược điểm của huy động vốn bằng phát hành trái phiếu: o Mang các nhược điểm cơ bản của việc huy động nợ nói chung, như: Làm tăng tỷ số nợ, giảm sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng rủi ro tài chính; Gia tăng áp lực lên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp (Nguyên nhân: Vốn vay từ phát hành trái phiếu có thời gian đáo hạn và nghĩa vụ hoàn trả. Dù hoạt động tốt hay không tốt, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán được đầy đủ và đúng hạn số tiền gốc và trái tức dựa trên một lịch trình được quy định từ trước). o Phải đáp ứng được các điều kiện phát hành theo quy định của Nhà nước thì mới có thể huy động vốn theo phương thức này. o Phát sinh nhiều chi phí (in ấn, quảng cáo, bảo lãnh…). 5.1.2. Vốn chủ sở hữu Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: Vốn góp ban đầu. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 71
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Vốn chủ sở hữu được tạo lập từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (bản chất chính là các đồng vốn lợi nhuận giữ lại). Vốn góp thêm của các chủ sở hữu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (Với công ty cổ phần, lượng vốn này được hình thành từ việc phát hành cổ phiếu mới). 5.1.2.1. Vốn góp ban đầu Là số vốn mà những người chủ sở hữu của doanh nghiệp đã thực góp tại thời điểm doanh nghiệp được thành lập. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và phương thức tạo lập số vốn góp ban đầu của doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp Nhà nước có vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân có vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của cá nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI có vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh, vốn góp ban đầu sẽ do các đối tác tham gia liên doanh góp. Với công ty cổ phần, các cổ đông góp vốn thông qua hình thức mua cổ phiếu của công ty... Phân biệt Vốn góp ban đầu với Vốn điều lệ, Vốn pháp định và Vốn chủ sở hữu: Vốn điều lệ là số vốn do những người chủ sở hữu doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào trong Điều lệ của doanh nghiệp. Đây chỉ là số vốn ghi trên giấy tờ, không phải là số vốn mà doanh nghiệp thực có trong tay tại thời điểm mới thành lập. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù, ví dụ như ngân hàng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, vốn pháp định là 3.000 tỷ VNĐ. Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc về những người chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nó bao gồm vốn góp ban đầu, phần vốn góp thêm của các chủ sở hữu sau này, quỹ lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ chuyên dùng khác của doanh nghiệp... 5.1.2.2. Lợi nhuận không chia Lợi nhuận không chia hay lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) là phần lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh trong kỳ tới, thay vì được dùng để chi trả cho các chủ sở hữu (thành viên góp vốn, cổ đông…). Ngoài việc trực tiếp giữ lại lợi nhuận (giữ lại tiền và không tiến hành chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu hoặc cổ tức cho cổ đông), riêng với công ty cổ phần, việc giữ lại lợi nhuận còn có thể được tiến hành thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Điều kiện để giữ lại lợi nhuận Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được các chủ sở hữu cho phép giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Điều này phụ thuộc vào chính sách cổ tức và chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách 72 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính phân phối cổ tức của công ty cổ phần, cần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan sau: o Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ. o Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước. o Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó. o Hiệu quả của việc tái đầu tư. Ưu điểm của phương thức giữ lại lợi nhuận: o Mang đầy đủ các ưu điểm của việc huy động vốn chủ sở hữu nói chung, như: an toàn, vốn không xác định thời gian đáo hạn, tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính (đồng nghĩa với hạ thấp hệ số nợ, giảm rủi ro tài chính), từ đó, tăng uy tín và khả năng vay nợ của doanh nghiệp. o Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu các chủ sở hữu, từ đó, giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hiện hành của doanh nghiệp. o Việc huy động được thực hiện cực kỳ dễ dàng, nhanh chóng (gần như là ngay lập tức). Nhược điểm của phương thức giữ lại lợi nhuận: o Mang đầy đủ các nhược điểm chung của việc huy động vốn chủ sở hữu như: Vốn có chi phí cao hơn so với chi phí nợ. Không tạo ra khoản tiết kiệm thuế, không tận dụng được tác dụng khuếch đại thu nhập chủ sở hữu của đòn bẩy tài chính. o Đối với các công ty cổ phần, tăng lợi nhuận giữ lại sẽ làm giảm cổ tức, khiến cho cổ phiếu của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn. 5.1.2.3. Phát hành cổ phiếu Chỉ có công ty cổ phần mới được phép huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu. Phân loại cổ phiếu o Dựa vào tình hình phát hành và lưu hành, cổ phiếu của công ty cổ phần có thể được phân biệt thành: Cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu quỹ. o Dựa vào tính hữu danh của cổ phiếu, có thể phân biệt thành: Cổ phiếu ghi tên (hữu danh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh). o Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ, lại có thể chia thành: Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 73
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời, cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường. Cổ phiếu ưu đãi gồm các loại: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức (Cổ phiếu ưu tiên – Preferred Stock), cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Trong đó cổ phiếu ưu đãi cổ tức (Còn gọi là cổ phiếu ưu tiên – Preferred Stock) là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ được hưởng quyền ưu tiên về cổ tức và ưu tiên về thanh toán vốn góp khi công ty ngừng hoạt động. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên có quyền được nhận cổ tức cố định theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc kết quả kinh doanh của công ty. Mặt khác, cổ đông ưu tiên còn được quyền thanh toán cổ tức trước các cổ đông thường. Nếu số cổ tức chỉ đủ để chia cho các cổ đông của cổ phiếu ưu tiên thì các cổ đông của cổ phiếu thường sẽ không được chia cổ tức của kỳ đó. Ngoài ra, khi công ty bị thanh lý hoặc giải thể thì cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu tiên còn được ưu tiên thanh toán giá trị phần vốn đầu tư trước các cổ đông thường. Mặc dù vậy, khác với cổ đông thường, các cổ đông ưu tiên thường không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng như quyền biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty. Phát hành cổ phiếu thường o Ưu điểm của phương thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường: Mang đầy đủ các ưu điểm cơ bản của việc huy động vốn chủ sở hữu, như: An toàn; Không tạo ra các căng thẳng về mặt tài chính như khi huy động nợ (Nguyên nhân: Không xác định thời gian đáo hạn vốn gốc, cổ tức trả cho các chủ sở hữu thay đổi phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty, những kỳ hoạt động kém hiệu quả, công ty có thể không cần trả cổ tức cho các cổ đông); Tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính (đồng nghĩa với hạ thấp hệ số nợ, giảm rủi ro tài chính), từ đó, giúp tăng uy tín và khả năng vay nợ của công ty. Có khả năng huy động được lượng vốn rất lớn. Công ty hoàn toàn nắm quyền chủ động trong quá trình huy động vốn (Thời gian, quy mô, cách thức phát hành...). o Nhược điểm của phương thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường: Mang đầy đủ các nhược điểm chung của việc huy động vốn chủ sở hữu, như: Vốn có chi phí cao hơn so với chi phí nợ. Không tạo ra khoản tiết kiệm thuế, không tận dụng được tác dụng khuếch đại thu nhập chủ sở hữu của đòn bẩy tài chính. Việc chào bán cổ phiếu rộng rãi ra công chúng có thể làm thay đổi số lượng và cơ cấu cổ đông, từ đó làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông hiện tại. (Bên cạnh việc phải chia sẻ quyền quản lý, các cổ đông hiện tại còn 74 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính phải chia sẻ quyền dự chia phần thu nhập cao, tăng thêm do công ty tạo ra với các cổ đông mới). Phải đáp ứng được các điều kiện phát hành theo quy định của Nhà nước thì mới có thể huy động vốn theo phương thức này. Phát sinh nhiều chi phí (in ấn, quảng cáo, bảo lãnh…). Cổ đông của công ty phải đối mặt với hiệu ứng loãng giá cổ phiếu. Phát hành cổ phiếu ưu tiên Cổ phiếu ưu tiên là loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp. Cổ phiếu ưu tiên mang những đặc điểm giống với cổ phiếu thường, cụ thể: Đều là loại chứng khoán vốn (Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành); Đều không xác định thời gian đáo hạn; Lợi tức trả cho người nắm giữ đều được lấy từ lợi nhuận sau thuế; Việc chi trả cổ tức cho cổ đông đều phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp (Trong trường hợp làm ăn kém hiệu quả, công ty cổ phần có thể hoãn trả cổ tức ưu tiên sang các kỳ sau. Tuy nhiên, công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả hết số nợ về lợi tức chưa thanh toán của các kỳ trước cho cổ đông ưu tiên, sau đó mới có thể thanh toán cho các cổ đông thường). Cổ phiếu ưu tiên mang nhiều đặc điểm giống với trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể như sau: Lợi tức mà người nắm giữ được hưởng là cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Đều có khả năng tạo cho công ty cơ hội để khuếch đại thu nhập thuộc về các cổ đông thường; Đều không đem lại cho người nắm giữ quyền biểu quyết về các vấn đề quan trọng của công ty. o Ưu điểm của phương thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu tiên. Mang các ưu điểm cơ bản của việc huy động vốn chủ sở hữu nói chung, như: An toàn; Không tạo ra các căng thẳng về mặt tài chính như khi huy động nợ (Nguyên nhân: Không xác định thời gian đáo hạn vốn gốc, cổ tức trả cho cổ đông ưu tiên mặc dù cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty, nhưng việc chi trả có thể được hoãn lại tới các kỳ sau); Tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính (đồng nghĩa với hạ thấp hệ số nợ, giảm rủi ro tài chính), từ đó, giúp tăng uy tín và khả năng vay nợ của công ty. Giúp bảo vệ quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành. Việc phát hành cổ phiếu ưu tiên mặc dù dẫn tới việc tăng thêm số lượng các cổ đông; tuy nhiên, do các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu tiên không được hưởng quyền biểu quyết, vì vậy, các cổ đông thường hiện tại không bị chia sẻ quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty cho các cổ đông mới này. Tạo điều kiện cho công ty khuếch đại thu nhập thuộc về các cổ đông thường (EPS). Trong điều kiện công ty làm ăn có hiệu quả, thu được lợi TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 75
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính nhuận cao, việc công ty chỉ phải trả mức lợi tức cố định đã được xác định từ trước cho các cổ đông ưu tiên cũng có nghĩa là: Phần lợi nhuận tăng thêm, mà công ty tạo ra hoàn toàn thuộc quyền phân chia của các cổ đông thường hiện tại. o Nhược điểm của phương thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu tiên Mang các nhược điểm chung của việc huy động vốn chủ sở hữu, như: Vốn có chi phí cao hơn so với chi phí nợ. Không tạo ra khoản tiết kiệm thuế (bởi giống với cổ tức trả cho các cổ đông thường, cổ tức trả cho cổ đông ưu tiên được lấy từ lợi nhuận sau thuế, và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của công ty). Phải đáp ứng được các điều kiện phát hành theo quy định của Nhà nước thì mới có thể huy động vốn theo phương thức này. Phát sinh nhiều chi phí (in ấn, quảng cáo, bảo lãnh…). 5.2. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn là tỷ trọng các loại vốn trong tổng vốn của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp A có tổng vốn là 100 tỷ VND, trong đó có 60 tỷ VND là vốn vay, 40 tỷ VND còn lại là vốn chủ sở hữu, vậy doanh nghiệp này có cơ cấu vốn gồm 60% nợ và 40% vốn chủ sở hữu. 5.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Có bốn nhân tố tác động đến những quyết định về cơ cấu vốn: Thứ nhất, rủi ro kinh doanh. Đây là loại rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh càng lớn, tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. Thứ hai, chính sách thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chi phí của nợ vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên. Thứ ba, khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu. Các nhà quản lý tài chính biết rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả. Họ cũng biết rằng khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong nền kinh tế hoặc khi một doanh nghiệp đang trải qua những khó khăn trong hoạt động, những nhà cung ứng vốn muốn tăng cường tài trợ cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh. Như vậy, nhu cầu vốn tương lai và những hậu quả thiếu vốn có ảnh hưởng quan trọng đối với mục tiêu cơ cấu vốn. Bốn nhân tố trên tác động rất lớn đến mục tiêu cơ cấu vốn. Với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu. 76 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính 5.2.2. Yếu tố của một cơ cấu vốn tối ưu Cơ cấu vốn tối ưu thường được hiểu là cơ cấu vốn tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân (WACC), từ đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thiết lập cơ cấu vốn tối ưu, doanh nghiệp cần duy trì tỷ trọng nợ ở mức độ thích hợp. Việc tăng cường sử dụng nợ dẫn tới lợi ích từ khoản tiết kiệm thuế tăng, nhưng đồng thời rủi ro của doanh nghiệp cũng tăng theo khiến cho chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Ban đầu sự gia tăng chi phí VCSH chưa thể lấn át hoàn toàn lợi ích từ việc tiết kiệm thuế nên WACC sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, đến một tỷ lệ nợ nhất định, cả chi phí nợ vay và chi phí VCSH đều tăng do áp lực rủi ro quá lớn, lợi ích của khoản tiết kiệm thuế không thể bù đắp tác động tiêu cực của sự gia tăng chi phí vốn, khiến cho WACC đảo chiều và tăng. Như vậy, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu khẳng định tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu, là điểm đáy của đường chi phí vốn bình quân, tại đó lợi ích của khoản tiết kiệm thuế cân bằng với những thiệt hại do gia tăng sử dụng nợ. Có thể minh hoạ những ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính qua số liệu trong bảng 5.1 đối với doanh nghiệp A. Trong phần đầu của bảng, doanh nghiệp không sử dụng nợ, doanh nghiệp nên tiếp tục chính sách không sử dụng nợ? Nếu doanh nghiệp quyết định sử dụng nợ thay cho cổ phần thường, thì nên thực hiện ở mức độ nào? Câu trả lời sẽ là doanh nghiệp nên chọn một cơ cấu vốn mà nó sẽ tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp. Giả sử doanh nghiệp A chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%. Quy mô tổng vốn cần huy động không đổi. Khi doanh nghiệp tăng tỷ trọng nợ, cả lãi suất vay nợ, hệ số beta (đo lường rủi ro của doanh nghiệp) và chi phí vốn chủ sở hữu đều gia tăng. Lãi suất nợ vay, hệ số beta dự đoán, chi phí vốn chủ sở hữu (tính theo công thức CAPM, trong đó lãi suất phi rủi ro Krf và lợi suất bình quân của thị trường Km được xác định lần lượt bằng 6% và 10%) và chi phí vốn bình quân gia quyền tương ứng với mỗi tỷ trọng nợ được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 5.1: Ảnh hưởng của tỷ trọng nợ tới chi phí vốn bình quân gia quyền Nợ/Tài sản Lãi suất Hệ số bê ta Chi phí vốn bình quân Ks = Krf + (Km - Krf) (D/A) nợ Kd dự đoán () gia quyền (WACC) 0% - 1,5 12% 12% 10% 8% 1,55 12,2% 11,46% 20% 8,2% 1,65 12,6% 11,08% 30% 9% 1,8 13,2% 10,86% 40% 10% 2 14% 10,08% 50% 12% 2,3 15,2% 11,2% 60% 15% 2,7 16,8% 12,12% Kết quả tính toán cho thấy khi tỷ trọng nợ bằng 40%, chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp đạt mức thấp nhất (10,08%). Vậy cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp gồm 40% nợ và 60% VCSH. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 77
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính 5.3. Vốn lưu động ròng và chính sách tài trợ vốn 5.3.1. Vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng còn gọi là vốn lưu động thường xuyên, là chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn hay giữa tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) với nguồn vốn ngắn hạn. Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay trung, dài hạn,… Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc quy mô vốn lưu động ròng. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi so sánh giữa nguồn vốn với tài sản và đánh giá quy mô vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Tùy theo kiểu chính sách tài trợ vốn mà doanh nghiệp áp dụng, vốn lưu động ròng có thể mang giá trị âm, bằng không hoặc dương. 5.3.2. Chính sách tài trợ vốn Chính sách tài trợ mạnh dạn (phóng khoáng) Với kiểu chính sách này, nguồn vốn dài hạn < tài sản dài hạn, tương đương tài sản ngắn hạn < nguồn vốn ngắn hạn, khiến cho vốn lưu động ròng âm. Nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Do vậy kiểu chính sách tài trợ này mang tính rủi ro cao, gây ra áp lực trả nợ lớn và nguy cơ mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nó lại có lại ưu điểm là chi phí vốn thấp. Giải pháp cho trường hợp này là doanh nghiệp tăng cường huy động vốn dài hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn, hoặc kết hợp hai biện pháp trên. Chính sách tài trợ cân bằng Với kiểu chính sách này, nguồn vốn dài hạn = tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn = nguồn vốn ngắn hạn, khiến cho vốn lưu động ròng bằng không. Nguồn vốn dài hạn vừa đủ tài trợ cho tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn vừa đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Kiểu chính sách này giúp doanh nghiệp cân bằng tài chính tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro. Chính sách tài trợ thận trọng Với kiểu chính sách này, nguồn vốn dài hạn tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn nguồn vốn ngắn hạn, khiến cho vốn lưu động ròng bằng không. Doanh nghiệp có 78 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính dư thừa vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, đồng thời có dư thừa tài sản ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Kiểu chính sách này có chi phí vốn cao, nhưng lại đảm bảo rủi ro thấp, khả năng thanh toán tốt. Như vậy, vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu: o Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? o Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không? 5.4. Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính 5.4.1. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ cho các tài sản của mình. Tỷ trọng nợ càng cao thì rủi ro tài chính càng cao, thể hiện ở mức độ biến động của tỷ lệ sinh lợi càng lớn. Để thấy được sự tác động của việc sử dụng nợ vay đối với rủi ro tài chính, hãy xét một ví dụ như sau: Doanh nghiệp X có các số liệu: Giá bán 1 đơn vị sản phẩm = $2; CPCĐ = $50.000; CPBĐ = $1/đvsp; thuế suất thuế TNDN là 25%. Sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tùy vào tình hình kinh tế như sau: o Suy thoái (xác suất 20%): 60.000 đvsp. o Bình thường (xác suất 60%): 100.000 đvsp. o Hưng thịnh (xác suất 20%): 140.000 đvsp. Tổng vốn cần huy động là $200.000. Doanh nghiệp cân nhắc giữa 2 phương án huy động: o Phương án 1: 0% nợ, 100% VCSH. o Phương án 2: 50% nợ, 50% VCSH. Tính ROE, độ lệch chuẩn ROE và hệ số CV trong mỗi phương án huy động trên. Kết quả ROE, độ lệch chuẩn ROE và hệ số CV ứng với mỗi cơ cấu vốn nêu trên được thể hiện ở hai bảng sau (Đơn vị: USD): Trường hợp 1: Doanh nghiệp không dùng nợ Nợ: 0 VCSH: 200.000 Doanh thu Chi phí Tình Tổng Xác Lãi Thuế hình thị Giá Sản Doanh chi phí LNHĐ LNTT LNST ROE suất CPCĐ CPBĐ vay TNDN trường bán lượng thu hoạt động Kém 0,2 2 60 120 50 60 110 10 0 10 2.5 7.5 3,75% Bình thường 0,6 2 100 200 50 100000 150000 50 0 50 12.5 37.5 18,75% Tốt 0,2 2 140 280 50 140 190 90 0 90 22.5 67.5 33,75% TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 79
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính ROE kỳ vọng: 18,75%, Độ lệch chuẩn ROE: 9,49%, CV: 0,505964426 Trường hợp 2: Doanh nghiệp có dùng nợ Nợ: 100.000 VCSH: 100.000 Doanh thu Chi phí Tình Tổng Xác Lãi Thuế hình thị Giá Sản Doanh chi phí LNHĐ LNTT LNST ROE suất CPCĐ CPBĐ vay TNDN trường bán lượng thu hoạt động Kém 0,2 2 60 120 50 60 110 10 10 0 0 0 0% Bình thường 0,6 2 100 200 50 100 150 50 10 40 10 30 30% Tốt 0,2 2 140 280 50 140 190 90 10 80 20 60 60% ROE kỳ vọng: 30,00%, Độ lệch chuẩn ROE: 18,97%, CV: 0,632455532. Bảng sau tóm tắt và so sánh kết quả tính toán của hai trường hợp nêu trên: Trường hợp 1: Trường hợp 2: Không sử dụng nợ Có sử dụng nợ ROE 18,75% 30% Độ lệch chuẩn ROE 9,49% 18,97% (σROE ) CV 0,506 0,632 Kết quả trên cho thấy việc sử dụng nợ làm tăng lợi suất kỳ vọng cho chủ sở hữu (tăng ROE kỳ vọng), đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho chủ sở hữu (tăng độ lệch chuẩn của ROE và hệ số CV của khoản đầu tư). 5.4.2. Phân tích đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính tồn tại là do sự xuất hiện của chi phí tài chính cố định (lãi suất từ các khoản nợ vay và cổ tức của cổ phiếu ưu tiên) của doanh nghiệp. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính còn được định nghĩa như là sự sử dụng tiềm năng của chi phí tài chính cố định để làm gia tăng tác động của những thay đổi trong lợi nhuận trước thuế lên lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp. Công thức độ lớn đòn bẩy tài chính: DFL = %∆EPS / %∆EBIT EBIT Q (P VC) FC Hoặc: DFL 1 1 EBIT I (PD ) Q (P VC) FC I (PD ) (1 t) (1 t) Trong đó: EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Lợi nhuận hoạt động). I: Lãi vay. 80 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính PD: Cổ tức ưu tiên. t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Q: Sản lượng tiêu thụ, P: Giá bán, VC: Chi phí biến đổi bình quân, FC: Chi phí cố định. Bất cứ khi nào một tỷ lệ phần trăm thay đổi trong EPS là do một tỷ lệ phần trăm thay đổi trong EBIT nhưng tỷ lệ thay đổi của EPS là lớn hơn thì đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp tồn tại. Có nghĩa, khi nào DFL lớn hơn 1 thì đòn bẩy tài chính tồn tại. Ví dụ: Công ty X kỳ vọng EBIT là 10.000 đv trong năm hiện tại. Giá trị trái phiếu có lãi suất coupon hàng năm là 10%, và có 600 cổ phiếu trị giá là 4 đv cho cổ tức. Doanh nghiệp cũng có 1.000 cổ phiếu thường. Lãi suất trái phiếu là 2.000 đv. Cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu tiên là 2.400 đv. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%. Giả sử EBIT của công ty có thể xảy ra trong 3 trường hợp: 6.000 đv, 10.000 đv và 14.000 đv. Trường hợp 2 Trường hợp 1 %∆EBIT -40% +40% EBIT 6.000 10.000 14.000 Trừ lãi suất 2.000 2.000 2.000 Lợi nhuận trước thuế 4.000 8.000 12.000 Trừ: Thuế 1.600 3.200 4.800 Lợi nhuận sau thuế 2.400 4.800 7.200 Trừ cổ tức cổ phiếu ưu tiên 2.400 2.400 2.400 Lợi nhận cho cổ đông thường 0 2.400 4.800 EPS 0 2,4 4,8 %∆EPS -100% +100% Trường hợp 1: DFL = +100%/+40% = 2,5 Trường hợp 2: DFL = –100%/–40% = 2,5 Như vậy trong trường hợp này đòn bẩy tài chính có tồn tại. Trong điều kiện tình hình thị trường khả quan và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể làm gia tăng đáng kể tỷ lệ sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thị trường không thuận lợi, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì đòn bẩy tài chính lại khiến cho tình hình của doanh nghiệp trở nên nghiêm trọng hơn. Doanh nghiệp chỉ nên sử dụng đòn bẩy tài chính nếu đảm bảo tình hình kinh doanh ổn định và có lãi (tối thiểu đảm bảo trang trải được chi phí tài chính), tăng trưởng cao, chi phí vay thấp. Ngược lại, doanh nghiệp không nên lạm dụng đòn bẩy tài chính nếu tình hình kinh doanh không ổn định, lợi nhuận kiếm được không đủ để trang trải nợ và lãi vay. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 81
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Tóm lược cuối bài Bài học này giới thiệu những nội dung về phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm những vấn đề trọng tâm như sau: Vốn của một doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả bao gồm: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và trái phiếu doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại và cổ phiếu mới phát hành. Mỗi loại vốn này có những đặc điểm riêng. Cơ cấu vốn là tỷ trọng các loại vốn trong tổng vốn của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm: Rủi ro kinh doanh, chính sách thuế, khả năng tài chính của doanh nghiệp, sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của nhà quản lý. Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn, hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp. Phân tích VLĐR là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp. Có ba kiểu chính sách tài trợ vốn cho doanh nghiệp: Chính sách tài trợ mạnh dạn (VLĐR < 0) có mức độ rủi ro cao, chính sách tài trợ cân bằng (VLĐR = 0) và chính sách tài trợ thận trọng (VLĐR > 0) giúp cân bằng tài chính tốt, giảm thiểu rủi ro. Rủi ro tài chính xuất phát từ việc sử dụng nguồn vốn từ nợ. Tăng tỷ trọng nợ làm tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính tồn tại là do sự xuất hiện của chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính còn được định nghĩa như là sự sử dụng tiềm năng của chi phí tài chính cố định để làm gia tăng tác động của những thay đổi trong lợi nhuận trước thuế lên lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp. Có hai cách để xác định độ lớn đòn bẩy tài chính: DFL = %∆EPS / %∆EBIT hoặc EBIT Q (P VC) FC DFL 1 1 EBIT I (PD ) Q (P VC) FC I (PD ) (1 t) (1 t) Khi DFL > 1 thì đòn bẩy tài chính có tồn tại. 82 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày các ưu điểm và nhược điểm của các hình thức huy động vốn bằng nợ phải trả. 2. Trình bày các ưu điểm và nhược điểm của các hình thức huy động vốn bằng vốn chủ sở hữu. 3. So sánh các đặc điểm của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. 4. So sánh các đặc điểm của tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 5. So sánh các đặc điểm của cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên. 6. So sánh các đặc điểm của cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. 7. Bình luận ý kiến sau: “Sử dụng vốn chủ sở hữu luôn tốt hơn sử dụng nợ”. 8. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 9. Trình bày đặc điểm của cơ cấu vốn tối ưu. 10. Trình bày khái niệm vốn lưu động ròng và ý nghĩa của chỉ tiêu này trong phân tích tài chính. 11. Trình bày các kiểu chính sách tài trợ vốn và ưu – nhược điểm của mỗi kiểu chính sách. 12. Phân tích tác động của nợ vay đối với rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Cho ví dụ minh họa. 13. Trình bày khái niệm đòn bẩy tài chính và cách tính toán độ lớn đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 83
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Bài tập cuối bài Bài 1: Doanh nghiệp A có các thông tin trên bảng cân đối kế toán cuối năm 2014 như sau (Đơn vị: triệu VNĐ): Tài sản Nguồn vốn I. Tài sản ngắn hạn I. Nợ phải trả Tiền và tương đương tiền 200 Phải trả nhà cung cấp vật tư ngắn hạn 150 Phải thu ngắn hạn 180 Phải nộp ngân sách ngắn hạn 80 Đầu tư tài chính ngắn hạn 90 Vay ngắn hạn 100 Tồn kho 450 Nợ ngắn hạn khác 40 Các TSNH khác 50 II. Vốn chủ sở hữu II. Tài sản dài hạn Vốn góp 1.500 Tài sản cố định hữu hình (GTCL) 1.200 Lợi nhuận giữ lại 750 Tài sản cố định vô hình (GTCL) 1.000 Phát hành cổ phiếu thường 850 Đầu tư tài chính dài hạn 300 Tổng tài sản 3.470 Tổng nguồn vốn 3.470 Hãy xác định quy mô vốn lưu động ròng của doanh nghiệp và cho biết doanh nghiệp áp dụng loại chính sách tài trợ vốn nào? Gợi ý: Tính quy mô nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn, hoặc quy mô nguồn vốn ngắn hạn và tài sản ngắn hạn, sau đó áp dụng công thức để xác định quy mô vốn lưu động ròng và dựa vào kết quả đó để xác định kiểu chính sách tài trợ vốn mà doanh nghiệp áp dụng. Bài 2: EPS của công ty sẽ thay đổi như thế nào nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT): a) Tăng 10%? b) Giảm 5%? Biết DFL của công ty bằng 1,8. Gợi ý: Áp dụng công thức DFL = %∆EPS / %∆EBIT Bài 3: Năm N, sản lượng tiêu thụ của công ty M là 250.000 sản phẩm, giá bán mỗi sản phẩm là 7,5 đvtt; chi phí biến đổi là 4,5 đvtt/sản phẩm, chi phí cố định là 200.000 đvtt không kể lãi vay. Lãi vay là 85.000 đvtt. Công ty hiện có 6.000 cổ phiếu ưu tiên với cổ tức hàng năm là 3,5 đvtt/cổ phiếu. Ngoài ra, công ty có 25.000 cổ phiếu thường. Thuế suất thuế TNDN là 25%. Hãy xác định DFL của công ty? Gợi ý: Áp dụng công thức: EBIT Q (P VC) FC DFL 1 1 EBIT I (PD ) Q (P VC) FC I (PD ) (1 t) (1 t) 84 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223
- Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Bài 4: Công ty E không sử dụng nợ, có tổng tài sản là 200 tỷ VND. Công ty đang có ý định dùng nợ thay cho vốn cổ phần thường. Công ty có thể vay nợ dài hạn với các mức lãi suất bình quân trên 1 đồng vay (Kd) và chi phí cổ phiếu thường (Ke) như sau: Quy mô khoản vay (tỷ VND) 0 30 50 Kd (%) - 15 15,5 Ke (%) 18,5 19,16 20 Cho biết công ty không thể vay quá 50 tỷ VND. Thuế suất thuế TNDN là 25%. Công ty không sử dụng cổ phiếu ưu tiên để huy động vốn. Hãy xác định cơ cấu vốn tối ưu của công ty theo quan điểm WACC nhỏ nhất. Gợi ý: Tính tỷ trọng của nợ và VCSH trong mỗi trường hợp cơ cấu vốn. Áp dụng công thức chi phí vốn bình quân gia quyền để tính WACC ứng với mỗi cơ cấu vốn. Chọn cơ cấu vốn có WACC nhỏ nhất. Bài 5: Doanh nghiệp X đang cân nhắc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Cho biết lãi suất nợ vay và hệ số beta của cổ phiếu X thay đổi theo tỷ trọng nợ của doanh nghiệp như sau: Nợ/Tài sản (D/A) Lãi suất nợ Kd Hệ số bê ta dự đoán () 0% - 0,8 10% 10% 0,9 20% 10,5% 1,0 30% 11% 1,1 40% 11,5% 1,2 50% 12% 1,3 60% 12,5% 1,4 Biết lãi suất phi rủi ro trên thị trường bằng 4%, lợi suất bình quân trên thị trường đầu tư là 12%. Hãy xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp X? Gợi ý: Áp dụng cách tính toán trong ví dụ tương tự được nêu ở mục 5.2.2. Yếu tố của một cơ cấu vốn tối ưu được nêu trong bài học này. Bài 6: Doanh nghiệp X có các số liệu: Giá bán 1 đơn vị sản phẩm = $1,5; CPCĐ = $30.000; CPBĐ = $0,5/đvsp; thuế suất thuế TNDN là 40%. Sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tùy vào tình hình kinh tế như sau: Suy thoái (xác suất 30%): 20.000 đvsp. Bình thường (xác suất 40%): 70.000 đvsp. Hưng thịnh (xác suất 30%): 120.000 đvsp. Tổng vốn cần huy động là $100.000. Doanh nghiệp cân nhắc giữa 2 phương án huy động: Phương án 1: 0% nợ, 100% VCSH. Phương án 2: 50% nợ, 50% VCSH. Tính ROE, độ lệch chuẩn ROE và hệ số CV trong mỗi phương án huy động trên. Gợi ý: Áp dụng cách tính toán trong ví dụ tương tự được nêu ở mục 5.4.1. Phân tích rủi ro tài chính của bài học này. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 85
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích tài chính
141 p | 338 | 112
-
Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 4: Phân tích báo cáo tài chính
24 p | 210 | 20
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Lê Thị Khuyên
65 p | 7 | 6
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 3 - ThS. Hoàng Thị Hồng Ngọc
29 p | 73 | 6
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 1 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã
22 p | 56 | 6
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Trần Đức Trung
42 p | 12 | 5
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã
33 p | 57 | 5
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 4 - ThS. Hoàng Thị Hồng Ngọc
24 p | 63 | 4
-
Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính
12 p | 49 | 4
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - ThS. Lê Thị Khuyên
53 p | 3 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ThS. Lê Thị Khuyên
70 p | 4 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - ThS. Lê Thị Khuyên
66 p | 9 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - TS. Trần Đức Trung
20 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - TS. Trần Đức Trung
45 p | 4 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - TS. Trần Đức Trung
32 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Trần Đức Trung
15 p | 11 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ThS. Lê Thị Khuyên
37 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn