
Đề cương môn học Quản trị kênh phân phối (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download

Môn học "Quản trị kênh phân phối" giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của kênh phân phối trong chuỗi cung ứng và phương pháp tối ưu hóa hệ thống phân phối. Mục tiêu của môn học là cung cấp kiến thức về quản lý kênh phân phối, quan hệ đối tác và chiến lược mở rộng thị trường. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương môn học "Quản trị kênh phân phối" để biết thêm chi tiết về các phương pháp phát triển hệ thống phân phối hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương môn học Quản trị kênh phân phối (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. Thông tin về môn học 1.1 Tên môn học tiếng Việt: Quản trị kênh phân phối 1.2 Tên môn học tiếng Anh: Distribution Channel Management 1.3 Mã môn học: BADM3335 1.4 Khoa/Ban phụ trách: Quản trị kinh doanh 1.5 Số tín chỉ: 3TC (3LT/TH) 1.6 Điều kiện tiên quyết 2. Mô tả môn học Quản trị kênh phân phối là môn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Đây là môn học bắt buộc sau khi đã học xong các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành và môn kiến thức chung của ngành. Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về xây dựng mạng lưới phân phối và tiêu thụ, là cơ sở cho quá trình triển khai các hoạt động bán hàng của một doanh nghiệp. 3. Mục tiêu môn học 3.1 Mục tiêu chung Sau khi học xong môn này sinh viên có thể đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Trình bày, giải thích được những kiến thức căn bản về hoạt động phân phối và cách thức quản trị hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp Mục tiêu 2: Trình bày, giải thích được các yếu tố môi trường và phân tích được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động của kênh phân phối của doanh nghiệp. Mục tiêu 3: Phân tích và ứng dụng lý thuyết quản trị vào thực tế các hoạt động kênh phân phối của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát kênh phân phối Mục tiêu 4: Thực hành các kỹ năng quản trị hiệu quả, bao gồm kỹ năng giao tiếp - truyền thông, làm việc nhóm, ra quyết định và giải quyết vấn đề về kênh phân phối. Mục tiêu 5: Chủ động, tích cực quan tâm đúng mức đến các hoạt động quản trị, thích tương tác, làm việc nhóm, quan tâm đến lợi ích kênh phân phối của tổ chức. 1
- 3.2 Mục tiêu cụ thể: 3.2.1 Kiến thức - Trình bày và giải thích được những kiến thức cơ bản về hoạt động phân phối và cách thức quản trị hệ thống kênh phân phối của một doanh nghiệp. (Mục tiêu 1,2) - Nhận dạng và phân tích được các loại hệ thống kênh phân phối khác nhau, chức năng của một kênh phân phối trong bối cảnh và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. (Mục tiêu 1,2) - Trình bày và phân tích được yếu tố môi trường, cũng như mức độ tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động của kênh phân phối như thế nào. (Mục tiêu1,2) - Phân tích được cấu trúc của một kênh, các chiến lược kênh và quy trình thiết kế một hệ thống kênh phân phối sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. (Mục tiêu 1,2,3) - Nhận dạng được các rủi ro tiềm ẩn và hiện có các mâu thuẫn trong kênh, đưa ra các quyết định phù hợp về sử dụng và quản lý kênh phân phối (Mục tiêu 3,4) - Ý thức được việc vận dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản trị kênh. (Mục tiêu 3,4) - Trình bày được các vấn đề về hậu cần phân phối hay còn gọi là phân phối hàng hoá vật chất. (Mục tiêu 1,2) 3.2.2 Kỹ năng Kỹ năng cứng - Giúp sinh viên có thể thiết kế được một hệ thống kênh phân phối và đưa ra một số các giải pháp giải quyết các mẫu thuẫn thường gặp phát sinh trong kênh. (Mục tiêu 3,4,5) - Hoạch định được một số chiến lược kênh phân phối ở mức đơn giản phù hợp với đặc điểm mặt hàng kinh doanh và điều kiện của doanh nghiệp. (Mục tiêu 3,4) - Giúp sinh viên có được những kỹ năng ở tầm vĩ mô để hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp trong hệ thống kênh phân phốI ở mức đơn giản. (Mục tiêu 3,4,5) Kỹ năng mềm - Làm cho sinh viên có cảm giác thích thú và ham muốn tìm hiểu một cách chủ động những vấn đề đặt ra trong việc thiết kế và quản trị một hệ thống kênh phân phối. - Khơi dậy tính sáng tạo và năng động của sinh viên qua các bài tập thực hành. 2
- 3.2.3Thái độ - Làm cho sinh viên có cảm giác thích thú và ham muốn tìm hiểu một cách chủ động những vấn đề đặt ra trong việc thiết kế và quản trị một hệ thống kênh phân phối. - Khơi dậy tính sáng tạo và năng động của sinh viên qua các bài tập thực hành trên lớp. 4. Nội dung môn học S Tên Số tiết TL Mục, tiểu mục TT chương TC LT BT TH TH 1. Chương 1: 1.1 Khái niệm và vai trò của kênh phân Tổng quan phối về kênh 1.2 Các chức năng và dòng chảy trong 4 3 1 phân phối kênh phân phối 1.3 Lý thuyết về quá trình phát triển phân phối 2. Chương 2: 2.1 Môi trường bên ngòai kênh phân phối Đọc tài Môi trường 2.2 Môi trường bên trong kênh phân phối liệu, kênh phân chuẩn bị phối 7 5 2 làm bài tập và thuyết trình 3. Chương 3: 3.1 Tổng quan cấu trúc kênh phân phối Đọc tài Cấu trúc 3.2 Các thành viên trong kênh phân phối liệu, kênh phân 3.3 Các tổ chức bổ trợ kênh phân phối chuẩn bị phối 6 3 1 2 làm bài tập và thuyết trình 4. Chương 4: 4.1 Khái quát về chiến lược kênh phân Chiến lược phối 6 4 2 kênh phân 4.2 Chiến lược kênh phân phối trong các Đọc tài phối mục tiêu chiến lược marketing của doanh liệu, 3
- S Tên Số tiết TL Mục, tiểu mục TT chương TC LT BT TH TH nghiệp chuẩn bị 4.3 Chiến lược kênh phân phối với các làm bài chiến lược marketing mix tập và 4.4 Các lọai chiến lược kênh phân phối thuyết trình 5. Chương 5: 5.1 Khái quát về thiết kế kênh Thiết kế 5.2 Nhận dạng nhu cầu phải thiết kế kênh kênh phân 5.3 Xác định và phối hợp các mục tiêu Đọc tài phối phân phối liệu, 5.4 Phân lọai các công việc phân phối chuẩn bị 5.5 Phân tích các biến số ảnh hưởng đến 5 3 2 làm bài cấu trúc kênh tập và 5.6 Phát triển các cấu trúc kênh có thể thay thuyết thế trình 5.7 Lựa chọn cấu trúc kênh tối ưu 5.8 Lựa chọn các thành viên kênh phân phối 6. Chương 6: 6.1 Bản chất của quản trị kênh Đọc tài Quản trị 6.2 Nhận diện tiềm tàng và thực tại xung liệu, kênh phân đột trong kênh chuẩn bị phối 6.3 Đánh giá các thành viên và điều chỉnh làm bài hệ thống kênh phân phối 12 8 1 3 tập và 6.4 Vận dụng các yếu tố marketing mix thuyết trong quản trị kênh trình 6.5 Động viên khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối 7. Chương 7: 7.1 Công nghệ thông tin đối với quản trị Đọc tài Công nghệ kênh phân phối truyền thống liệu, 2 2 thông tin 7.2 Công nghệ thông tin trong xu thế chuẩn bị đối với thương mại điện tử làm bài 4
- S Tên Số tiết TL Mục, tiểu mục TT chương TC LT BT TH TH kênh phân tập và phối thuyết trình 8. Chương 8: 8.1 Khái quát về họat động hậu cần trong Đọc tài Hoạt động phân phối liệu, hậu cần 8.2 Tổ chức và quản lý họat động hậu cần chuẩn bị trong phân trong phân phối 3 2 1 làm bài phối tập và thuyết trình Tổng cộng 45 30 10 5 5. Học liệu 5.1 Tài liệu chính TS. Trần Thị Ngọc Trang & Ths. Trần Văn Thi (chủ biên)- Giáo trình Quản trị kênh phân phối-NXB Thống kê 2008 (số PL 658.84) 5.2 Tài liệu tham khảo Robert W. Palmatier, Louis W. Stern, Adel I. El-Ansary.- Marketing channel strategy - Pearson 2015 (số PL 658.87) Bert Rosenbloom.- Marketing channels : A management view -South-Western 2013 (số PL 658.87) PGS TS Trương Đình Chiến- Quản trị kênh phân phối-NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 2010. (số PL 658.84 ) Louis W. Sten & Adel I.El-Ansary & Anne T. Coughlan - Marketing channels- Prentice Hall 1988 (số PL 658.84) Phương pháp dạy – học Giảng lý thuyết Giảng viên hướng dẫn lý thuyết trên lớp, chủ yếu nhấn mạnh các khái niệm, các vấn đề cốt lõi và quan trọng ở mỗi chương. Giảng viên cũng hướng dẫn sinh viên tiến hành thảo luận theo chủ đề, phân tích tình huống thực tiễn. 5
- Sinh viên nên hình thành các nhóm học tập để cùng hỗ trợ nhau trong việc học lý thuyết, nghiên cứu các tình huống quản trị trong thực tiễn. Sinh viên cần đọc tài liệu trước ở nhà theo các chương tương ứng với nội dung học đã quy định tại đề cương. Các vấn đề chưa hiểu có thể thảo luận nhóm hoặc đề nghị giảng viên hướng dẫn thêm. Việc giảng lý thuyết này nhằm cung cấp nền tảng lý thuyết, kết hợp với việc sinh viên tích cực học tập cá nhân hoặc theo nhóm, sẽ giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 1, 2, 3, 5. Giảng theo phương pháp nêu vấn đề Giảng viên sẽ nêu lên một vấn đề cần được suy nghĩ, trao đổi, chia sẻ. Các sinh viên sẽ được dành một khoảng thời gian ngắn để tự trả lời câu hỏi và trao đổi với bạn trong nhóm, sau đó trao đổi trên lớp. Giảng viên sẽ định hướng, hướng dẫn và phân tích các ý kiến trao đổi của sinh viên, từ đó hệ thống hoá lại làm cơ sở để dẫn dắt đến lý thuyết. Sau mỗi trường hợp giảng theo phương pháp nêu vấn đề, sinh viên sẽ học được cách lý giải các tình huống thực tế căn cứ theo lý thuyết, sinh viên được hệ thống hoá lý thuyết nền tảng, nói tóm lại là từ vấn đề để hệ thống hoá lý thuyết. Việc giảng theo phương pháp nêu vấn đề nhằm hệ thống hoá và dẫn dắt lý thuyết nền tảng từ các vấn đề cụ thể, kết hợp với việc sinh viên tích cực trao đổi, sẽ giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 1, 2, 3, 5. Giảng theo tình huống Giảng viên sẽ giảng giải lý thuyết dựa theo một tình huống của một công ty. Thông thường, tình huống sẽ được cung cấp trước để sinh viên đọc và tìm hiểu. Trên lớp sinh viên sẽ nêu ý kiến trao đổi, thảo luận. Dựa trên đó giảng viên dẫn dắt, giảng giải lý thuyết để sinh viên hiểu rõ hơn và lý giải được tình huống trong thực tế. Việc giảng theo tình huống nhằm tạo cơ hội giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 3, 5. Thảo luận nhóm theo chủ đề hoặc phân tích tình huống Sinh viên tiến hành thảo luận theo nhóm về một chủ đề hoặc thực hiện phân tích tình huống. Tình huống có thể cho dưới dạng văn bản, hoặc video thể hiện 1 tình huống cần giải quyết tại công ty. Mỗi nhóm có thể tập hợp từ 5 đến 10 sinh viên. Kết thúc quá trình thảo luận nhóm, sinh viên thực hiện viết tiểu luận theo chủ đề, hoặc làm báo cáo phân tích tình huống cho trước. Nhóm sinh viên cần nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn như internet, tạp chí, tài liệu... để có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ vấn đề. Các báo cáo (dưới dạng word) được minh họa, trích dẫn tài liệu học thuật, hoặc dẫn 6
- chứng cụ thể sẽ được đánh giá cao. Các sinh viên không tham gia thảo luận, hoặc không đóng góp ý kiến và thực hiện các công việc cụ thể sẽ không có điểm phần này. Việc thảo luận nhóm này nhằm tạo cơ hội giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 3, 4, 5. Thuyết trình kết quả thảo luận nhóm theo chủ đề Các nhóm tiến hành trình bày kết quả thảo luận. Phần trình bày được thực hiện dưới dạng power point. Cần lưu ý thời gian trình bày, mỗi nhóm trình bày trong 5 - 10 phút tùy thuộc vào chủ đề hoặc tình huống cụ thể và theo yêu cầu của giảng viên. Các sinh viên không tham gia vào buổi thảo luận nhóm, không có các hoạt động cụ thể đóng góp vào báo cáo, không tham gia trong buổi thuyết trình, sẽ không có điểm phần này. Trình bày kết quả thảo luận nhóm này nhằm tạo cơ hội giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 3, 4, 5. Nghe báo cáo chuyên đề Tùy theo điều kiện cụ thể, các sinh viên sẽ được tham dự một buổi báo cáo chuyên đề về “Các thách thức trong quản trị hệ thống kênh phân phối hiện nay” hay “Làm thế nào để thiết kế kênh phân phối hiệu quả với doanh nghiệp”. Báo cáo chuyên đề có thể được thực hiện tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, người báo cáo là các nhà quản trị doanh nghiệp được mời về; hoặc có thể thực hiện tại các công ty, doanh nghiệp. Sau đó sinh viên làm bản thu hoạch trả lời một số câu hỏi đặt ra liên quan đến vấn đề được nghe báo cáo. Sinh viên cũng có thể tổng kết những gì học hỏi được từ việc nghe báo cáo chuyên đề trong bản thu hoạch này. Bản thu hoạch được nộp cho giảng viên đứng lớp chính. Nghe báo cáo chuyên đề nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 2, 3, 5. Tham quan doanh nghiệp Tùy theo điều kiện cụ thể, các sinh viên có thể được tham quan doanh nghiệp để tìm hiểu về một công ty thực sự với các phòng ban, cơ sở hạ tầng… đang hoạt động như thế nào, được trao đổi cới các nhà quản trị về các vấn đề trong hoạt động quản trị, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Sau đó sinh viên làm bản thu hoạch trả lời một số câu hỏi đặt ra liên quan đến vấn đề quan sát và tìm hiểu được. Tham quan doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 2, 3, 5. Sinh viên nghe báo cáo chuyên đề, tham quan doanh nghiệp hoặc tham gia các hoạt động khác thay thế theo sự hướng dẫn của giảng viên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. 7
- Làm bài tập lớn môn học Tùy vào điều kiện cụ thể, sinh viên có thể kiến tập tại doanh nghiệp để làm bài tập lớn theo yêu cầu của giảng viên. Bài tập lớn có thể là một tình huống lớn, hoặc đi khảo sát tại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình quản trị, kinh doanh của công ty và về viết bài luận thu hoạch. Sinh viên cần nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn như internet, tạp chí, tài liệu... để có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ vấn đề. Các báo cáo (dưới dạng word) được minh họa, trích dẫn tài liệu học thuật, hoặc dẫn chứng cụ thể sẽ được đánh giá cao. Sinh viên có thể được yêu cầu làm bài tập lớn môn học theo cá nhân hoặc theo nhóm, tuỳ vào mức độ, quy mô lớp và điều kiện cụ thể của mỗi lớp. Làm bài tập lớn môn học nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu 3, 5. 6. Đánh giá kết quả học tập STT Hình thức đánh giá Trọng số 1 Điểm đánh giá quá trình 50% (Bao gồm điểm cá nhân kết quả của bài kiểm tra giữa kỳ và các bài tập cá nhân - điểm nhóm gồm điểm các bài thực hành, thảo luận và thuyết trình theo nhóm..) 2 Thi hết môn 50% 7 .Tổ chức giảng dạy và học tập Thực hiện theo Quy chế học vụ theo học chế tín chỉ ban hành kèm quyết định số hiện hành của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Tp.HCM. 7.1 Kế hoạch giảng dạy lớp ngày (4,5 tiết/buổi) S YÊU TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI T CẦU/MỤC NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC T TIÊU /ĐÓNG VAI TIÊU 1. Buổi - Tổng quan về • Thảo luận • Chỉ ra điểm chính của 1 kênh phân phối Xu hướng phát xu hướng Lý thuyết: 3,5 tiết triển hệ thống • Chỉ ra nguyên nhân Thảo luận : 1 tiết phân phối hiện dẫn đến xu hướng đó nay • Phân tích và lý giải các nguyên nhân dựa trên căn cứ khoa học. 8
- S YÊU TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI T CẦU/MỤC NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC T TIÊU /ĐÓNG VAI TIÊU • Được sự đồng tình cao của người học về các lý giải đó. • Khuyến khích sự trao đổi sôi nổi giữa các thành viên khác trong lớp. 2. Buổi - Môi trường kênh 2 phân phối Lý thuyết: 4,5 tiết 3. Buổi - Môi trường kênh • Thảo luận • Chỉ ra các yếu tố bên 3 phân phối Các yếu tố môi ngoài nào một cách cụ Thảo luận: 2 trường bên thể tác động làm thay đổi tiết ngoài nào tác kênh phân phối hiện tại - Cấu trúc kênh động mạnh đến • Lý giải được nguyên phân phối sự thay đổi nhân chính dẫn đến sự Lý thuyết: 2,5 tiết kênh phân phối thay đổi đó từ yếu tố của hàng hóa công nghệ và internet. hiện nay so với 10 năm trước 4. Buổi - Cấu trúc kênh • Tình huống • Phân tích tình huống rõ 4 phân phối ràng Lý thuyết: 1,5 tiết Phân tích cấu • Chỉ ra cấu trúc kênh Thực hành: 2 tiết trúc kênh phân Unilever đã sử dụng - Chiến lược kênh phối của • Nêu nhận định riêng phân phối Unilever cho của nhóm lý giải cho sự Lý thuyết: 1 tiết các sản phẩm thành công của Unilever tiêu dùng có được phần lớn nhờ vào xây dựng kênh phân 9
- S YÊU TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI T CẦU/MỤC NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC T TIÊU /ĐÓNG VAI TIÊU phối đó. 5. Buổi - Chiến lược kênh • Tình huống: • Phân tích tình huống rõ 5 phân phối Phân tích chiến ràng Lý thuyết: 2,5 lược kênh phân • Chỉ ra cách thức thực tiết phối sản phẩm hiện Marketing qua hoạt Tình huống: 2 tiết Apple phù hợp động phân phối của với chiến lược Apple Marketing của • Nêu nhận định riêng nó. của nhóm lý giải cho sự thành công đó. 6. Buổi - Chiến lược kênh • Bài tâp: • Tính toán đúng 6 phân phối Tính toán và Giải thích được các biến Lý thuyết: 0,5 phân tích các số ảnh hưởng đến cấu tiết biến số ảnh trúc kênh như thế nào. - Thiết kế kênh hưởng đến cấu phân phối trúc kênh Lý thuyết: 2 tiết Bài tập: 2 tiết 7. Buổi - Thiết kế kênh Bài tập: • Tính toán đúng 7 phân phối Tính các chỉ số Giải thích được ý nghĩa Lý thuyết: 1 tiết đánh giá hiệu các chỉ số - Quản trị kênh quả kênh phân phối Lý thuyết: 2,5 tiết Bài tập: 1 tiết 8. Buổi - Quản trị kênh • Tình huống • Phân tích rõ ràng tình 8 phân phối Cách thức huống Lý thuyết: 2,5 chuyển mình • Nêu bật những điểm 10
- S YÊU TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI T CẦU/MỤC NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC T TIÊU /ĐÓNG VAI TIÊU tiết của Startbuck chính tạo ra thành công Tình huống: 2 tiết qua điều chỉnh và vai trò của từng thành chính sách và viên trong kênh phân mối quan hệ, phối của Startbuck vai trò giữa các thành viên trong hệ thống kênh phân phối của mình. 9. Buổi - Quản trị kênh • Thảo luận • Chỉ ra các thách thức 9 phân phối Các thách thức chính hiện tại Lý thuyết: 3 tiết trong quản trị • Phân tích và lý giải các Thảo luận: 1 tiết kênh phân phối nguyên nhân của các - Công nghệ thông hiện nay thách thức đó dựa trên tin đối với kênh PP căn cứ khoa học. Lý thuyết: 0,5 • Được sự đồng tình cao tiết của người học về các lý giải đó. • Khuyến khích sự trao đổi sôi nổi giữa các thành viên khác trong lớp. 10.Buổi - Công nghệ thông 10 tin đối với kênh PP Lý thuyết: 1,5 tiết - Hoạt động hậu cần trong phân phối Lý thuyết: 2 tiết 11
- S YÊU TÌNH HUỐNG ĐÁNH GIÁ VIỆC BUỔI T CẦU/MỤC NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐẠT ĐƯỢC MỤC HỌC T TIÊU /ĐÓNG VAI TIÊU Bài tập: 1 tiết 7.2 Kế hoạch giảng dạy lớp tối (3 tiết/buổi) STT Buổi học Nội dung Ghi chú 1. Buổi 1 - Tổng quan về kênh phân phối Lý thuyết: 2 tiết Bài tập: 1 tiết 2. Buổi 2 - Tổng quan về kênh phân phối Lý thuyết: 0,5 tiết - Môi trường kênh phân phối Lý thuyết: 2 tiết Bài tập: 0.5 tiết 3. Buổi 3 - Môi trường kênh phân phối Lý thuyết: 2,0 tiết Bài tập: 1 tiết 4. Buổi 4 - Môi trường kênh phân phối Lý thuyết: 0,5 tiết - Cấu trúc kênh phân phối Lý thuyết: 2 tiết Bài tập: 0.5 tiết 5. Buổi 5 - Cấu trúc kênh phân phối Lý thuyết: 1 tiết Thực hành: 1.5 tiết - Chiến lược kênh phân phối Lý thuyết: 0,5 tiết 6. Buổi 6 - Chiến lược kênh phân phối Lý thuyết: 2,0 tiết Bài tập: 1 tiết 7. Buổi 7 - Chiến lược kênh phân phối Lý thuyết: 1 tiết Bài tập: 1 tiết - Thiết kế kênh phân phối Lý thuyết: 1,0 tiết 8. Buổi 8 - Thiết kế kênh phân phối Lý thuyết: 1,5 tiết Bài tập: 1.5 tiết 9. Buổi 9 Bài tập: 1.5 tiết 12
- STT Buổi học Nội dung Ghi chú Kiểm tra giữa kỳ: 1.5 tiết 10. Buổi 10 - Quản trị kênh phân phối Lý thuyết: 2,0 tiết Bài tập: 1 tiết 11. Buổi 11 - Quản trị kênh phân phối Lý thuyết: 1,5 tiết Thực hành: 1.5 tiết 12. Buổi 12 - Quản trị kênh phân phối Lý thuyết: 2,0 tiết Thực hành: 1 tiết 13. Buổi 13 - Quản trị kênh phân phối Lý thuyết: 1,5 tiết - Công nghệ thông tin đối với kênh PP Lý thuyết: 1.5 tiết 14. Buổi 14 - Hoạt động hậu cần trong phân phối Lý thuyết: 2 tiết Bài tập: 1 tiết 15. Buổi 15 Ôn + giải đáp thắc mắc 8. Phụ trách môn học Giảng viên: Hoàng Đinh Thảo Vy Địa chỉ và email liên hệ: vy.hdt@ou.edu.vn TRƯỞNG KHOA GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN Trịnh Thùy Anh Hoàng Đinh Thảo Vy 13

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương môn học "Quản trị quan hệ khách hàng" của trường Đại học Mở TPHCM - Khoa Quản trị kinh doanh
6 p |
2708 |
573
-
Đề cương ôn tập Quản trị học đại cương
20 p |
640 |
62
-
Đề cương môn học: Quản trị rủi ro
4 p |
539 |
53
-
Đề cương môn học Quản trị chất lượng
10 p |
359 |
22
-
Đề cương môn học nguyên lý quản trị kinh doanh
34 p |
468 |
16
-
Đề cương môn học Quản trị sản xuất (Mã học phần: PMA331)
18 p |
27 |
7
-
Đề cương môn học: Quản trị học
6 p |
118 |
7
-
Đề cương môn học Quản trị nhân sự trong khu vực công
17 p |
15 |
3
-
Đề cương môn học Quản trị bán hàng (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
17 p |
18 |
2
-
Đề cương môn học Quan hệ công chúng (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
14 p |
11 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị thương hiệu (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
11 p |
9 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị Marketing (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
16 p |
5 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị chiến lược (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
9 p |
7 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị tài chính (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
20 p |
4 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị nhân lực (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
14 p |
4 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị học (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
17 p |
4 |
1
-
Đề cương môn học Quản trị quan hệ khách hàng (Ngành Marketing) - Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
18 p |
4 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
