Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 4: Tranh chấp lao động và đình công
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24
lượt xem 10
download
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 4: Tranh chấp lao động và đình công. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khái niệm và đặc điểm của tranh chấp lao động; các loại tranh chấp lao động; phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động; đình công và giải quyết đình công;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 4: Tranh chấp lao động và đình công
- KẾT CẤU CHƢƠNG Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp lao động 4.1 4.2 Các loại tranh chấp lao động 4.3 Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động Đình công và giải quyết đình công 4.4
- 4.1.Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp lao động Khái niệm Theo Bộ luật lao động Việt Nam: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích (việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác) phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động”. Tranh chấp lao động bao gồm: Tranh chấp lao động cá nhân & tranh chấp lao động tập thể.
- 4.1.Khái niệm và đặc điểm của TCLĐ (tiếp) Đặc điểm • Về các bên của tranh chấp lao động: Đối với bên NLĐ có thể là cá nhân NLĐ hoặc là một tập thể NLĐ. Bên NSDLĐ có thể là một tập thể hoặc là cá nhân một giám đốc, chủ doanh nghiệp; • Về nội dung của tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động thƣờng phát sinh từ việc thực hiện các quyền và lợi ích của các bên; • Khi xảy ra tranh chấp lao động thì hai bên thƣờng không tự giải quyết đƣợc, do đó cần bên thứ ba làm trung gian hòa giải hoặc phán xử; • Tranh chấp lao động có tác động trực tiếp đối với bản thân và gia đình NLĐ, nhiều khi còn tác động đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế và chính trị toàn xã hội; • Tranh chấp lao động ảnh hƣởng tới NSDLĐ;
- 4.2.Các loại tranh chấp lao động Theo chủ thể Theo nội dung của tranh chấp của tranh chấp Tranh chấp cá nhân: Tranh chấp Tranh chấp về quyền: Là tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp xảy ra trong trường hợp có vi phạm giữa người sử dụng lao động với pháp luật. người lao động hoặc một số người lao động không có tổ chức. Tranh chấp về lợi ích: Là tranh chấp xảy ra trong trường hợp không có Tranh chấp tập thể: Tranh chấp lao sự vi phạm pháp luật. động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động.
- 6.1.Tranh chấp lao động (tiếp) Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, nội quy lao động đã đƣợc đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể ngƣời lao động cho rằng ngƣời sử dụng lao động vi phạm. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể ngƣời lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, nội quy lao động đã đƣợc đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc so với các quy chế thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp đã đƣợc thƣơng lƣợng, ký kết giữa tập thể lao động với ngƣời sử dụng lao động.
- TÌNH HUỐNG: Các loại tranh chấp lao động 1. Công ty cổ phần nước giải khát C (công ty C) có một đội bảo vệ gồm 22 người, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Thực hiện chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất, sau khi báo cáo và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận, ngày 12/12/2003 Tổng Giám đốc công ty C ra quyết định số 06/QĐ-VL giải thể đội bảo vệ và cho 22 nhân viên bảo vệ thôi việc. Sau đó công ty ra các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với từng người lao động. Công ty trả trợ cấp mất việc làm bằng 7,5 tháng lương; trả thay thời gian thông báo bằng 1,5 tháng lương; trợ cấp tái đào tạo bằng 01 tháng lương. Sau khi nghỉ việc, 10 người lao động khởi kiện về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, với yêu cầu: Công ty C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và thông báo việc rút đó trên một số tờ báo, thanh toán lương đến ngày 10/02/2004 và tiền lương trong những ngày không được làm việc, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ. Phía công ty C không chấp nhận các yêu cầu của người lao động và cho rằng công ty đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.
- TÌNH HUỐNG: Các loại tranh chấp lao động (tiếp) 2. Ngày 16/6/2013 doanh nghiệp TB và tập thể lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể với thời hạn 2 năm. Tháng 3 năm 2014, xét thấy một số điều khoản của thỏa ước không còn hợp lý, Công đoàn cơ sở đã nhiều lần yêu cầu người sử dụng lao động bàn bạc để sửa đổi, bổ sung thỏa ước tập thể nhưng người sử dụng lao động không đồng ý tiến hành bàn bạc với người lao động với lý do thỏa ước lao động tập thể vẫn còn hiệu lực. Tổ chức công đoàn cơ sở có ý định yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. 3. Công ty may M hiện có khoảng 600 công nhân làm việc tại 4 phân xưởng sản xuất. Theo chính sách của công ty, công ty sẽ cung cấp cho người lao động 1 bữa ăn ca (10.000 đồng/1 suất). Theo phản ánh của công nhân cũng như đánh giá của tổ chức công đoàn cơ sở thì chất lượng bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh. Chính vì vậy Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã đề nghị công ty cải thiện chất lượng bữa ăn của công nhân, tăng lên 15.000 đồng/1 suất. Ban lãnh đạo công ty không đồng ý với lý do hiện công ty đang trong giai đoạn khó khăn về vốn, vì vậy tranh chấp lao động đã xảy ra. 4. Công ty giày QA ký được đơn hàng lớn với khách hàng Nhật Bản, để đảm bảo kịp giao hàng đúng thời hạn cũng như được sự đồng ý của người lao động, công ty đã tiến hành bố trí người lao động làm việc vào ngày 30/4 và 01/5/2014. Mặc dù huy động người lao động làm việc vào ngày lễ nhưng công ty chỉ trả lương như ngày thường. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã yêu cầu công ty trả lương vào ngày nghỉ lễ bằng 300% lương ngày thường và trả phúc lợi 30/4 và 1/5 là 500.000 đồng/1 người lao động. Ban lãnh đạo công ty không đồng ý vì vậy tranh chấp lao động đã xảy ra.
- TÌNH HUỐNG: Các loại tranh chấp lao động (tiếp) Công ty nhựa X có nhà máy đặt tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16/6/2013 công ty ký hợp đồng lao động với anh A, loại hợp đồng lao động xác định thời hạn (thời hạn hiệu lực của hợp đồng là 12 tháng), trong hợp đồng ghi rõ mức lương anh A nhận được là 2.550.000 đồng. Ngày 27/12/2013, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố đã ban hành Công văn số 17142/SLĐTBXH-LĐ về triển khai Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng, theo đó mức lương tối thiểu vùng áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh là 2.700.000VNĐ. Ngày 03/01/2014 anh A yêu cầu công ty tăng lương đảm bảo cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng mới được áp dụng (anh A là lao động đã qua đào tạo). Tuy nhiên, công ty nhựa X không đồng ý tăng lương với lý do chưa hết hiệu lực của hợp đồng lao đồng. Anh A tiến hành các thủ tục tranh chấp lao động.
- 6.1.Tranh chấp lao động (tiếp) Một số nguyên nhân chủ yếu của tranh chấp lao động: •Nguyên nhân kinh tế (tiền lƣơng, tiền thƣởng, thu nhập) •Nguyên nhân xã hội (Xúc phạm nhân phẩm, danh dự NLĐ; Cản trở quyền tập thể của NLĐ; Vi phạm các quyền lợi bảo hiểm xã hội; ...) •Nguyên nhân tổ chức, quản lý lao động (đƣa ra quyết định trái pháp luật; tổ chức lao động chƣa tốt nhƣ làm thêm giờ, điều kiện lao động; định mức lao động, làm thêm giờ; ... •Một số nguyên nhân khác
- 4.3.Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động Phòng ngừa Tranh chấp lao động Phòng ngừa tranh chấp lao động là sự thực hiện những biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn trước những tranh chấp lao động có thể xảy ra. Các biện pháp: - Đối với doanh nghiệp: + Tăng cƣờng mối quan hệ thông tin kịp thời giữa NSDLĐ với tập thể đại diện NLĐ về tình hình thi hành các thoả thuận QHLĐ; + Tăng cƣờng các cuộc thƣơng thảo định kỳ giữa NSDLĐ với NLĐ; + Điều chỉnh, sửa đổi kịp thời các nội dung của HĐLĐ phù hợp với những quy định mới của Nhà nƣớc. + Tăng cƣờng sự tham gia của đại diện tập thể NLĐ vào công việc giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức ký kết lại HĐLĐ, TƢLĐTT khi điều kiện làm việc thay đổi; - Đối với nhà nước: + Cần tăng cƣờng công tác thanh tra lao động, kịp thời sửa đổi luật lệ QHLĐ phù hợp với thực tiễn, phổ biến rộng rãi đến từng DN; + Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của cơ chế ba bên trong nền kinh tế; + Tạo ra cơ chế chính sách, công cụ giải quyết tranh chấp hiệu quả, thuận lợi để các bên sử dụng khi có bất đồng xảy ra.
- 5.3.Tranh chấp lao động và Đình công 5.3.1. Tranh chấp lao động Trình tự giải quyết tranh chấp lao động: Bƣớc 1 Phát hiện vấn đề tranh chấp Bƣớc 2 Đánh giá vấn đề tranh chấp Bƣớc 3 Lựa chọn phƣơng án xử lý
- 4.3.Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động (tiếp) Giải quyết Tranh chấp lao động Phát hiện tranh chấp Bƣớc 1 Thƣơng lƣợng Bƣớc 2 Bƣớc 5 Xét xử Trình tự giải quyết tranh chấp Bƣớc 4 Hòa giải Bƣớc 3 Trọng tài
- 4.3.Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động (tiếp) Giải quyết Tranh chấp lao động Nguyên tắc giải quyết tranh chấp : • Thƣơng lƣợng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. • Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật. • Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. • Có sự tham gia của đại diện NLĐ (công đoàn, nghiệp đoàn,...) và của đại diện NSDLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- 4.4.Đình công và giải quyết đình công Khái niệm “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của ngƣời lao động nhằm đạt đƣợc yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện ngƣời lao động có quyền thƣơng lƣợng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.”. Theo Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2019 Đình công là biện pháp đấu tranh của tập thể ngƣời lao động đƣợc pháp luật thừa nhận, nhằm thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, theo hƣớng có lợi cho họ
- 4.4.Đình công và giải quyết đình công Đặc điểm Là sự ngừng Gắn liền với việc tạm thời các yêu sách Tiến hành đúng trình tự, thủ tục Phát sinh Là hình thức trực tiếp từ đấu tranh có tranh chấp LĐ tổ chức, tự tập thể nguyện Năm đặc điểm của đình công nêu trên cũng là bốn yếu tố cấu thành đình công, thiếu một trong năm yếu tố đó thì một cuộc Tóm lại nghỉ việc dù ở mức độ nào cũng đều không phải là đình công.
- 4.4.1. Khái niệm và đặc điểm đình công Các loại đình công Theo phạm vi Theo tính hợp pháp - Đình công DN: do tập thể NLĐ trong phạm vi DN tiến hành - Đình công hợp pháp - Đình công bộ phận: do tập thể NLĐ trong phạm vi một bộ phận - Đình công bất hợp pháp thuộc cơ cấu của doanh nghiệp tiến hành
- 4.2.2. Giải quyết đình công • Xác định tính hợp pháp của đình công: xem xét trình tự, thủ tục, mục đích đình công,… có đúng theo quy định của pháp luật hay không. Cơ quan có thẩm quyền nhân danh Nhà nƣớc tuyên bố tính hợp pháp của đình công là Tòa án. • Giải quyết nội dung của cuộc đình công: tiến hành bằng cách thƣơng lƣợng trực tiếp hoặc hòa giải thông qua vai trò của ngƣời trung gian • Xem xét hậu quả pháp lý của cuộc đình công: Nếu cuộc đình công bất hợp pháp, ngoài việc phải dừng cuộc đình công, NLĐ có thể phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật;
- 4.2.2. Giải quyết đình công (tiếp ) Giải quyết đình công có thể đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng thức cơ bản nhƣ: thƣơng lƣợng, hòa giải hoặc giải quyết tại tòa án: • Giải quyết đình công thông qua thương lượng: Mục đích là chấm dứt tình trạng ngừng việc của NLĐ. • Giải quyết đình công thông qua hòa giải • Giải quyết đình công thông qua tòa án: Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công mà không giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công vì xét về bản chất đình công là cuộc đấu tranh kinh tế nên việc giải quyết nội dung tranh chấp dẫn đến đình công sẽ do hai bên tự giải quyết hoặc giải quyết thông qua thủ tục khác.
- TÌNH HUỐNG Báo điện tử Vnexpress ngày 04/01/2006 cho biết, làn sóng đình công của công nhân tại các khu công nghiệp phía nam đã lan nhanh đến các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương với số lượng tham gia đến hàng chục ngàn người. Nguyên nhân chính là những bất đồng về lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động. Báo này ngày 06/01/2006 đưa tin, trong các ngày từ 28/12/2005 đến 06/01/2006 tại các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã xảy ra 14 vụ đình công với 42.000 công nhân tham gia. Mục tiêu các cuộc đình công này của công nhân là đòi tăng tiền lương ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Ông Đặng Như Lợi, Phó Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (Báo đầu tư điện tử, số 10, 21/01/2006), tiền lương tối thiểu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tiền lương tối thiểu ở các khu vực khác (350.000 đồng/tháng). Song trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại lấy mức tiền lương tối thiểu trả cho người lao động. Do vậy, tiền lương mà người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, dù tiền lương tối thiểu thấp hơn, song vẫn không thấp hơn tiền lương của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiền lương tối thiểu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với 3 mức (626.000 đồng; 556.000 đồng; 487.000 đồng/tháng) được quy định từ 01/07/1999 đã không được điều chỉnh trong hơn 6 năm qua, dù tỷ lệ lạm phát trong các năm khá cao (năm 2003 - 4%; 2004 - 9,5%; 2005 - 6,5%), dẫn đến tiền lương thực tế của người lao động bị giảm xuống. Yêu cầu: 1. Nguyên nhân xảy ra đình công? 2. Người sử dụng lao động cần chuẩn bị các phương án nào để thương lượng với phía người lao động? Những điểm nào sẽ là điểm then chốt nhất cần tập trung thảo luận trong các cuộc thương lượng?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quan hệ lao động
0 p | 333 | 52
-
Bài giảng Quan hệ lao động: Chương 2 - Các chủ thể quan hệ lao động
26 p | 81 | 15
-
Bài giảng Quan hệ lao động: Chương 3 - Hợp đồng lao động
24 p | 50 | 12
-
Bài giảng môn Quan hệ lao động: Chương 1 - Tổng quan về quan hệ lao động
31 p | 54 | 11
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 1: Khái luận về quan hệ lao động
13 p | 48 | 8
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 3: Các chủ thể trong quan hệ lao động
14 p | 44 | 7
-
Bài giảng Quan hệ lao động: Chương 5 - Tranh chấp lao động
36 p | 19 | 6
-
Bài giảng Quan hệ lao động: Chương 4 - Thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể
31 p | 21 | 6
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 1: Tổng quan về quan hệ lao động
15 p | 91 | 6
-
Bài giảng Quan hệ lao động: Chương 6 - Quan hệ lao động trong khu vực công
17 p | 18 | 6
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 5: Hình thức tương tác trong quan hệ lao động
14 p | 27 | 5
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 4: Cơ chế tương tác trong quan hệ lao động
17 p | 65 | 5
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 0: Giới thiệu học phần Quan hệ lao động
8 p | 24 | 5
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 2: Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
17 p | 54 | 4
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 3: Thương lượng trong quan hệ lao động
23 p | 24 | 4
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 2: Môi trường quan hệ lao động
9 p | 29 | 4
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 0: Giới thiệu học phần
9 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn