
Bài giảng Sinh hóa đại cương - Chương 6: Vitamin
lượt xem 0
download

Bài giảng "Sinh hóa đại cương" Chương 6: Vitamin, cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm chung về Vitamin; Phân loại vitamin; Chức năng và nguồn gốc từng loại vitamin; Thiếu hụt vitamin và bệnh lý liên quan;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh hóa đại cương - Chương 6: Vitamin
- 1 Chương 6 Vitamin
- Vitamin 2 Là các chất hữu cơ có các tính chất lý, hoá học đặc trưng. Có tác dụng khác nhau trên các đối tượng sinh vật khác nhau. Rất cần thiết cho sự sống của sinh vật. Khi thiếu một loại vitamin nào đó sẽ dẫn đến những rối loạn về hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Vitamin được tổng hợp chủ yếu ở thực vật và vi sinh vật. Ở người và động vật chỉ có thể tổng hợp được một số ít các vitamin.
- Tên gọi của vitamin 3 - Gọi theo chữ cái, - Gọi theo danh pháp hoá học, - Gọi theo chức năng. Ví dụ: Vitamin B1 Tên hóa học là Thiamin, Tên theo chức năng là antinevrit.
- Phân loại vitamin 4 Dựa vào khả năng hoà tan của vitamin vào các dung môi: + Vitamin tan trong nước: Tham gia vào các quá trình liên quan tới sự giải phóng năng lượng như: • Quá trình oxi hoá khử, • Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ . . . + Vitamin tan trong chất béo: Tham gia vào các phản ứng tạo nên các chất có chức năng cấu trúc các mô, các cơ quan.
- Các vitamin tan trong nước 5 1.Vitamin B1 (Thiamin) 2.Vitamin B2 (Riboflavin) 3.Vitamin PP (Nicotinic acid, nicotinamid) 4.Vitamin B6 (Pyridoxin) 5.Vitamin C (Ascorbic acid) 6.Vitamin B12 (Cyanocobalamin) 7. Vitamin B5, Vitamin Bc, Vitamin H...
- Vitamin tan trong chất béo 6 1.Vitamin A (retinol) 2.Vitamin D 3.Vitamin E (Tocopherol) 4.Vitamin K 5.Vitamin F 6.Vitamin Q (Ubiquinon) 7.Vitamin P (Rutin)
- 7 Vitamin B1 (Thiamin) Hình 6.1 Công thức cấu tạo của vitamin B1
- Vitamin B1 (Thiamin) 8 Là loại vitamin rất phổ biến trong thiên nhiên, đặc biệt trong cám gạo, nấm men, ngô, lúa mì, gan, thận, tim, não,. . . Hình 6.2 Một số thực phẩm giàu vitamin B1
- Vitamin B1 (Thiamin) 9 Bền trong môi trường acid, rất dễ bị phân huỷ khi đun nóng trong môi trường kiềm Trong cơ thể B1 có thể tồn tại ở trạng thái tự do hay ở dạng Thiamin pyrophosphate. Hoà tan tốt trong môi trường nước và chịu nhiệt khá Không bị phân huỷ khi nấu nướng. Được tổng hợp chủ yếu ở thực vật và một số vi sinh vật. Người và động vật không tổng hợp được B1. Bổ sung từ thức ăn.
- Vitamin B1 (Thiamin) 10 Thiếu B1 có thể phát sinh bệnh beri-beri (bệnh tê phù) do rối loạn quá trình trao đổi chất. Nhu cầu vitamin B1 phụ thuộc vào điều kiện nghề nghiệp, lứa tuối, trạng thái sinh lý của cơ thể. Nhu cầu hàng ngày của người lớn là 1-3mg, của trẻ em 0,5-2mg.
- Thiamin pyrophosphate 11 Là dạng B1 liên kết với H3PO4. Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. o Là coenzyme xúc tác cho quá trình phân giải các ceto acid như pyruvic acid, oxaloacetic acid.... o Thiếu Vitamin B1 sự chuyển hoá các ceto acid bị ngừng trệ Cơ thể tích luỹ một lượng lớn các ceto acid Làm rối loạn trao đổi chất và gây nên các trạng thái bệnh lý nguy hiểm.
- 12 Hình 6.3 Công thức cấu tạo của Thiamin pyrophosphate
- Vitamin B2 (Riboflavin) 13 Là dẫn xuất của vòng Isoalloxazin, thuộc nhóm flavin. Trong cơ thể B2 liên kết với H3PO4 tạo nên coenzyme FMN và FAD là những coenzyme của hệ enzyme dehydrogenase hiếu khí. Ở trạng thái khô vitamin B2 bền với nhiệt và acid. Vitamin B2 có nhiều trong nấm Hình 6.4 Công thức cấu tạo của vitamin B2 men, đậu, thịt, sữa, gan, trứng.
- 14 Hình 6.5 Một số thực phẩm giàu vitamin B2
- Vitamin B2 (Riboflavin) 15 Thiếu vitamin B2 sự tổng hợp các enzyme oxi hoá khử bị ngừng trệ làm ảnh hưởng đến quá trình oxi hoá khử tạo năng lượng cho cơ thể. Thiếu Vitamin B2 việc sản sinh ra các tế bào của biểu bì ruột cũng bị ảnh hưởng gây nên sự chảy máu ruột hay rối loạn hoạt động của dạ dày, ruột. Vitamin B2 còn giúp cơ thể kháng khuẩn tốt hơn. Nhu cầu Vitamin B2 hàng ngày của một người khoảng 2-3mg.
- 16 Hình 6.6 Một số thực phẩm bổ sung vitamin B2 cho cơ thể
- Vitamin PP (Nicotinic acid, nicotinamid) 17 Vitamin PP là nicotinic acid và amid của nó là nicotinamid. Vitamin PP là thành phần của coenzyme NAD, NADP có trong các enzyme thuộc nhóm dehydrogenase kỵ khí. Hình 6.7 Công thức cấu tạo của vitamin PP
- Vitamin PP (Nicotinic acid, nicotinamid) 18 Vitamin PP giúp cơ thể chống lại bệnh pellagra (bệnh da sần sùi). Vitamin PP dạng nicotinic acid bền với nhiệt, acid và cả kiềm nên khó bị phân huỷ, còn ở dạng nicotinamid lại kém bền với acid và kiềm. Vitamin PP không bị biến đổi khi nấu nướng nên thức ăn giữ được hàm lượng PP qua xử lý. Vitamin PP có nhiều trong gan, thịt nạc, tim, đặc biệt là nấm men. Cơ thể thiếu vitamin PP sẽ ảnh hưởng đến các quá trình oxi hoá khử. Hàng ngày nhu cầu của một người khoảng 15-25mg vitamin PP.
- Vitamin B6 (Pyridoxin) 19 Vitamin B6 tồn tại trong cơ thể ở 3 dạng khác nhau: Pyridoxol, Pyridoxal, Pyridoxamine. Ba dạng này có thể chuyển hoá lẫn nhau Hình 6.8 Công thức cấu tạo dạng Pyridoxol của vitamin B6
- Vitamin B6 (Pyridoxin) 20 Là thành phần coenzyme của nhiều enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hoá amino acid, là thành phần cấu tạo của phosphorylase... Có nhiều trong nấm men, trứng, gan, hạt ngũ cốc, rau quả ... Thiếu vitamin B6 sẽ dẫn đến các bệnh ngoài da, bệnh thần kinh như đau đầu, bệnh rụng tóc, rụng lông ... Hàng ngày mỗi người lớn cần 1,5-2,8 mg, với trẻ em cần 0,5-2mg vitamin B6.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 5 - GV. Nguyễn Thành Luân
25 p |
235 |
33
-
Bài giảng Sinh học đại cương về Công nghệ hóa dầu và Công nghệ hóa hữu cơ
107 p |
146 |
26
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 2 - GV. Nguyễn Thành Luân
14 p |
162 |
17
-
Bài giảng sinh học đại cương Công nghệ hóa dầu và công nghệ hóa hữu cơ: Chương 2
44 p |
137 |
9
-
Bài giảng sinh học đại cương Công nghệ hóa dầu và công nghệ hóa hữu cơ: Chương 1
10 p |
131 |
6
-
Bài giảng Sinh hoá đại cương (Sinh hoá tĩnh): Chương 3 - TS. Đoàn Thị Phương Thùy
111 p |
11 |
2
-
Bài giảng Sinh học đại cương A1: Chương 2 - TS. Đoàn Thị Phương Thùy
75 p |
17 |
1
-
Bài giảng Sinh hoá đại cương (Sinh hoá tĩnh): Chương 7 - TS. Đoàn Thị Phương Thùy
21 p |
7 |
1
-
Bài giảng Sinh hoá đại cương (Sinh hoá tĩnh): Chương 6 - TS. Đoàn Thị Phương Thùy
89 p |
9 |
1
-
Bài giảng Sinh hoá đại cương (Sinh hoá tĩnh): Chương 4 - TS. Đoàn Thị Phương Thùy
60 p |
5 |
1
-
Bài giảng Sinh hoá đại cương (Sinh hoá tĩnh): Chương 2 - TS. Đoàn Thị Phương Thùy
87 p |
4 |
1
-
Bài giảng Sinh hoá đại cương (Sinh hoá tĩnh): Chương 1 - TS. Đoàn Thị Phương Thùy
44 p |
9 |
1
-
Bài giảng Sinh hóa đại cương - Chương 1: Acid nucleic
51 p |
2 |
0
-
Bài giảng Sinh hóa đại cương - Chương 2: Saccharide
56 p |
0 |
0
-
Bài giảng Sinh hóa đại cương - Chương 3: Lipid
50 p |
1 |
0
-
Bài giảng Sinh hóa đại cương - Chương 4: Protein
41 p |
1 |
0
-
Bài giảng Sinh hóa đại cương - Chương 5: Enzyme
36 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
