
Đề cương môn học Quản trị tài chính (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download

Môn học "Quản trị tài chính" trang bị cho sinh viên các kiến thức về quản lý tài chính doanh nghiệp, bao gồm phân tích tài chính, lập kế hoạch ngân sách và tối ưu hóa nguồn vốn. Mục tiêu của môn học là giúp sinh viên nắm vững nguyên tắc quản trị tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý dòng tiền hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương môn học "Quản trị tài chính" để biết thêm chi tiết về chiến lược tài chính doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương môn học Quản trị tài chính (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. Thông tin về môn học 1.1 Tên môn học tiếng Việt: Quản trị tài chính 1.2 Tên môn học tiếng Anh: Financial Management 1.3 Mã môn học: FINA4306 1.4 Khoa/Ban phụ trách: Quản trị tài chính ngân hàng 1.5 Số tín chỉ: 3TC (3LT/TH) 1.6 Điều kiện tiên quyết 2. Mô tả môn học: Môn học Quản Trị Tài Chính nghiên cứu tất cả các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên những lý thuyết cơ bản của tài chính. Trên cơ sở đó để xây dựng và đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa lợi ích cho các chủ sở hữu. Cơ sở lý thuyết của môn học: Lý thuyết giá trị theo thời gian của đồng tiền và lý thuyết tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận Quyết định tài chính bao gồm ba loại quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định quản lý tài sản. Chính vì vậy, tất cả các nội dung của các chương trong môn học này sẽ xoay quanh hai lý thuyết tài chính cơ bản và ba loại quyết định tài chính trên. Điều này sẽ thể hiện rõ qua hai chức năng cơ bản của tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là: Tổ chức, huy động vốn và sử dụng vốn. Để học tốt môn học quản trị tài chính, yêu cầu người học phải học trước và có kiến thức cơ bản các môn học khác có liên quan: Kinh tế học, Xác suất và toán thống kê, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Thuế… Môn học quản trị tài chính được phân thành 2 học phần, trong học phần 1 nội dung sẽ tập trung vào quản trị, đầu tư vào các tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ vốn ngắn hạn, cụ thế: Môi trường kinh doanh, thuế và tài chính; Phân tích báo cáo tài chính; Dự toán tài chính; Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận; Quản trị tài sản lưu động; Nguồn tài trợ vốn ngắn hạn. 3. Mục tiêu môn học 3.1 Mục tiêu chung: 1
- Trang bị cho người học có đầy đủ kiến thức lý thuyết và người học có thể tự mình chủ động ứng dụng những kiến thức đã được học trên lớp vào các công việc thực tế cụ thể khi đi làm một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời, là nền tảng để sinh viên tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những vấn đề quản lí tài chính doanh nghiệp ở các bậc học cao hơn. 3.2 Mục tiêu cụ thể: Kiến thức: Đối với ngành kế toán: Trang bị những kiến thức tài chính trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho công tác kế toán trong việc xử lý những vấn đề về tài chính trước khi tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời nâng cao tầm nhận thức của các nghiệp vụ kế toán. Đặc biệt rất hữu ích cho các công việc kiểm toán nội bộ và sự phát triển của sinh viên khi muốn trở thành một kiểm toán viên độc lập. Chính vì vậy môn học này sẽ củng cố thêm kiến thức cho ngành đào tạo và phát triển chuyên sâu trong quá trình làm việc thực tế. Đối với ngành Tài chính ngân hàng: Trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp cũng như thị trường tài chính thông qua các kỹ thuật định giá chứng khoán, phân tích doanh nghiệp và thẩm định tín dụng, sử dụng thị trường tài chính trong việc huy động vốn, hoạch định ngân sách vốn, hoạch định lợi nhuận, xây dựng cơ cấu tài chính và cơ cấu vốn tối ưu, . . . Tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở các NH thương mại hay các tổ chức như: các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, . . . Đối với ngành Quản Trị Kinh Doanh: Trang bị những kiến thức tài chính trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như kỹ năng đọc và phân tích báo cáo tài chính, hoạch định tài chính, quản trị các loại tài sản trong doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các loại đòn bẩy nhằm gia tăng thu nhập cho các cổ đông… Từ đó giúp đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động tài chính thực tiễn tại doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Kỹ năng: Giúp cho người học có kỹ năng cơ bản để thực hành các chức năng quản trị tài chính. Trang bị cho người học phương pháp cơ bản để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến quản trị vật tư, tiền vốn tài sản trong doanh nghiệp. 2
- Thái độ: Nắm vững lý thuyết được học trên lớp. Kết hợp với nghiên cứu tài liệu tham khảo, tham gia thảo luận theo hướng dẫn của giảng viên và làm các bài tập tình huống bắt buộc nhằm rèn luyện các kỹ năng, phương pháp và nghệ thuật quản trị tài chính... Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn công việc sau này một cách có hiệu quả Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt 4. Nội dung môn học: ST Tên Số tiết Tài liệu Mục, tiểu mục T chương TC LT BT TH tự học 1 1.1. Khái niệm về quản trị tài chính Quản Trị 1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính tài chính– 1.3. Vai trò của quản trị tài chính TS Chương 1: 1.4. Tầm quan trọng của các quyết định tài Nguyễn Tổng quan chính 5 5 0 Văn về quản trị 1.5. Chức năng của quản trị tài chính Thuận – tài chính Tham khảo chương 1 2 2.1. Các loại hình doanh nghiệp chương Chương 2: 2.1.1. Doanh nghiệp tư nhân 1 Môi trường 2.1.2. Công ty hợp danh kinh doanh, 2.1.3. Công ty cổ phần 5 4 1 tài chính và 2.1.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn thuế 2.1.5. Các loại hình sở hữu doanh nghiệp khác 3 Chương 2: 2.3. Môi trường tài chính chương Môi trường 2.3.1. Thị trường tài chính 2 kinh doanh, 2.3.2. Trung gian định chế tài chính 10 8 2 tài chính và 2.3.3. Công cụ tài chính thuế 3.1. Những vấn đề chung phân tích báo cáo 3
- ST Tên Số tiết Tài liệu Mục, tiểu mục T chương TC LT BT TH tự học tài chính 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Đối tượng và mục đích phân tích 3.1.3. Tài liệu phân tích 3.1.3.1. Bảng cân đối kế toán 3.1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 3.1.3.3. Báo cáo ngân lưu 3.2. Phân tích các tỷ số tài chính 3.2.1. Nhóm tỷ số thanh toán 3.2.2. Nhóm tỷ số đòn cân nợ 3.2.3. Nhóm tỷ số hoạt động 3.2.4. Nhóm tỷ số doanh lợi 3.2.5. Nhóm tỷ số chứng khoán 3.3. Phân tích tài chính Dupont 3.4. Báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ 3.4.1. Phương pháp lập báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ 3.4.2. Phân tích báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ 4 4.1. Những vấn đề chung về dự toán tài chính chương 4.1.1. Mục đích lập dự toán tài chính 4 4.1.2. Căn cứ để lập dự toán tài chính 4.2. Các phương pháp dự toán nhu cầu vốn Chương 4: kinh doanh Dự toán tài 4.2.1. Phương pháp tỷ lệ theo phần trăm 5 4 1 chính doanh thu 4.2.2. Phương pháp hồi quy đơn biến 4.2.3. Phương pháp hồi quy đa biến 4.3. Dự toán báo cáo tài chính bằng phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu 4
- ST Tên Số tiết Tài liệu Mục, tiểu mục T chương TC LT BT TH tự học 4.3.1. Dự toán bảng kết quả kinh doanh 4.3.2. Dự toán bảng cân đối kế toán 4.3.3. Dự toán báo cáo ngân lưu 5 5.1. Phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ chương 5.1.1. Phương pháp phân loại chi phí 3 5.1.2. Khái niệm, công thức, biểu đồ xác định Chương 5: điểm điểm hòa vốn tiêu thụ. Tác động 5.1.3. Phân tích hòa vốn đường cong của đòn bẩy 10 8 2 5.1.4. Phân tích hòa vốn tiền mặt lên rủi ro và 5.1.5. Hạn chế của phân tích điểm hòa vốn lợi nhuận 5.2. Cơ cấu chi phí và đòn bẩy kinh doanh 5.3. Cơ cấu chi phí và đòn bẩy tài chính 5.4. Đòn bẩy tổng hợp 6 6.1. Chính sách vốn lưu động chương 6.1.1. Khái niệm vốn lưu động 5 6.1.2. Các chính sách tài trợ vốn lưu động 6.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động 6.3. Quản trị tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn 6.3.1. Quyết định phân bổ vào tiền mặt và Chương 6: chứng khoán ngắn hạn Quản trị 6.3.2. Mục đích tiền tồn quỹ 5 3 2 vốn lưu 6.3.3. Chi phí liên quan đến tiền tồn quỹ động 6.3.4. Các mô hình quản trị tiền tồn quỹ 6.3.5. Quản trị tiền tồn quỹ bằng ngân sách tiền mặt 6.3.6. Kiểm soát thu chi tiền mặt 6.4. Quản trị các khoản phải thu 6.4.1. Những vấn đề chung 6.4.2. Xây dựng chính sách bán chịu 5
- ST Tên Số tiết Tài liệu Mục, tiểu mục T chương TC LT BT TH tự học 6.4.3. Rủi ro bán chịu và chi phí liên quan bán chịu 6.4.4. Ra quyết định bán chịu 6.5. Quản trị hàng tồn kho 6.5.1. Mục đích dự trữ hàng tồn kho 6.5.2. Phân loại hàng tồn kho 6.5.3. Chi phí liên quan đến hàng tồn kho 6.5.4. Các mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả 7 Chương 7: 7.1. Tín dụng thương mại chương Nguồn tài 7.2. Tín dụng ngân hàng 6 5 3 2 trợ ngắn 7.3. Thương phiếu hạn 7.4. Tài trợ ngắn hạn có đảm bảo Tổng cộng 45 35 10 5. Tài liệu học tập: 5.1. Tài liệu chính: Nguyễn Văn Thuận- Quản trị tài chính-Thống kê 2011 (số PL 658.15) Nguyễn Minh Kiều- Tài chính doanh nghiệp căn bản-Lao động xã hội 2014 (số PL 658.15) Nguyễn Văn Thuận- Câu hỏi và bài tập quản trị tài chính-Thống kê 2009 (số PL 658.15) 5.2. Tài liệu tham khảo thêm: Trần Ngọc Thơ- Tài chính doanh nghiệp hiện đại-Thống kê 2007 (số PL 658.15) Nguyễn Hải Sản- Quản trị tài chính doanh nghiệp-Lao động 2012 (số PL 658.15) James C.Van Horne and John M.Wachowicz - Fundamentals of Financial management-Prentice Hall 2008 (số PL 658.15) 6. Đánh giá kết quả học tập: STT Hình thức đánh giá Trọng số 1 Kiểm tra giữa kỳ 30% 6
- (Chuyên cần; Bài tập; Bài tiểu luận; Bài kiểm tra) 2 Thi hết môn 70% 7 .Tổ chức giảng dạy và học tập Thực hiện theo Quy chế học vụ theo học chế tín chỉ ban hành kèm quyết định số 561/QĐ-ĐHM ngày 08/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Tp.HCM. 7.1 Kế hoạch giảng dạy lớp ngày (4,5 tiết/buổi) S Buổi Nội dung Ghi TT học chú 1 Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính Trình bày mục tiêu chương 1.1. Khái niệm về quản trị tài chính Trình bày các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp và hiểu như thế nào về quản trị tài chính 1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính Sự khác biệt và mối quan hệ giữa mục tiêu của doanh nghiệp là: tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu tài chính của doanh nghiệp thông qua các quyết định tài chính. Hiểu nội dung của ba quyết định tài chính trong doanh nghiệp Buổi 1.3. Vai trò của quản trị tài chính 01 Quản trị tài chính có tác dụng gì trong việc xác định quy mô, ngành nghề. Các loại tài sản đầu tư và các nguồn tài trợ, cái nào quan trọng hơn trong từng thời kỳ phát triển 1.4. Tầm quan trọng của các quyết định tài chính Trình bày nội dung các quyết định tài chính và tầm quan trọng của các quyết định đó đối với sự tồn tại, phát triển cũng như phá sản của doanh nghiệp. Thông qua một số ví dụ cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1.5. Chức năng của quản trị tài chính Thấy được sự khác biệt và mối quan hệ giữa tài chính và kế toán 7
- Mối quan hệ và sự cách biệt giữa cổ đông và ban điều hành doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức công tác tài chính và kế toán của doanh nghiệp Chương 2: Môi trường kinh doanh, tài chính và thuế Trình bày mục tiêu chương 2.1. Các loại hình doanh nghiệp Trình bày các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện nay và các ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp 2 Chương 2: Môi trường kinh doanh, tài chính và thuế (tt) 2.2. Môi trường tài chính Trình bày cơ bản thị trường tài chính hiện nay, cấu trúc của thị trường tài chính. Trình bày cơ bản các định chế tài chính trung gian: Ngân hàng thương mại, Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán… Trình bày cơ bản các công cụ tài chính ngắn hạn và công cụ tài chính dài hạn trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ: tín phiếu công ty, Buổi thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu… 02 Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Trình bày mục tiêu chương 3.1. Những vấn đề chung phân tích báo cáo tài chính Trình bày khái niệm phân, đối tượng và mục đích phân tích phân báo cáo tài chính Trình bày cách đọc hiểu báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo ngân lưu Trình bày mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính và một số nguyên nhân làm biến dạng số liệu trên báo cáo tài chính 3 Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính (tt) 3.2. Phân tích các tỷ số tài chính Buổi Trình bày các nhóm tỷ số tài chính sử dụng trong phân tích 03 Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số thanh toán: Tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tiền… 8
- Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số đòn cân nợ: Tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, tỷ số đòn bẩy nợ, tỷ số thanh toán lãi vay… Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số hoạt động: Vòng quay khoản phải thu, số ngày thu tiền bán hàng chịu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tổng tài sản… Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số doanh lợi: Doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn chủ sở hữu… Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số chứng khoán: Thu nhập mỗi cổ phần, tỷ số giá trên thu nhập, thị giá trên thư giá… Trình bày nhược điểm của phân tích tỷ số tài chính 4 Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính (tt) 3.3. Phân tích tài chính Dupont Ý nghĩa và mục đích phân tích tài chính Dupont Trình bày công thức và ví dụ minh họa mối qua hệ giữa ROS, ROA và vòng quay tài sản Trình bày công thức và ví dụ minh họa mối quan hệ giữa ROA , ROE và đòn bẩy tài chính Tổng hợp các nhân tố tác động lên tỷ số ROE thông quan phương trình tài chính Dupont 3.4. Báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ Buổi Trình bày phương pháp lập báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ 04 Hướng dẫn phân tích báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ trong đánh giá tài chính công ty Các bài tập thực hành Chương 4: Dự toán tài chính Trình bày mục tiêu chương 4.1. Những vấn đề chung về dự toán tài chính Trình bày mục đích lập dự toán tài chính và căn cứ để lập dự toán tài chính 4.2. Các phương pháp dự toán nhu cầu vốn kinh doanh Trình bày phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu để dự toán nhu 9
- cầu vốn: kỹ thuật và các bước thực hiện cũng như các ví dụ minh họa Chương 4: Dự toán tài chính 5 Trình bày mục tiêu chương 4.1. Những vấn đề chung về dự toán tài chính Trình bày mục đích lập dự toán tài chính và căn cứ để lập dự toán tài chính 4.2. Các phương pháp dự toán nhu cầu vốn kinh doanh Trình bày phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu để dự toán nhu cầu vốn: kỹ thuật và các bước thực hiện cũng như các ví dụ minh họa Trình bày phương pháp hồi quy đơn biến: Trình bày phương pháp hồi quy đơn biến dạng đơn giản thông qua việc tập hợp dữ liệu quá khứ, Buổi biến số duy nhất là chỉ tiêu doanh thu; ví dụ minh họa 05 Trình bày phương pháp hồi quy đa biến: Chỉ dừng ở mức giới thiệu cơ bản về phương pháp này So sánh các phương pháp dự toán: Trình bày sự sai biệt trong dự toán đối với các phương pháp 3. Dự toán báo cáo tài chính bằng phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu Tóm tắc lại kỹ thuật và các bước thực hiện dự toán nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu Ví dụ minh họa lập dự toán nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu để: Dự toán bảng kết quả kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo ngân lưu. 6 Sửa bài tập và bài kiểm tra giữa kỳ Chương 5: Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận Trình bày mục tiêu chương 5.1. Phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ Buổi Trình bày các phương pháp phân loại chí phí trong hoạt động sản 06 xuất kinh doanh. Từ đó phân biệt định phí và biến phí Khái niệm điểm hòa vốn tiêu thụ, công thức xác định điểm hòa vốn tiêu thụ, ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ, biểu đồ điểm hòa vốn tiêu thụ, các ví dụ minh họa và ứng dụng. 10
- 7 Chương 5: Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận 5.1. Phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ Phân tích hòa vốn đường cong: Tại sao có khái niệm phân tích hòa vốn đường cong? Ví dụ minh họa và ứng dụng Phân tích hòa vốn tiền mặt: Ý nghĩa của phân tích hòa vốn tiền mặt, ví dụ minh họa và ứng dụng Trình bày những hạn chế cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật phân tích điểm hòa vốn 5.2. Cơ cấu chi phí và đòn bẩy kinh doanh Buổi Công thức, ý nghĩa và nội dung của chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh và 07 rủi ro kinh doanh Ví dụ minh họa và ứng dụng Chương 6: Quản trị vốn lưu động Trình bày mục tiêu chương 6.1. Chính sách vốn lưu động Trình bày những khái niệm cơ bản về vốn lưu động và các chính sách vốn lưu động Ứng dụng dự toán tài chính để đưa ra các chính sách khác nhau về vốn lưu động Ví dụ minh họa 8 Chương 6: Quản trị vốn lưu động 6.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động Đánh giá tầm quan trọng của việc quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp qua 3 khía cạnh sau: Thời gian dành cho quản trị vốn lưu động, mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản lưu động, tầm quan trọng đối Buổi với doanh nghiệp nhỏ 08 6.3. Quản trị tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn Trình bày quyết định phân bổ vào tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn Trình bày mục đích tiền tồn quỹ: Mục đích thanh toán, mục đích đầu cơ và mục đích dự phòng Trình bày chi phí liên quan đến tiền tồn quỹ: Chi phí cơ hội của tiền và chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn 11
- Trình bày các mô hình quản trị tiền tồn quỹ: Mô hình Baumol, mô hình Miller-Orr Trình bày tác dụng ngân sách tiền mặt và phương pháp lập ngân sách tiền mặt để quản trị tiền tồn quỹ Trình bày phương pháp kiểm soát thu chi tiền mặt 6.4. Quản trị các khoản phải thu Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến nợ phải thu. Mối quan hệ giữa: Nợ phải thu - doanh thu - lợi nhuận – rủi ro Trình bày cách thức xây dựng chính sách bán chịu: điều khoản bán chịu, tiêu chuẩn bán chịu, hạn mức tín dụng Phân tích rủi ro liên quan bán chịu, chi phí liên quan đến bán chịu và quy trình thu hồi nợ bán chịu 6.4. Quản trị các khoản phải thu (tt) Ra quyết định bán chịu trong các điều kiện cụ thể tỉ như: nới lõng hay thu hẹp tiêu chuẩn bán chịu thì quyết định bán chịu sẽ thay đổi ra sao? Kéo dài hay rút ngắn số ngày bán chịu thì quyết định bán chịu sẽ thay đổi ra sao?.... 6.5. Quản trị hàng tồn kho Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hang tồn kho. Trình bày mục đích dự trữ hàng tồn kho: Đáp ứng nhu cầu sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Trình bày cách phân loại hàng tồn kho: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm sản xuất dỡ dang, tồn kho thành phẩm Trình bày các chi phí liên quan đến hàng tồn kho: Chi phí đặt mua hàng, chi phí hàng nằm dự trữ trong kho, chi phí khác Trình bày các mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả 9 Chương 7: Nguồn tài trợ ngắn hạn Trình bày mục tiêu chương Buổi 7.1. Tín dụng thương mại 09 Thời hạn thiếu chịu: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn thiếu chịu đối với một doanh nghiệp dùng việc mua chịu như là một nguồn tài trợ 12
- Sử dụng việc mua bán chịu: Việc mua bán chịu sẽ ảnh hưởng đến các khoản phải thu và các khoản phải trả. Vậy doanh nghiệp đang tài trợ cho việc mua bán chịu hay ngược lại Các điểm lợi của việc mua chịu: Những ưu và nhược điểm của việc mua chịu như là nguồn tài trợ 7.2. Tín dụng ngân hàng Đặc điểm của nợ vay: Các khoản nợ vay ngắn hạn từ các NHTM có những đặc điểm cơ bản cần phân biệt để từ đó có thể sử dụng hình thức tài trợ này tốt nhất: Vay theo món hay theo hạn mức tín dụng; Kích thước của một khoản vay; Thời hạn; lãi suất vay; … Lựa chọn ngân hàng: Các ngân hàng thương mại thường có những chính sách cho vay khác nhau, vì vậy cần phải nhận diện được các NHTM trên thị trường để có thể lựa chọn được NHTM phù hợp với doanh nghiệp nhất 7.3. Thương phiếu Là một nguồn tài trợ ngắn hạn khác, được sử dụng từ các doanh nghiệp lớn Ưu và nhược điểm của hình thức tài trợ này 7.4. Tài trợ ngắn hạn có đảm bảo Đây là những hình thức tài trợ ngắn hạn khác được đảm bảo bằng các khoản phải thu hay tồn kho Tài trợ bằng các khoản phải thu: Trình bày những đặc điểm, thủ tục, chi phí cũng như ưu và nhược điểm của hình thức tài trợ này Tài trợ bằng tồn kho: Trình bày những đặc điểm, thủ tục, chi phí cũng như ưu và nhược điểm của hình thức tài trợ này 10 Buổi Sửa bài tập và ôn tập 10 7.2 Kế hoạch giảng dạy lớp tối (3,0 tiết/buổi) S Buổi G Nội dung TT học C 1 Buổi Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính 01 Trình bày mục tiêu chương 13
- 1.1. Khái niệm về quản trị tài chính Trình bày các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp và hiểu như thế nào về quản trị tài chính 1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính Sự khác biệt và mối quan hệ giữa mục tiêu của doanh nghiệp là: tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu tài chính của doanh nghiệp thông qua các quyết định tài chính Hiểu nội dung của ba quyết định tài chính trong doanh nghiệp 1.3. Vai trò của quản trị tài chính Quản trị tài chính có tác dụng gì trong việc xác định quy mô, ngành nghề. Các loại tài sản đầu tư và các nguồn tài trợ, cái nào quan trọng hơn trong từng thời kỳ phát triển 1.4. Tầm quan trọng của các quyết định tài chính Trình bày nội dung các quyết định tài chính và tầm quan trọng của các quyết định đó đối với sự tồn tại, phát triển cũng như phá sản của doanh nghiệp. Thông qua một số ví dụ cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1.5. Chức năng của quản trị tài chính Thấy được sự khác biệt và mối quan hệ giữa tài chính và kế toán Mối quan hệ và sự cách biệt giữa cổ đông và ban điều hành doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức công tác tài chính và kế toán của doanh nghiệp 2 Chương 2: Môi trường kinh doanh, tài chính và thuế Trình bày mục tiêu chương 2.1. Các loại hình doanh nghiệp Trình bày các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện nay và Buổi các ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp 02 2.2. Môi trường tài chính Trình bày cơ bản thị trường tài chính hiện nay, cấu trúc của thị trường tài chính Trình bày cơ bản các định chế tài chính trung gian: Ngân hàng thương 14
- mại, Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán… Trình bày cơ bản các công cụ tài chính ngắn hạn và công cụ tài chính dài hạn trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ: tín phiếu công ty, thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu… 3 . Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Trình bày mục tiêu chương 3.1. Những vấn đề chung phân tích báo cáo tài chính Trình bày khái niệm phân, đối tượng và mục đích phân tích phân báo cáo tài chính Trình bày cách đọc hiểu báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo ngân lưu Trình bày mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính và một số nguyên nhân làm biến dạng số liệu trên báo cáo tài chính 3.2. Phân tích các tỷ số tài chính Trình bày các nhóm tỷ số tài chính sử dụng trong phân tích Buổi Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số thanh toán: Tỷ 03 số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tiền… Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số đòn cân nợ: Tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, tỷ số đòn bẩy nợ, tỷ số thanh toán lãi vay… Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số hoạt động: Vòng quay khoản phải thu, số ngày thu tiền bán hàng chịu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tổng tài sản… Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số doanh lợi: Doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn chủ sở hữu… Trình bày công thức, ý nghĩa và ví dụ minh họa nhóm tỷ số chứng khoán: Thu nhập mỗi cổ phần, tỷ số giá trên thu nhập, thị giá trên thư giá… Trình bày nhược điểm của phân tích tỷ số tài chính 4 Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính (tt) 3.3. Phân tích tài chính Dupont Buổi Ý nghĩa và mục đích phân tích tài chính Dupont 04 Trình bày công thức và ví dụ minh họa mối qua hệ giữa ROS, ROA và vòng quay tài sản 15
- Trình bày công thức và ví dụ minh họa mối quan hệ giữa ROA , ROE và đòn bẩy tài chính Tổng hợp các nhân tố tác động lên tỷ số ROE thông quan phương trình tài chính Dupont 3.4. Báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ Trình bày phương pháp lập báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ Hướng dẫn phân tích báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ trong đánh giá tài chính công ty Các bài tập thực hành Chương 4: Dự toán tài chính Trình bày mục tiêu chương 4.1. Những vấn đề chung về dự toán tài chính Trình bày mục đích lập dự toán tài chính và căn cứ để lập dự toán tài chính 5 Chương 4: Dự toán tài chính .2. Các phương pháp dự toán nhu cầu vốn kinh doanh Trình bày phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu để dự toán nhu cầu vốn: kỹ thuật và các bước thực hiện cũng như các ví dụ minh họa Trình bày phương pháp hồi quy đơn biến: Trình bày phương pháp hồi quy đơn biến dạng đơn giản thông qua việc tập hợp dữ liệu quá khứ, biến số duy nhất là chỉ tiêu doanh thu; ví dụ minh họa Trình bày phương pháp hồi quy đa biến: Chỉ dừng ở mức giới thiệu cơ bản Buổi về phương pháp này 05 So sánh các phương pháp dự toán: Trình bày sự sai biệt trong dự toán đối với các phương pháp 4.3. Dự toán báo cáo tài chính bằng phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu Tóm tắc lại kỹ thuật và các bước thực hiện dự toán nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ theo phần trăm doanh thu. Ví dụ minh họa lập dự toán nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu để: Dự toán bảng kết quả kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo ngân lưu. 6 Buổi Sửa bài tập và bài kiểm tra giữa kỳ 16
- 06 Chương 5: Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận Trình bày mục tiêu chương 5.1. Phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ Trình bày các phương pháp phân loại chí phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó phân biệt định phí và biến phí 7 Chương 5: Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận 5.1. Phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ Buổi Khái niệm điểm hòa vốn tiêu thụ, công thức xác định điểm hòa vốn tiêu 07 thụ, ý nghĩa phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ, biểu đồ điểm hòa vốn tiêu thụ, các ví dụ minh họa và ứng dụng. 8 Chương 5: Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận 5.1. Phân tích điểm hòa vốn tiêu thụ Phân tích hòa vốn đường cong: Tại sao có khái niệm phân tích hòa vốn Buổi đường cong? Ví dụ minh họa và ứng dụng 08 Phân tích hòa vốn tiền mặt: Ý nghĩa của phân tích hòa vốn tiền mặt, ví dụ minh họa và ứng dụng Trình bày những hạn chế cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật phân tích điểm hòa vốn 9 Chương 5: Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận (tt) 5.2. Cơ cấu chi phí và đòn bẩy kinh doanh Công thức, ý nghĩa và nội dung của chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh và rủi ro kinh doanh Ví dụ minh họa và ứng dụng 5.3. Cơ cấu chi phí và đòn bẩy tài chính Buổi Doanh nghiệp nên vay nợ bao nhiêu là hợp lý trong từng giai đoạn phát 09 triển, chọn lựa một cơ cấu tài chính tối ưu? Phân tích điểm hòa vốn EBIT: Ý nghĩa điểm hòa vốn EBIT và kỹ thuật xác định Lý thuyết đòn bẩy tài chính: Trình bày lý thuyết cơ bản của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính, để thấy được mức độ ảnh hưởng của nợ đến ROE hoặc EPS.Ví dụ minh họa Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính: Quyết định về cơ cấu tài chính phải 17
- phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp và từng giai đoạn phát triển. Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận phải được cân nhắc. Ví dụ minh họa và ứng dụng 10 Chương 5: Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận (tt) 5.4. Đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính là không thể tách rời, vì mọi quyết định tài chính của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế và vấn đề rủi ro. Trình bày mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thong qua đòn bẩy tổng hợp. Ví dụ minh họa và ứng dụng Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính Buổi Cơ cấu tài chính không chỉ phụ thuộc vào rủi ro và lợi nhuận, nó còn tùy 10 thuộc vào nhiều yếu tố khác khi quyết định Chương 6: Quản trị vốn lưu động Trình bày mục tiêu chương 6.1. Chính sách vốn lưu động Trình bày những khái niệm cơ bản về vốn lưu động và các chính sách vốn lưu động Ứng dụng dự toán tài chính để đưa ra các chính sách khác nhau về vốn lưu động Ví dụ minh họa 11 Chương 6: Quản trị vốn lưu động(tt) Trình bày mục tiêu chương 6.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động Đánh giá tầm quan trọng của việc quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp qua 3 khía cạnh sau: Thời gian dành cho quản trị vốn lưu động, Buổi mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản lưu động, tầm quan trọng đối với 11 doanh nghiệp nhỏ 6.3. Quản trị tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn Trình bày quyết định phân bổ vào tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn Trình bày mục đích tiền tồn quỹ: Mục đích thanh toán, mục đích đầu cơ và mục đích dự phòng 18
- Trình bày chi phí liên quan đến tiền tồn quỹ: Chi phí cơ hội của tiền và chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn Trình bày các mô hình quản trị tiền tồn quỹ: Mô hình Baumol, mô hình Miller-Orr Trình bày tác dụng ngân sách tiền mặt và phương pháp lập ngân sách tiền mặt để quản trị tiền tồn quỹ Trình bày phương pháp kiểm soát thu chi tiền mặt.... 12 Chương 6: Quản trị vốn lưu động (tt) 6.4. Quản trị các khoản phải thu Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến nợ phải thu. Mối quan hệ giữa: Nợ phải thu - doanh thu - lợi nhuận – rủi ro Trình bày cách thức xây dựng chính sách bán chịu: điều khoản bán chịu, tiêu chuẩn bán chịu, hạn mức tín dụng Phân tích rủi ro liên quan bán chịu, chi phí liên quan đến bán chịu và quy trình thu hồi nợ bán chịu Ra quyết định bán chịu trong các điều kiện cụ thể tỉ như: nới lõng hay thu Buổi hẹp tiêu chuẩn bán chịu thì quyết định bán chịu sẽ thay đổi ra sao? Kéo dài 12 hay rút ngắn số ngày bán chịu thì quyết định bán chịu sẽ thay đổi ra sao? 6.5. Quản trị hàng tồn kho Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hang tồn kho. Trình bày mục đích dự trữ hàng tồn kho: Đáp ứng nhu cầu sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Trình bày cách phân loại hàng tồn kho: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm sản xuất dỡ dang, tồn kho thành phẩm Trình bày các chi phí liên quan đến hàng tồn kho: Chi phí đặt mua hàng, chi phí hàng nằm dự trữ trong kho, chi phí khác Trình bày các mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả 13 Chương 7: Nguồn tài trợ ngắn hạn Trình bày mục tiêu chương Buổi 7.1. Tín dụng thương mại 13 Thời hạn thiếu chịu: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn thiếu chịu đối với một doanh nghiệp dùng việc mua chịu như là một 19
- nguồn tài trợ 7.2. Tín dụng ngân hàng Đặc điểm của nợ vay: Các khoản nợ vay ngắn hạn từ các NHTM có những đặc điểm cơ bản cần phân biệt để từ đó có thể sử dụng hình thức tài trợ này tốt nhất: Vay theo món hay theo hạn mức tín dụng; Kích thước của một khoản vay; Thời hạn; lãi suất vay; … Lựa chọn ngân hàng: Các ngân hàng thương mại thường có những chính sách cho vay khác nhau, vì vậy cần phải nhận diện được các NHTM trên thị trường để có thể lựa chọn được NHTM phù hợp với doanh nghiệp nhất 14 7.3. Thương phiếu Là một nguồn tài trợ ngắn hạn khác, được sử dụng từ các doanh nghiệp lớn Ưu và nhược điểm của hình thức tài trợ này Buổi 7.4. Tài trợ ngắn hạn có đảm bảo 14 Đây là những hình thức tài trợ ngắn hạn khác được đảm bảo bằng các khoản phải thu hay tồn kho Tài trợ bằng các khoản phải thu: Trình bày những đặc điểm, thủ tục, chi phí cũng như ưu và nhược điểm của hình thức tài trợ này 15 Buổi Sửa bài tập và ôn tập 15 8. Phụ trách môn học Giảng viên: Trần Thế Sao Địa chỉ và email liên hệ: sao.tt@ou.edu.vn TRƯỞNG KHOA GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN Trịnh Thùy Anh Trần Thế Sao 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương môn học "Quản trị quan hệ khách hàng" của trường Đại học Mở TPHCM - Khoa Quản trị kinh doanh
6 p |
2708 |
573
-
Đề cương ôn tập Quản trị học đại cương
20 p |
640 |
62
-
Đề cương môn học: Quản trị rủi ro
4 p |
539 |
53
-
Đề cương môn học Quản trị chất lượng
10 p |
359 |
22
-
Đề cương môn học nguyên lý quản trị kinh doanh
34 p |
468 |
16
-
Đề cương môn học Quản trị sản xuất (Mã học phần: PMA331)
18 p |
27 |
7
-
Đề cương môn học: Quản trị học
6 p |
118 |
7
-
Đề cương môn học Quản trị nhân sự trong khu vực công
17 p |
15 |
3
-
Đề cương môn học Quản trị bán hàng (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
17 p |
18 |
2
-
Đề cương môn học Quản trị kênh phân phối (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
13 p |
12 |
1
-
Đề cương môn học Quan hệ công chúng (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
14 p |
11 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị thương hiệu (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
11 p |
9 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị Marketing (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
16 p |
5 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị chiến lược (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
9 p |
7 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị nhân lực (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
14 p |
4 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị học (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
17 p |
4 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị quan hệ khách hàng (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
18 p |
4 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
