intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp phân tích chính sách công

Chia sẻ: Vdfv Vdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

192
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc lựa chọn một phương pháp phân tích thích hợp với vấn đề chính sách nảy sinh trong đời sống hàng ngày có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và thời hạn phân tích, mà còn làm cho hiệu quả phân tích có đạt mong muốn hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp phân tích chính sách công

  1. Chương 6: Phương pháp phân tích chính sách công • Ý nghĩa của việc lựa chọn các phương pháp phân tích • Cơ sở khoa học của các phương pháp phân tích • Căn cứ lựa chọn phương pháp phân tích • Một số phương pháp phân tích
  2. 1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các phương pháp phân tích (1) • Việc lựa chọn một phương pháp phân tích thích hợp với vấn đề chính sách nảy sinh trong đời sống hàng ngày có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và thời hạn phân tích, mà còn làm cho hiệu quả phân tích có đạt mong muốn hay không.
  3. 1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các phương pháp phân tích (2) • Tuy nhiên, làm thế nào để lựa chọn được một phương pháp phân tích thích hợp là điều không dễ dàng, nhất là trong trường hợp các nhà phân tích thường đứng trước yêu cầu phải có câu trả lời nhanh nhất cho các khách hàng của mình với một thời gian hạn chế.
  4. 1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các phương pháp phân tích (3) • Trong thực tế, các nhà phân tích thường căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động phân tích, vào yêu cầu của khách hàng, vào giới hạn thời gian cho phép, vào quan điểm và kiến thức chuyên môn mà họ được đào tạo, vào tính phức tạp và đa dạng của vấn đề, vào nguồn tài chính và nguồn thông tin đã có để lựa chọn các phương pháp phân tích thích hợp.
  5. 1.Ý nghĩa của việc lựa chọn các phương pháp phân tích (4) • Để có được sự thành công trong phân tích thì các nhà phân tích phải biết kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nó có thể thỏa mãn một số mục tiêu này, nhưng lại gây cản trở cho một số mục tiêu khác. Vì vậy người làm phân tích cần phải kết hợp hài hòa các phương pháp phân tích nhằm thỏa mãn các mục tiêu đề ra.
  6. 2. Cơ sở khoa học của các phương pháp phân tích 2.1. Cơ sở phương pháp luận 2.2. Tư duy khoa học
  7. 2.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở khoa học của các phương pháp phân tích được hiểu là hệ thống tri thức mang tính lý luận và thực tiễn. Trong hệ thống tri thức khoa học làm cơ sở cho các phương pháp phân tích chính sách thì duy vật biện chứng và lịch sử được coi là phương pháp luận cơ bản nhất. Đó là phương pháp xem xét các hiện tượng nảy sinh các vấn đề xã hội trong mối quan hệ thống nhất, vận động và phát triển không ngừng.
  8. Phương pháp luận duy vật biện chứng yêu cầu các nhà phân tích khi xem xét các nội dung Phân tích phải xuất phát từ một số quan điểm sau: • Một là, với quan điểm hệ thống để xem xét các vấn đề xã hội và chính sách trong một tổng thể, đồng bộ và quan hệ qua lại với nhau.
  9. • Hai là, quan điểm thực tiễn là quan điểm xuyên suốt toàn bộ quá trình phân tích các vấn đề chính sách và hệ thống chính sách. • Ba là, quan điểm phát triển trong quá trình phân tích các vấn đề chính sách và hệ thống chính sách.
  10. 2.2. Tư duy khoa học • Để vận dụng có kết quả phương pháp luận duy vật biện chứng vào quá trình phân tích chính sách công, các nhà phân tích cần phải có phương pháp tư duy khoa học. Với cách tiếp cận hệ thống, phương pháp tư duy được coi như “chiếc cầu tư tưởng” nối liền phương pháp luận với các phương pháp kỹ thuật phân tích chính sách. • Phương pháp tư duy khoa học cho khả năng sáng tạo để tìm ra các phương pháp phân tích khoa học mang lại hiệu quả cao cho từng nội dung phân tích trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
  11. 3. Căn cứ lựa chọn phương pháp phân tích 3.1.Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động phân tích 3.1.1.Phân tích hàn lâm • Phân tích hàn lâm hay còn gọi là phân tích nghiên cứu, là phương pháp phân tích nhằm đúc kết một vấn đề thành nguyên lý trong một thời gian nhất định, trên phạm vi rộng. • Hoạt động phân tích này thường được các trường, các viện nghiên cứu khoa học sử dụng dưới các hình thức như các đề tài, các dự án, hay các công trình nghiên cứu khoa học. Mục đích của loại phân tích này là kiến tạo các lý thuyết lớn về lãnh vực chính sách công. Để đạt được mục đích này, các nhà phân tích thường sử dụng hệ thống phương pháp luận chặt chẽ kết hợp với trắc nghiệm lý thuyết trên thực tế.
  12. 3.1.2.Phân tích nhân quả • Phân tích nhân quả là nhằm dự đoán những ảnh hưởng thực tế của việc thực thi các chính sách công. Khách hàng của loại phân tích này là các nhà hoạch định chính sách và các ngành khoa học có liên quan. Khi tiến hành các hoạt động phân tích này người ta thường áp dụng các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như phương pháp nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, phương pháp thống kê, so sánh, chuyên gia v. v...
  13. 3.1.3.Phân tích báo chí • Phân tích báo chí là hoạt động phân tích nhằm tập trung sự chú ý của công luận đối với các vấn đề xã hội quan trọng, bức xúc trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp thường hay được sử dụng đối với loại phân tích này chủ yếu là phương pháp mô tả và phân tích phổ cập.
  14. 3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp (phân tích nhanh) (1) • Phân tích chính sách chuyên nghiệp là hoạt động phân tích nhằm tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề chính sách trong một khoảng thời gian cụ thể. Khách hàng của loại hoạt động phân tích này là các nhà hoạch định chính sách với mong muốn đặt ra là giải quyết được các vấn đề xã hội.
  15. 3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp (phân tích nhanh) (2) • Nếu như mục tiêu của phân tích hàn lâm là thiên về việc lựa chọn các phương pháp luận chặt chẽ để xây dựng và trắc nghiệm các lý thuyết thì phân tích chuyên nghiệp lại tập trung vào các phương pháp có khả năng tìm ra các cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhất, tốt nhất trong khuôn khổ thời gian hạn chế.
  16. 3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp (phân tích nhanh) (3) • Các phương pháp thường được sử dụng đối với loại phân tích này là phương pháp mang tính tổng hợp, hệ thống, phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích chi phí – lợi ích, thực nghiệm, bán thực nghiệm, phân tích quyết định...
  17. 3.2.Căn cứ vào quá trình phân tích • Theo các bước trong chu trình chính sách thì hoạt động phân tích có thể tiến hành trước, trong và sau khi chính sách đã được thực hiện. Việc lựa chọn các phương pháp phân tích cần phải phù hợp với các nội dung phân tích trong từng giai đoạn của quá trình chính sách.
  18. 3.2.1.Phân tích được tiến hành trước khi thực hiện chính sách hay còn gọi là phân tích tiền chính sách là để dự đoán các kết quả đầu ra của các chính sách thay thế. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn được chính sách tốt nhất. Vì vậy, các phương pháp phân tích có thể sử dụng trong giai đoạn này có thể là phương pháp phân tích dự báo, phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích đa mục tiêu...
  19. 3.2.2.Phân tích được tiến hành sau khi thực hiện là để mô tả và đánh giá kết quả thực hiện của chính sách, xem chính sách có được thực hiện đúng như thiết kế hay không, nếu có sự khác biệt thì tìm nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt đó. Do đó, các phương pháp phân tích chủ yếu trong giai đoạn này là tập trung vào việc đo lường kết quả đầu ra của chính sách.
  20. 3.2.3.Phân tích được tiến hành trong khi thực hiện là để mô tả và đánh giá chính sách sau khi nó vừa được đưa vào thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Mục đích là để nâng cao tính thực thi trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, có thể xếp hoạt động phân tích trong khi thực thi vào cùng với nhóm hoạt động sau khi thực thi chính sách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2