Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 6: Hoạt động PR ở cấp độ công ty chuyên nghiệp
lượt xem 9
download
Bài 6: Hoạt động PR ở cấp độ công ty chuyên nghiệp. Chương này gồm có những nội dung chính sau: Nhu cầu hình thành và phát triển các công ty PR chuyên nghiệp, cấu trúc tổ chức của một công ty PR chuyên nghiệp, các hoạt động chính của một công ty PR chuyên nghiệp, vấn đề nhân sự trong công ty PR chuyên nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 6: Hoạt động PR ở cấp độ công ty chuyên nghiệp
- Bài 6 HOẠT ĐỘNG PR Ở CẤP ĐỘ CÔNG TY CHUYÊN NGHIỆP 1. Nhu cầu hình thành và phát triển các công ty PR chuyên nghiệp 2. Cấu trúc tổ chức của một công ty PR chuyên nghiệp 3. Các hoạt động chính của một công ty PR chuyên nghiệp 4. Vấn đề nhân sự trong công ty PR chuyên nghiệp 5. Câu hỏi nghiên cứu.
- 1. Nhu cầu hình thành và phát triển các công ty PR chuyên nghiệp 1.1. Nhu cầu quảng bá thương hiệu 1.2. Lợi thế so với quảng cáo 1.3. Xu thế hình thành và phát triển 1.4. Xu thế nghề nghiệp.
- 1.1. Nhu cầu quảng bá thương hiệu • Trong thời buổi hội nhập, mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu quảng bá thương hiệu. Nhu cầu này trở thành một xu hướng kinh doanh quan trọng và ngày càng phổ biến. Có thể nói, xu hướng kinh doanh ngày nay chính là kinh doanh thương hiệu • Một thương hiệu tốt là một minh chứng hùng hồn năng lực của doanh nghiệp. Và trong các chiến lược xây dựng thương hiệu, không thể thiếu được vai trò vô cùng quan trọng của PR.
- 1.2. Lợi thế so với quảng cáo • So với quảng cáo thì ngân sách cấp cho hoạt động PR thấp hơn nhiều nhưng hiệu quả mang lại không thua kém • “Quảng cáo là mình tự nói về mình”, trong khi “PR là người khác nói về mình”. Do đó, sử dụng PR trong việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp thường có sức thuyết phục hơn vì có độ tin cậy cao hơn • Quảng cáo thuyết phục khách hàng bằng lợi ích của sản phẩm. Còn PR chinh phục khách hàng bằng những giá trị cao cả hơn.
- 1.3. Xu thế hình thành và phát triển • Hiểu rõ vai trò tích cực của PR, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến hoạt động này nhiều hơn. Ngoài việc thành lập bộ phận PR trong doanh nghiệp, trong những thời điểm cần thiết, các doanh nghiệp còn nhờ đến dịch vụ PR chuyên nghiệp bên ngoài • Không ít doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn với các công ty PR, và xem những dịch vụ được các công ty này cung cấp có tầm quan trọng không nhỏ trong chiến lược phát triển của mình • Nhu cầu trên chính là tiền đề cho hàng loạt công ty PR chuyên nghiệp ra đời và phát triển.
- 1.4. Xu thế nghề nghiệp • Nhận ra ưu thế của PR, nhiều công ty quảng cáo đã bổ sung thêm PR vào chức năng hoạt động của công ty và xem nó như một dịch vụ cung cấp cho khách hàng bên cạnh dịch vụ quảng cáo • Những yêu cầu về sự nhạy bén, năng động, khả năng sáng tạo trong hoạt động PR cũng là những yếu tố phù hợp với giới trẻ. Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, PR đang là một nghề nghiệp thu hút nhiều sự quan tâm trên thị trường lao động.
- 2. Cấu trúc tổ chức của một công ty PR chuyên nghiệp 2.1. Mô hình một công ty PR chuyên nghiệp 2.2. Chức năng của từng bộ phận.
- 2.1. Mô hình một công ty PR chuyên nghiệp • Giống như các công ty khác, công ty PR hoạt động theo luật doanh nghiệp. Có 4 hình thức là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh • Mô hình một công ty PR chuyên nghiệp thường gồm 3 thành phần chính yếu sau: – Khối hành chính; – Khối tác nghiệp; – Khối kỹ thuật.
- Mô hình một công ty PR chuyên nghiệp (Phụ lục 5) Ban giám đốc Khối tác nghiệp Khối hành chính Khối kỹ thuật •Tư vấn •Lễ tân •Nghiên cứu •Truyền thông •Hành chính •Thiết kế •Tổ chức sự kiện •Kế toán •Dàn dựng •Quản trị khủng hoảng •Nhân sự •Kỹ thuật
- 2.2. Chức năng của từng bộ phận 2.2.1. Khối hành chính 2.2.2. Khối tác nghiệp 2.2.3. Khối kỹ thuật.
- 2.2.1. Khối hành chính • Đây là khối “trung tâm đầu não” phụ trách việc quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động công ty. Khối hành chính bao quát toàn bộ công việc của các bộ phận cũng như các vấn đề về nhân sự, chính sách, thủ tục, quy chế, lương bổng, khen thưởng, kỷ luật, v.v… cho cán bộ, nhân viên toàn công ty • Thông thường, người giám đốc điều hành sẽ kiêm nhiệm quản lý khối này.
- 2.2.2. Khối tác nghiệp • Nếu như xem khối hành chính là “đầu não” thì khối tác nghiệp có thể được xem là “trái tim” của cả công ty. Khối này bao gồm các hoạt động chính của một công ty PR, nó có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty • Một số bộ phận chính gồm: 2.2.2.1. Tư vấn 2.2.2.2. Truyền thông 2.2.2.3. Tổ chức sự kiện 2.2.2.4. Quản trị khủng hoảng.
- 2.2.2.1. Tư vấn • Công việc của bộ phận này bao gồm: liên lạc, giải đáp thắc mắc, tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng các giải pháp PR hiệu quả nhất cho các vấn đề của khách hàng • Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng tư vấn dài hạn với công ty PR và xem các ý kiến tư vấn là thành phần không thể thiếu trong chiến lược quảng bá và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp • Bộ phận này đòi hỏi nhân viên phụ trách phải là người có kiến thức cao, am hiểu rộng, năng động, có tài thuyết phục và kỹ năng diễn đạt xuất sắc.
- 2.2.2.2. Truyền thông • Bộ phận này đảm đương tất cả các vấn đề liên quan đến truyền thông và các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình • Soạn thảo các thông cáo báo chí là việc làm thường xuyên của bộ phận này. Ngoài ra, bộ phận này còn phải bố trí các cuộc phỏng vấn, liên lạc với các phóng viên, điện thoại, gửi thư cho ban biên tập cũng như báo cáo kết quả với khách hàng • Nhân viên phụ trách mảng này phải là người chi tiết, cẩn thận. Khả năng diễn đạt, trình bày mạch lạc là những tố chất phải có. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng là yêu cầu cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với giới truyền thông.
- 2.2.2.3. Tổ chức sự kiện • Tổ chức sự kiện được chuẩn bị chu đáo từ khâu ý tưởng cho đến quá trình thực hiện và đánh giá kết quả. Trong thực thi công việc, bộ phận này luôn phải kết hợp với bộ phận truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh công ty khách hàng được trọn vẹn và hiệu quả hơn • Bộ phận này đòi hỏi nhân viên phụ trách phải là người tháo vát, nhanh nhạy và hết sức chu đáo. Bên cạnh đó, khả năng tiên liệu và sự linh hoạt ứng phó với tình huống bất ngờ cũng là phẩm chất không thể thiếu.
- 2.2.2.4. Quản trị khủng hoảng • Khủng hoảng luôn là cơn ác mộng của các doanh nghiệp. Bộ phận quản trị khủng hoảng của một công ty PR chuyên nghiệp phải có sự am hiểu tình hình và khả năng giải quyết vấn đề sắc sảo. Bên cạnh đó, phải nắm chắc quy luật vận động và khuynh hướng của các hiện tượng thì mới có thể giúp doanh nghiệp khách hàng vượt qua thử thách đáng sợ này • Quản trị khủng hoảng phải là những người nhiều kinh nghiệm, từng trải, có nền tảng kiến thức vững chắc, có tầm nhìn, tầm bao quát sự việc và khả năng tiên đoán các vấn đề có thể phát sinh • Giải quyết khủng hoảng không phải chỉ là công việc của một người, nó đòi hỏi công sức và trí tuệ của cả tập thể. Xử lý khủng hoảng là nhiệm vụ chung của cả bộ phận, và thậm chí, của toàn công ty.
- 2.2.3. Khối kỹ thuật • Khối kỹ thuật gồm các bộ phận hỗ trợ hoặc có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của các hoạt động trong một công ty PR • Khối này thường bao gồm các bộ phận: 2.2.3.1. Nghiên cứu 2.2.3.2. Thiết kế 2.2.3.3. Dàn dựng 2.2.3.4. Kỹ thuật.
- 2.2.3.1. Nghiên cứu • Song song với các hoạt động tác nghiệp thì việc nghiên cứu thị trường là hoạt động không thể thiếu ở các công ty PR chuyên nghiệp • Các phương pháp nghiên cứu thị trường thường được áp dụng trong PR là nghiên cứu những thông tin có sẵn, thăm dò ý kiến cũng như nghiên cứu hình ảnh của tổ chức đối với công chúng • Người phụ trách công tác nghiên cứu này, phải là người có trình độ nghiên cứu nhất định, am hiểu về thị trường và có khả năng làm việc độc lập cao.
- 2.2.3.2. Thiết kế • Khâu thiết kế rất cần thiết cho mọi hoạt động, từ việc lập kế hoạch cho đến xây dựng các biểu mẫu, hình ảnh, biểu trưng hoặc các phương tiện nhận dạng khác. Công tác thiết kế tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí khi triển khai thực hiện • Bộ phận thiết kế cần những con người làm việc tỉ mỉ, cẩn thận nhưng đồng thời cũng phải có óc thẩm mỹ và khả năng sáng tạo cao.
- 2.2.3.3. Dàn dựng • Là một khâu quan trọng trong công tác chuẩn bị của mọi hoạt động tác nghiệp. Từ việc xây dựng một kịch bản PR cho đến thiết kế, trang hoàng một địa điểm tổ chức sự kiện đều cần đến “bàn tay dàn dựng” • Người làm công tác dàn dựng không chỉ lên chương trình, chuẩn bị các khâu âm thanh, ánh sáng, xe cộ, vệ sinh, an ninh, v.v… mà còn phải bám sát chương trình từ đầu đến cuối. Họ phải “đi trước, về sau” để chỉ đạo mọi công việc dàn dựng chương trình cho đến “thu dọn chiến trường” sau khi kết thúc • Công tác dàn dựng đòi hỏi sức khoẻ tốt, chịu đựng áp lực cao trong việc chạy đua với thời gian sao cho kịp tiến độ chương trình. Nhưng cũng được niềm vui khi thấy được công trình của mình tạo được hiệu ứng tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 10: Đạo đức nghề nghiệp PR
27 p | 249 | 29
-
Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 1: Đại cương về PR
32 p | 335 | 26
-
Bài giảng Quan hệ công chúng - Public Relations
42 p | 193 | 25
-
Bài giảng Quản trị PR - Chương 1: Tổng quan về quan hệ công chúng
30 p | 171 | 17
-
Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 5: PR và một số hoạt động có liên quan
38 p | 147 | 15
-
Bài giảng Quan hệ công chúng: Bài mở đầu
80 p | 84 | 13
-
Bài giảng: PUBLIC RELATION - Ths. Lê Thúy Kiều
62 p | 125 | 12
-
Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 2: Lịch sử hình thành và phát triển của PR
32 p | 225 | 12
-
Bài giảng Quản trị PR - Chương 4: Triển khai chương trình truyền thông PR
25 p | 79 | 10
-
Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 7: Hoạt động PR ở cấp độ phòng, ban của tổ chức
31 p | 114 | 9
-
Bài giảng Public relation: Chương 6 - ThS. Lê Thúy Kiều
21 p | 47 | 8
-
Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 8: Hoạt động PR ở cấp độ cá nhân
24 p | 85 | 8
-
Bài giảng Public relation: Chương 2 - ThS. Lê Thúy Kiều
23 p | 21 | 7
-
Bài giảng PR (Public Relation) - Bài 9: Môi trường và điều kiện làm việc trong nghề nghiệp PR
21 p | 100 | 7
-
Bài giảng Public relation: Chương 3 - ThS. Lê Thúy Kiều
13 p | 36 | 6
-
Bài giảng Public relation: Chương 5 - ThS. Lê Thúy Kiều
41 p | 30 | 6
-
Bài giảng Public relation: Chương 1 - ThS. Lê Thúy Kiều
62 p | 26 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn