intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

68
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền)" khái niệm và công thức xác định lãi suất tín dụng; phương pháp tính lãi đơn và lãi kép; chỉ ra được lãi suất hiệu dụng; giá trị theo thời gian (giá trị tương lai và giá trị hiện tại) của một khoản tiền và của một dòng tiền; ứng dụng của mô hình chiết khấu dòng tiền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền)

  1. BÀI 2: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202
  2. Tình huống khởi động bài • Bối cảnh: Tại gia đình ông A, các thành viên đang ngồi bàn luận về việc: Ông bà A đang có một số tiền, chưa biết nên đầu tư hay cho vay. • Nội dung: (Hội thoại)  Ông A: Hôm nay bố mẹ muốn trao đổi với các con một việc vì bố mẹ muốn tham khảo ý kiến của các con.  Anh X (là con trai ông A): Dạ vâng, bố mẹ cứ nói ạ!  Ông A: Như các con cũng biết đấy, bố mẹ hiện nay cũng đã nhiều tuổi rồi, bố mẹ có tích luỹ được một số tiền để an hưởng tuổi già, nhưng để tiền ở nhà thì nó bị mất giá, với lại không an toàn, nên bố mẹ muốn hỏi các con theo các con nên dùng số tiền này để đầu tư hay cho vay?  Anh X: Theo con để cho an toàn, bố mẹ nên gửi tiền tiết kiệm và ngân hàng ạ! Bố mẹ nên tìm một ngân hàng nào gần nhà huy động tiết kiệm với lãi suất cao nhất để gửi vào đó, sau một thời gian chắc chắn khoản tiền gửi của bố mẹ sẽ lớn lên vì tiền có giá trị theo thời gian. Còn đầu tư thì cũng có rất nhiều lĩnh vực để đầu tư nhưng khi đầu tư cũng thể khoản tiền sẽ sinh lãi nhưng cũng có thể sẽ bị thua lỗ do gặp rủi ro bố mẹ ạ!  Ông A: Bố mẹ cảm ơn tư vấn của con, để bố mẹ sẽ suy nghĩ cân nhắc! Nhưng vừa rồi bố có nghe con nói tiền có giá trị theo thời gian, bố chưa rõ lắm, tại sao tiền lại có giá trị theo thời gian nhỉ? • Đặt câu hỏi: Tại sao tiền lại có giá trị theo thời gian và làm cách nào để xác định được giá trị theo thời gian của tiền? 2 v2.0017111202
  3. Mục tiêu bài học 01 Trình bày được khái niệm và công thức xác định lãi suất tín dụng. 02 Phân biệt được phương pháp tính lãi đơn và lãi kép. 03 Chỉ ra được lãi suất hiệu dụng. Xác định được giá trị theo thời gian (giá trị tương lai và giá trị hiện tại) của 04 một khoản tiền và của một dòng tiền. 05 Nhận định được những ứng dụng của mô hình chiết khấu dòng tiền. 3 v2.0017111202
  4. Cấu trúc nội dung 2.1 Lãi suất, lãi đơn, lãi kép và lãi suất hiệu dụng 2.2 Giá trị theo thời gian của một khoản tiền 2.3 Giá trị theo thời gian của một dòng tiền 2.4 Mô hình chiết khấu dòng tiền 4
  5. 2.1. Lãi suất, lãi đơn, lãi kép và lãi suất hiệu dụng 1.1.1 1.1.2 Lãi suất Lãi đơn, lãi kép 1.1.3 Lãi suất hiệu dụng 5 v2.0017111202
  6. 2.1.1. Lãi suất • Giá trị thời gian của tiền được thể hiện qua lãi suất. • Lãi suất là đại lượng biểu thị tỉ lệ phần trăm (%) giữa số tiền lãi so với số tiền gốc ban đầu trong một thời kì nhất định (thường tính theo tháng hoặc năm). • Có thể biểu thị lãi suất thành công thức sau: Tiền lãi Lãi suất tín dụng = × 100% Vốn gốc 6 v2.0017111202
  7. 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép a. Lãi đơn • Khái niệm: Lãi đơn là số tiền lãi được xác định trên một số vốn gốc theo một mức lãi suất nhất định không dựa trên sự ghép lãi của kì trước vào gốc để tính lãi kì tiếp theo. • Công thức: SI = P0 × r × n Trong đó: SI: Lãi đơn (Simple Interest); P0: Số vốn gốc; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 7 v2.0017111202
  8. 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) Ví dụ 2.1: Nhà đầu tư Y có 100 triệu đồng dự định sẽ cho vay 3 năm với mức lãi suất 10%/năm. Hỏi số tiền lãi ông Y nhận được là bao nhiêu nếu tiền lãi được trả theo phương pháp lãi đơn? Áp dụng công thức: SI = P0 × r × n Ta có: SI = 100 × 10% × 3 = 30 (triệu đồng) 8 v2.0017111202
  9. 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) b. Lãi kép • Khái niệm: Lãi kép là số tiền lãi được xác định trên cơ sở sự ghép lãi của kì trước vào số vốn gốc để tính lãi kì tiếp theo. • Công thức: CI = P0 [(1 + r)n – 1] Trong đó: CI: Lãi kép (Compound Interest); P0: Số vốn gốc; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 9 v2.0017111202
  10. 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) Ví dụ 2.2: Nhà đầu tư Z có số tiền và phương án cho vay như nhà đầu tư Y ở ví dụ 2.1 nhưng lãi được hưởng tính theo phương pháp lãi kép. Hãy xác định số tiền lãi mà ông Z thu được? Áp dụng công thức: CI = P0 [(1 + r)n – 1] Ta có: CI = 100[(1 + 10%)3 – 1] = 33,1 (triệu đồng) 10 v2.0017111202
  11. 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng • Lãi suất danh nghĩa: là mức lãi suất được công bố, niêm yết trên thị trường hoặc được ghi trong các hợp đồng tín dụng hay các công cụ nợ. • Lãi suất hiệu dụng: là lãi suất thực tế có được sau khi đã điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm. 11 v2.0017111202
  12. 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Xác định lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa được công bố theo năm nhưng kì ghép lãi nhỏ hơn 1 năm: r mn ref  (1  ) 1 m Trong đó: ref: Lãi suất hiệu dụng; r: Lãi suất danh nghĩa tính theo năm; m: Số kì (lần) ghép lãi trong năm; n: Số năm phân tích (thông thường n = 1). 12 v2.0017111202
  13. 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Ví dụ 2.3: Tính lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa là 12%/năm với các kì ghép lãi là: năm; nửa năm; quý? r mn Áp dụng công thức: ref  (1  ) 1 m 12% 11 • Khi m = 1: ref  (1  ) 1 = 12%/năm 1 • Khi m = 2: 12% 21 ref  (1  ) 1 = 12,36%/năm 2 • Khi m = 4: 12% 41 ref  (1  )  1 = 12,55%/năm 4 13 v2.0017111202
  14. 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Xác định lãi suất hiệu dụng của một năm khi lãi suất danh nghĩa được công bố với kì hạn trả lãi nhỏ hơn 1 năm: ref  (1  rk )m  1 Trong đó: ref: Lãi suất hiệu dụng; rk: Lãi suất danh nghĩa công bố theo kì ghép lãi nhỏ hơn 1 năm (theo tháng, quý); m: Số kì (lần) ghép lãi trong năm. 14 v2.0017111202
  15. 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Ví dụ 2.4: Một nhà đầu tư đang xem xét 2 phương án đầu tư. Phương án thứ nhất là gửi tiết kiệm tại VCB với lãi suất 8%/năm cho kì hạn 12 tháng. Phương án thứ hai là mua một loại trái phiếu thời hạn 1 năm với kì trả lãi 6 tháng 1 lần. Mức lãi suất trái phiếu do tổ chức phát hành công bố là 4%/6 tháng. Hãy giúp nhà đầu tư trên đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất? Từ các số liệu đã cho ở ví dụ 2.4, ta có: • Phương án thứ nhất: ref = 8%/năm • Phương án thứ hai: ref = (1+ 4%)2 – 1 = 8,16%/năm → Kết luận: Chọn phương án thứ 2 vì ref = 8,16% > 8% (là mức lãi suất thực tế được hưởng của phương án 1). 15 v2.0017111202
  16. 2.2. Giá trị theo thời gian của một khoản tiền 2.2.1 2.2.2 Giá trị tương lai của tiền Giá trị hiện tại của tiền 16 v2.0017111202
  17. 2.2.1. Giá trị tương lai của tiền • Khái niệm: Giá trị tương lai của tiền là giá trị của một khoản tiền có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai bao gồm số tiền gốc và số tiền lãi tính đến thời điểm xem xét. • Tính giá trị tương lai theo lãi đơn: Fn = Po (1 + r × n) • Tính giá trị tương lai theo lãi kép: FVn = Po (1 + r)n Trong đó: Po: Giá trị hiện tại của vốn đầu tư; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi; (1+ r)n gọi là thừa số thời giá. 17 v2.0017111202
  18. 2.2.1. Giá trị tương lai của tiền (tiếp theo) Ví dụ 2.5: Có 100 triệu VND được gửi tiết kiệm với lãi suất 6,5%/năm. Sau 5 năm, sổ tiết kiệm đó có giá trị bao nhiêu tiền? Áp dụng công thức: FVn = P0(1 + r)n Ta có: FV5 = 100(1 + 6,5%)5 = 137,01 triệu VND 18 v2.0017111202
  19. 2.2.2. Giá trị hiện tại của tiền • Khái niệm: Giá trị hiện tại của tiền là giá trị của một khoản tiền phát sinh trong tương lai được quy về thời điểm hiện tại theo một tỉ lệ chiết khấu nhất định. • Tính giá trị hiện tại (theo lãi kép): PV = FVn/(1 + r)n = FVn(1 + r)-n Trong đó: (1 + r)-n gọi là thừa số chiết khấu. Lưu ý: Tính giá trị hiện tại của khoản tiền còn được gọi là tính hiện giá hay chiết khấu giá trị khoản tiền. 19 v2.0017111202
  20. 2.2.2. Giá trị hiện tại của tiền (tiếp theo) Ví dụ 2.6: Để có được 1 khoản tiền là 600 triệu VND ở thời điểm 10 năm nữa, nhà đầu tư cần phải có bao nhiêu tiền để gửi tiết kiệm trong vòng 10 năm đó, với lãi suất 7%/năm? Áp dụng công thức: PV = FVn /(1 + r)n = FVn(1 + r)-n Ta có: PV = 600(1 + 7%)-10 = 305,033 triệu VND 20 v2.0017111202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2