intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý kinh tế dược - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý kinh tế dược được biên soạn với mục tiêu nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: kinh tế vĩ mô; các loại hình doanh nghiệp; luật thuế; hợp đồng kinh tế dược;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý kinh tế dược - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2020 1
  2. KINH TẾ VĨ MÔ 1. Khái niệm: - Thuốc là 1 loại hàng hóa đặc biệt, mang thuộc tính của hàng hóa (cung cầu, giá cả, cạnh tranh, lợi nhuận). - Thị trường thuốc là thị trường cạnh tranh không hoàn chỉnh (bị tác động bởi bên thứ 3, ngươi mua không quyết định sự lựa chọn). - Kinh tế dược gồm 2 phần: Kinh tế trong kinh doanh và kinh tế trong y tế. - Kinh tế học: là môn khoa học nghiên cứu phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn để tạo ra hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu vô hạn của con người. - Kinh tế vĩ mô: là môn học của kinh tế học, nghiên cứu các bộ phận cấu thành của 1 nền kinh tế, sự tác động ảnh hưởng của các bộ phận này với nhau và với nền kinh tế nói chung. Khi nói đến thực trạng nền kinh tế của một quốc gia là nói đến các bộ phận cấu thành của một nền kinh tế nói chung. 2. Các nội dung cơ bản của kinh tế vĩ mô: 2.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP): - Tổng sản phẩm trong nước = Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ tính bằng tiền được làm ra trong phạm vi một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong vòng 1 năm. VD: Trong 1 năm tổng tiền kiếm được trên lãnh thổ VN kể cả công ty nước ngoài mà làm trên lãnh thổ VN cũng tính là GDP của VN. 2.2. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP): - Tổng sản phẩm quốc gia = Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) - Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ tính bằng tiền do người dân và doanh nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ làm ra trong vòng 1 năm. VD: 1 công ty café ở Lào thì không thuộc GDP của VN nhưng GNP thì thuộc của VN.  Mối liên hệ GDP và GNP GNP = GDP + (Thu nhập từ nước ngoài chuyển về - thu nhập từ trong nước chuyển đi) Có 3 trường hợp: + GNP = GDP: khi thu nhập từ nước ngoài chuyển về bằng với thu nhập trong nước chuyển đi. Điều này hiếm khi xảy ra vì thu nhập luôn là ẩn biến động lên hay xuống. + GNP > GDP: khi hiệu số (thu nhập từ nước ngoài chuyển về - thu nhập từ trong nước chuyển đi) là con số dương, thường gặp ở các nước đầu tư nước ngoài nhiều, thu lợi nhuận. + GNP < GDP: khi hiệu số (thu nhập từ nước ngoài chuyển về - thu nhập từ trong nước chuyển đi) là con số âm, thường gặp ở các nước nhận đầu tư từ nước ngoài nhiều. 2.3. Tổng cầu: - Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mà người dân và doanh nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ yêu cầu trong vòng 1 năm. - Không liên quan đến GDP và GNP VD: Mỗi năm làm ra 60 tấn gạo thì đó là GDP về gạo nhưng người dân chỉ xài 20 tấn, còn 40 tấn xuất khẩu  Tổng cầu và GDP không liên quan.  Những yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu: 8 yếu tố 1/ Dân số: Tỷ lệ thuận với tổng cầu Vì dân số càng đông thì nhu cầu càng tăng 2/ Thuế: Tỷ lệ nghịch với tổng cầu Vì thuế tăng ⇒ giá tăng ⇒ nhu cầu giảm 2
  3. thuế giảm ⇒ giá giảm ⇒ nhu cầu tăng 3/ Trợ cấp: Mọi hình thức trợ cấp xã hội dù trực tiếp hay gián tiếp đều làm tăng tổng cầu.  Trợ cấp gián tiếp: là làm cho giá cả hàng hóa rẻ đi, trợ giá cho doanh nghiệp,… Ở VN trợ cấp gián tiếp còn yếu.  Trợ cấp trực tiếp: chính phủ cho phiếu mua hàng hay cho tiền để mua đồ. Ở VN hầu như không có trợ cấp trực tiếp. 4/ Thu nhập của người dân: tỷ lệ thuận với tổng cầu Vì thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng (kể cả nhu cầu về dịch vụy tế). 5/ Nhu cầu của chính phủ: là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tổng cầu Vì chính phủ có quyền sử dụng ngân sách quốc gia, 1 khoản tiền chiếm hơn 20% GDP nên chính phủ quyết định đầu tư vào 1 loại hàng hóa dịch vụ nào đó thì làm cho nhu cầu tăng lên rất nhiều. 6/ Lạm phát: Tỷ lệ thuận với tổng cầu Nếu được dự báo là tăng thì nhu cầu tăng do người dân sợ đồng tiền mất giá nên dùng tiền để mua hàng hóa dịch vụ. 7/ Lãi suất: Tỷ lệ nghịch với tổng cầu Vì khi lãi suất tăng thì nhu cầu giảm vì người dân mang tiền đi gửi tiết kiệm không mua hàng hóa. 8/ Tỷ giá hối đoái: là tỷ lệ trao đổi giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Ảnh hưởng đến nhu cầu hoàng hóa trong nước và nhập khẩu. + Khi tỷ giá đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ thì nhu cầu hàng sản xuất trong nước tăng + Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng so với đồng ngoại tệ thì nhu cầu hàng nhập khẩu tăng.  Quy luật này chỉ xảy ra khi chất lượng hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu tương đương nhau. 2.4. Tổng cung: - Là tổng lượng hàng hóa dịch vụ được được cung cấp cho thị trường trong vòng 1 năm trên phạm vi 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ.  Những yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung: 4 yếu tố 1/ Nguồn nhân lực = người lao động: Nguồn nhân lực càng đông , trình độ chuyên môn tay nghề cao thì lượng hàng hóa dịch vụ làm ra càng nhiều dẫn đến tổng cung tăng. 2/ Máy móc nguyên vật liệu: máy móc thiết bị càng hiện đại tiên tiến, nguyên vật liệu càng đúng chuẩn thì năng suất lao động tăng, tỷ lệ hao hụt giảm dẫn đến tổng cung tăng. 3/ Trình độ khoa học công nghệ và quản lý: càng tiên tiến và càng hợp lý thì sẽ tiết kiệm tài nguyên đầu vào, giảm tỉ lệ hao hụt, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động dẫn đến tổng cung tăng. 4/ Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: có thể làm cho tổng cung tăng hay giảm + Nếu nhà nước muốn khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh 1 loại hàng hóa dịch vụ nào đóthì sẽ ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô kích thích đầu tư như giảm thủ tục hành chánh, miễn giảm thuế… + Nếu nhà nước muốn xiết chặt việc sàn xuất kinh doanh 1 loại hàng hóa dịch vụ nào đó thì sẽ ban hành các chính sách thắt chặt đầu tư: tăng thủ tục hành chánh, tăng thuế … 2.5. Lạm phát: - Khái niệm: Lạm phát là sự tăng giá chung của các loại hàng hóa dịch vụ, là qui luật của nền kinh tế thị trường. Ở mức độ vừa phải, lạm phát tốt cho nền kinh tế vì giá trị đồng tiền tương đối ổn định nên vẫn đảm bảo cho quá trình đầu tư và kích thích tiêu thụ hoàng hóa. 3
  4. - Phân loại: có 3 loại hình thức lạm phát  Lạm phát 1 con số = lạm phát vàng (lạm phát thấp): giá cả hàng hóa dịch vụ tăng < 10% 1 năm. Mức lạm phát này tốt cho nền kinh tế vì giá trị đồng tiền tương đối ổn định nên đảm bảo hiệu quả cho quá trinh đầu tư nhưng vẫn kích thích sản xuất hàng hóa. Lạm phát 2-4%: tốt nhất  Lạm phát 2 con số = lạm phát đỏ (lạm phát cao): giá cả hàng hóa dịch vụ tăng < 100% 1 năm. Mức lạm phát này ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế vì giá trị đồng tiền bị mất giá nhanh dẫn đến giảm đầu tư tăng đầu cơ.  Lạm phát 3 con số = lạm phát đen (lạm phát siêu tốc): giá cả hàng hóa dịch vụ tăng > 100% 1 năm đến vô cực. Mức lạm phát này làm cho nền kinh tế thực sự khủng hoảng, thậm chí sụp đỗ. - Ảnh hưởng của lạm phát: Lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, các tầng lớp xã hội dễ bị tổn thương. - Các biện pháp khắc phục lạm phát:  Giảm lượng cung tiền mặt vào trong XH.  Tăng cường đầu tư công  Tăng cường sản xuất hàng hóa dịch vụ.  Chống đầu cơ tích trữ 2.6. Thất nghiệp: - Khái niệm: Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động (> 15 tuổi) muốn làm việc, đã và đang tích cực tìm việc làm, đang ở trạng thái sẵn sàng làm việc nhưng vẫn không có việc làm.  5 tiêu chí thất nghiệp:  Đang ở độ tuổi lao đông  Người muốn làm việc  Tích cực tìm kiếm việc làm  Đang ở trạng thái sẵn sàng làm việc  Không có việc làm. - Phân loại: có 2 loại thất nghiệp  Thất nghiệp tự nhiên: thỏa mãn 5 tiêu chí của thất nghiệp  Thất nghiệp cưỡng bức: là hình thức thất nghiệp do sự tác động của yếu tố gia đình, hôn nhân, tôn giáo hay bệnh tật… - Ảnh hưởng của thất nghiệp:  Giảm hoặc mất thu nhập của cá nhân trong hộ gia đình ⇒ giảm GDP quốc gia  Xói mòn nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ trí thức  Làm mất an ninh trật tự xã hội - Biện pháp giảm thất nghiệp:  Tăng cường đầu tư, mở doanh nghiệp để sử dụng nhân lực  Phát triển doanh nghiệp về quy mô lẫn số lượng  Tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động.  Tăng cường xuất khẩu lao động 2.7. Tiền tệ: 4
  5. - Khái niệm: Tiền là bất cứ một phương tiện nào được con người chấp nhận làm trung gian trao đổi giữa các loại hàng hóa dịch vụ. - Tiền phát sinh từ khi loài người có nhu cầu trao đổi hàng hóa dịch vụ với nhau. - Phân loại: 3 hình thức tiền tệ  Tiền hàng hóa (hóa tệ): Loại tiền này tồn tại chủ yếu trong thời nguyên thủy có giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. Ví dụ: gạo vừa có giá trị trao đổi và sử dụng được.  Tiền qui ước (tín tệ): chỉ có giá trị trao đổi, không có giá trị sử dụng, được qui ước mệnh giá trao đổi, dễ vận chuyển và cất giữ.  Tiền điện tử: là tiền thật nhưng được mã hóa. Ví dụ: ATM, master card… 2.8. Ngân hàng: - Khái niệm: Ngân hàng là một định chế tư bản tiền tệ, là xương sống của nền kinh tế thị trường ra đời khoảng thế kỷ XIV tại một nhà thở ở Ý ⇒ Ngân hàng ra đời sau tiền tệ rất nhiều. Ngày nay, ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. - Phân loại: 2 loại là Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại  Ngân hàng nhà nước Việt Nam: có tư cách pháp nhân, đứng đầu là Thống đốc, Thống đốc là thành viên của chính phủ, hoạt động độc lập với chính phủ, chịu sự kiểm tra giám sát của Quốc hội. Ngân hàng nhà nước VN có trụ sở chính ở Hà Nội và 1 chi nhánh ở mỗi tỉnh thành phố trung ương. Ngân hàng nhà nước là ngân hàng in tiền, ấn định tỷ giá hối đoái và lãi suất. Ngân hàng chỉ quản lý vĩ mô về tiền tệ, không thực hiện kinh doanh tiền tệ.  Ngân hàng thương mại: chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước thực hiện tất cả các chức năng kinh doanh tư bản tiền tệ và nghiệp vụ thanh toán. Chia làm 2 loại:  Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước: Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp.  Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu tư nhân: ACB,… 5
  6. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 1. Một số khái niệm: - Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên được đăng kí hợp pháp, có trụ sở hoạt động ổn định, có nguồn vốn, đăng kí kinh doanh theo đúng quy định pháp luật thực hiện mọi hoạt động kinh doanh với mục đích chủ yếu là lợi nhuận. - Kinh doanh: là việc thực hiện một, một số hay tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư với mục đích sinh lời. Như vậy sản xuất thuốc cũng, xuất nhập khẩu thuốc, buôn bán thuốc, bán lẻ thuốc, kiểm nghiệm thuốc, thử thuốc trên lâm sàng... cũng là kinh doanh thuốc. - Tư cách pháp nhân: một công ty dược được coi là có tư cách pháp nhân nếu hội đủ 4 điều kiện: + Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho phép thành lập hay được công nhận. + Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm ít nhất phải có Ban giám đốc, Ban kế toán, Ban kiểm soát. + Phải có tài sản độc lập với tài sản cá nhân, tổ chức khác và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. + Doanh nghiệp phải nhân danh mình trong mọi hoạt động tức là  Doanh nghiệp phải có trụ sở hoạt động rõ ràng ổn định.  Có tên được đăng ký hợp pháp, không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, không trùng với tên của doanh nghiệp khác trên phạm vi địa phương, quốc gia hay quốc tế. - Chế độ trách nhiệm trong kinh doanh: có 2 chế độ + Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh là các chủ thể tham gia kinh doanh phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. + Trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh là các chủ thể tham gia kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. - Người đại diện theo pháp luật: là người đại diện thay mặt cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là người có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác để ký kết các loại hợp đồng, trong đó Giám đốc là đại diện đương nhiên, chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện theo điều lệ. - Thành viên hợp danh: là những người có trình độ chuyên môn cao, có uy tính xã hội nghề nghiệp, góp vốn để thành lập doanh nghiệp bằng danh. 2. Các loại hình doanh nghiệp dược: 2.1. Doanh nghiệp nhà nước: - Do nhà nước thành lập, nhà nước cấp vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước, nhà nước cử người quản lý và thu lợi nhuận. - Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là giám đốc hoặc Chủ tịch HĐQT. - Trước đây 100% doanh nghiệp dược là doanh nghiệp nhànước, hiện nay phần lớn đã được sáp nhập, được cổ phần hóa hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. 2.2. Doanh nghiệp tư nhân: - Là doanh nghiệp do 1 cá nhân xin phép thành lập, - Không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là chủ doanh nghiệp. 2.3. Doanh nghiệp liên doanh: 6
  7. - Là doanh nghiệp được thành lập do sự góp vốn của bên việt nam và bên nước ngoài không quy định tỷ lệ góp vốn - Có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là giám đốc hay Tổng GĐ. 2.4. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: - Do nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn, trực tiếp tuyển nhân sự nhưng vẫn phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. - Do đó có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. 2.5. Công ty hợp danh: - Là loại hình doanh nghiệp do các thành viên hợp danh thành lập - Có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là thành viên hợp danh. 2.6. Công ty TNHH 1 thành viên: - Vì do 1 thành viên thành lập. Thành viên có thể là 1 cá nhân hay 1 tổ chức. - Có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc hoặc Tổng GĐ. 2.7. Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên nhưng không được quá 50 thành viên: - Nếu có trên 50 thành viên được chuyển thành công ty cổ phần. Thành viên có thể là 1 cá nhân, 1 tổ chức hay 1 công ty khác - Có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên. 2.8. Công ty cổ phần: - Là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần. - Giấy tờ có giá trị bằng tiền xác định mệnh giá của 1 cổ phần gọi là cổ phiếu. Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ đông định kỳ 1 năm/lần sẽ được lãnh cổ tức. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là giám đốc hay chủ tịch hội đồng quản trị. - Phần lớn các công ty cổ phần trong ngành dược đều do sự cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước.  Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp dược nhà nước? Vì: + Huy động vốn trong XH, không cần tài sản thế chấp hay cầm cố. + Tăng cường hiệu quả quản lý của đội ngũ lãnh đạo công ty + Tăng cường hiệu quả làm việc của công nhân viên + Theo yêu cầu của tổ chức WTO thì Việt Nam phải cổ phần hóa. 2.9. Hợp tác xã: - Là loại hình doanh nghiệp do các xã viên góp vốn, góp danh hoặc góp sức thành lập. - Có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là chủ nhiệm hợp tác xã. Trong ngành dược hợp tác xã chỉ có ở lĩnh vực Dược liệu. 2.10. Hộ kinh doanh cá thể: - Là loại hình doanh nghiệp do 1 người hay 1 nhóm người xin phép thành lập. - Không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh. - Người đại diện theo pháp luật là chủ hộ kinh doanh. 7
  8. - Trong ngành dược loại hình hộ kinh doanh cá thể là các nhà thuốc, quầy thuốc. VD: Nhà thuốc Minh Châu, …… Tóm tắt : - 1 loại hình DN phát hành chứng khoáng: Công ty cổ phần - 2 loại hình DN: có trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân + DN Tư nhân + Hộ KD cá thể - 3 loại hình DN cá nhân: + DN Tư nhân + Hộ KD cáthể + Cty TNHH 1 thành viên - 4 loại hình DN công ty dược: + Cty hợp danh + TNHH 1 thành viên + TNHH 2 – 50 thành viên + Cty cổphần 8
  9. Tóm tắt phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở VN Người thành Người đại Tên DN Vốn điều lệ Tư cách PN Trách nhiệm lập diện GĐ/CT Nhà nước Nhà nước Ngân sách Có TNHH HĐQT Chủ doanh Tư nhân Cá nhân Tự bỏ vốn Không TN vô hạn nghiệp VN + nước GĐ/ Tổng Liên doanh 2 bên góp vốn Có TNHH ngoài GĐ 100% vốn GĐ/ Tổng Nước ngoài Nước ngoài Có TNHH nước ngoài GĐ Thành viên Thành viên Hợp danh Có TN vô hạn hợp danh hợp danh TNHH 1 Cá nhân/ Tổ GĐ/ Tổng Có TNHH thành viên chức GĐ GĐ/ Chủ tịch TNHH 2-50 Cá nhân/ Tổ hội đồng Có TNHH thành viên chức, công ty thành viên Được chia Công ty cổ thành nhiều GĐ/CT Có TNHH phần phần bằng HĐQT nhau Xã viên góp Chủ nhiệm Hợp tác xã Có TNHH vốn, danh sức HTX Hộ kinh 1 người/ Chủ hộ Không Vô hạn doanh cá thể nhóm người 9
  10. THẦY TRUNG Câu 1. Tổng quan chính sách quản lý đối với thị trường dược phẩm: 1. Chính sách thuốc quốc gia theo khuyến cáo của WHO 2. Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 3. Chính sách sản xuất thuốc Generic 4. Chính sách tạo ra sự cạnh tranh trong điều kiện kiểm soát giá 5. Chính sách đối với hệ thống phân phối thuốc 6. Chính sách nhập khẩu thuốc song song và chiến lược định giá thuốc khác biệt giữa các công ty đa quốc gia 7. Chính sách BHYT 8. Chính sách kiểm soát giá thuốc chữa bệnh 9. Chính sách thuế Câu 2. Chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường dược phẩm tại một số nước trên thế giới - Các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Hoa Kỳ có doanh thu rất lớn và họ có nguồn kinh phí lớn theo tỷ lệ của doanh thu để đầu tư cho nghiên cứu phát triển, dựa trên nguồn nhân lực có trình độ cao.  Chiến lược cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là nghiên cứu phát triển ra các thuốc mới, cải tiến hiệu quả tác động các thuốc đang sử dụng, sau đó độc quyền sản xuất và bán ra thị trường với giá cao và thu siêu lợi nhuận. - Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của Nhật Bản rất lớn (vẫn nhỏ hơn Hoa Kỳ)  Doanh nghiệp được coi là có chiến lược cạnh tranh dựa trên cơ sở nghiên cứu và phát triển thuốc và công nghệ tiên tiến đảm bảo thuốc sản xuất có chất lượng cao. - 3 quy định trong tác động đến sản xuất thuốc tại Ấn Độ (1) – Chỉ bảo hộ bản quyền đối với quy trình sản xuất, KHÔNG bảo hộ bản quyền đối với sản phẩm. (2) – Thời gian bảo hộ chỉ giới hạn 5 năm kể từ khi cấp hay 7 năm kể từ khi nhận được yêu cầu. Ở Châu Âu và Mỹ, thời gian bảo hộ là 14 năm kể từ khi cấp hay 20 năm kể từ khi nhận được yêu cầu. (3) – Quyền được bảo hộ SHTT sẽ được tự động có giá trị với thời hạn chậm nhất là 3 năm kể từ ngày được công nhận bằng sáng chế. 10
  11. LUẬT THUẾ 1. Khái niệm Thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc được nhà nước qui định để đối tượng chịu thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thuế không mang tính chất đối gián và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp như các khoản tiền nộp khác Là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô, là khoản thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước hiện nay (gần 80%) 2. Phân loại  Thuế trực thu: người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế  Thuế gián thu: người nộp thuế không phải là người chịu thuế mà chỉ nộ thay cho khách hàng vì tiền thuế đã được tính vào trong giá cả hàng hóa dịch vụ 3. Các loại thuế thường gặp trong dược: 5 loại a. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế chỉ đánh vào 1 số hàng hóa dịch vụ không thiết yếu trong đời sống xã hội, được qui định trong luật thuế tiêu thụ đặc biết do quốc hội ban hành. Loại thuế này thường có thuế suất rất cao nhưng chỉ thu 1 lần ở nơi sản xuất hay nơi nhập khẩu. Các mặt hàng được qui định ở luật: thuốc lá điếu + cigar các loại; rượu bia các loại; xe ô tô 150 cm3, máy bay, du thuyền các loại; máy điều hòa nhiệt độ công suất 32-52tr/ tháng thuế suất 25% Bậc 2: >5-10tr/ tháng thuế suất 10% Bậc 6: >52-80tr/ tháng thuế suất 30% Bậc 3: >10-18tr/ tháng thuế suất 15% Bậc 7: >80tr/ tháng thuế suất 35% Bậc 4: >18-32tr/ tháng thuế suất 20% 11
  12. HỢP ĐỒNG KINH TẾ DƯỢC 1. Khái niệm: Hợp đồng là sự thương lượng giữa các bên về việc thiết lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Như vậy Hợp đồng kinh tế dược (HĐKTD) là việc thiết lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan đến thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo đúng qui định của bộ luật dân sự, luật dược và pháp luật liên quan. 2. Phân loại: 2 loại  Hợp đồng đơn vụ: chỉ có 1 bên có nghĩa vụ. ví dụ: hợp đồng phát thuốc từ thiện…  Hợp đồng song vụ: các bên đều có nghĩa vụ với nhau. Vd: hợp đồng mua bán thuốc 3. Hình thức: có 2 hình thức cơ bản trong HĐKTD: lời nói và văn bản  Lời nói: chỉ áp dụng cho lĩnh vực bán lẻ thuốc (không có cấu trúc)  Văn bản: áp dụng cho 7 lĩnh vực còn lại: bán buôn, sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản và xuất nhập khẩu thuốc…. Tất các các hình thức: đơn đặt hàng, giấy chào hàng, fax, email … đều được xem là hình thức văn bản. 4. Cấu trúc hợp đồng: gồm 2 phần: 4.1 Phần mở đầu: - Sồ hiệu hợp đồng: góc trên tay trái - Quốc hiệu tiêu ngữ: góc trên tay phải - Tên hợp đồng: “Hợp đồng + công việc cụ thể ( trao đổi, mua bán..) + đối tượng cụ thể ( thuốc ): ghi in hoa chữ đậm cỡ chữ to - Địa danh, thời gian (ngày tháng năm), địa điểm nơi diễn ra hành vi ký hợp đồng - Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự, luật Dược, Nghị định… - Chúng tôi đại diện: Bên A:…. Bên B: … - Tất cả các thông tin liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng Họ và tên đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp, Số CMND, Địa chỉ, Mã số thuế, Số tài khoản, Tài khoản ngân hàng giao dịch 4.2 Nội dung của hợp đồng: ghi dưới dạng điều khoản do các bên tự thỏa thuận - Chương I, II, III… - Mục A, B, C… - Điều 1, 2, .. - Khoản 1, 2,… - Điểm a,b,… - Ý, mỗi ý là 1 gạch đầu dòng -, -,… Đọc và viết: Những từ “ khoản, điểm, ý” không ghi ra, nhưng đọc ra. Ví dụ: căn cứ vào ý thứ 2, điểm c, khoản 1, Điều 3, mục B, chương I của hợp đồng số…chúng tôi thỏa thuận với nhau như sau:….  Nhưng đối với thuốc thì không thể thiếu 7 điều khoản cơ bản sau đây: 1. Tên thuốc: phải ghi theo tên các giao dịch chính thức, thường là tên biệt dược có thể kèm theo tên quốc tế và tên khoa học. 12
  13. 2. Số lượng: phải ghi theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất hoặc dạng bào chế không thể chia liều, ngoài ra còn có các hóa chất và vật tư y tế thì phải ghi theo đơn vị đo lường thông dụng nhất ở Việt Nam: + Độ dài: mm, cm, m + Thể tích: ml, l + Khối lượng: mg, g, kg Một số hợp đồng có số lượng giao dịch lớn, tỉ lệ hao hụt cao như thuốc tiêm, dược liệu thô thì khi thỏa thuận điều kiện về số lượng các bên cần thỏa thuận thêm tỷ lệ gia giảm ± % 3. Chất lượng: theo qui định bộ luật dân sự có 3 phương pháp thỏa thuận điều kiện chất lượng: - Mô tả các đặc tính kích thước, công dụng, công năng của đối tượng (vật tư y tế). - Dẫn chiếu đến chất lượng của 1 hàng hóa cùng loại đang lưu hành trên thị trường - Kỉểm nghiệm: hàng hóa phải có phiếu kiểm nghiệm có giá trị pháp lý + Đối với thuốc sản xuất trong nước thì phải có phiếu kiểm nghiệm của viện kiểm nghiệm hay trung tâm kiểm nghiệm. + Đối với thuốc nhập khẩu thì phải có phiếu kiểm nghiệm của nước người mua, nước người bán hay nước thứ 3 (thông thường nhất là nước người mua) 4. Giá cả: phải được ghi theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất hoăc dạng bào chế không thể chia liều kèm theo đồng tiền thanh toán cụ thể (VNĐ, USD…). Một số hợp đồng có thời gian thực hiện dài thì khi thỏa thuận điều kiện về giá cả thì nên thỏa thuận thêm “nếu giá thị trường của hàng hóa đó thay đổi đến 1 tỉ lệ nào đó (do các bên thỏa thuận) thì phải thương lượng lại về giá. 5. Phương thức giao hàng: - Địa điểm giao hàng: cụ thể số nhà, số kho, số câu cảng an toàn. - Thời gian: chính xác/ trước/ trong khoảng thời gian nhất định, nên thỏa thuận trong khoảng thời gian trừ trường hợp cấp cứu và dịch bệnh thì phải thỏa thuận chính xác thời điểm. 6. Phương thức thanh toán: - Tiền măt: trong lĩnh vực bán lẻ thuốc. - Chuyển tiền, trả chậm, trả gối đầu: trong lĩnh vực bán buôn. - Tín dụng thư ( L/C Letter of Credit): trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhanh chóng, an toàn, ít chi phí nhất. 7. Bao bì thuốc: phải ghi rõ hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu tạo của bao bì, đặc biệt là vật liệu bao bì. 4.3 Phụ lục: yêu cầu không được trái về hình thức và nội dung hợp đồng chính 4.4 Thanh lí: sau khi thực hiện hợp đồng 2 bên phải làm biên bản thanh lí trừ trường hợp trong hợp đồng chính có ghi “ hợp đồng tự động thanh lí sau khi các bên thực hiện xong quyền và nghĩa vụ qui định trong hợp đồ 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2