Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VII: Thi công cọc và cừ
lượt xem 7
download
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VII: Thi công cọc và cừ. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: các loại cọc và cừ; cọc dùng gia cố nền đất; các loại cọc của móng cọc; một số loại ván cừ; thiết bị thi công cọc và cừ; búa đóng cọc diesel; búa rung; búa đóng cọc thủy lực; máy khoan cọc nhồi; thiết bị ép cọc;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VII: Thi công cọc và cừ
- CHƯƠNG VII: THI CÔNG CỌC VÀ CỪ A. CÁC LOẠI CỌC VÀ CỪ I. Cọc dùng gia cố nền đất 1. Cọc tre: Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước ( cọc tre có thể làm việc tốt trong khoảng 50 – 60 năm hay lâu hơn, nếu trong môi trường ẩm ướt và ngược lại sẽ nhanh chóng mục nát, nếu trong môi trường đất khô ướt thất thường). © 2019 BY Đặng Xuân Trường 198
- Đặc điểm và yêu cầu của cọc tre Tre làm cọc phải là tre già (trên 2 năm tuổi) Tre phải thẳng và tươi (không cong vênh quá 1cm / 1m chiều dài) Tre làm cọc nên dùng tre đặc, nếu sử dụng tre rỗng thì độ dày tối thiểu của ống tre từ 10 – 15mm (khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt). Chiều dài mỗi cọc tre từ 2 – 3m và có đường kính từ 60mm trở lên Đầu trên của cọc tre cưa vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vót nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 199
- © 2019 BY Đặng Xuân Trường 200
- 2. Cọc gỗ: Phạm vi áp dụng Được sử dụng chủ yếu trong gia cố nền móng những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn lắm hoặc trong các công trình phụ tạm Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 201
- Đặc điểm, yêu cầu của cọc gỗ Gỗ làm cọc phải là gỗ tốt, còn tươi, nhóm gỗ càng cao càng tốt Cây gỗ làm cọc phải thẳng, độ cong cho phép là dưới 1% chiều dài và không quá 12mm Đường kính cọc từ 18 – 30cm, độ chênh không quá 10mm/1m, chiều dài cọc phụ thuộc vào thiết kế (khoảng từ 4 – 12m) Khi chế tạo cọc cần làm dài hơn thiết kế 0,5m để đề phòng trong quá trình đóng, đầu cọc bị dập nát và phải cắt bỏ sau khi đóng xong © 2019 BY Đặng Xuân Trường 202
- Khi yêu cầu cọc dài có thể nối các đoạn cọc Mũi cọc được vót nhọn thành hình chóp tam giác hay tứ giác, có khi vót tròn, có độ dài đoạn vót từ 1,5 – 2 lần đường kính cọc Nếu cọc phải đóng qua các lớp đất rắn hoặc lẫn nhiều sỏi cuội, rễ cây … thì mũi cọc cần được bảo vệ bằng mũ thép gắn vào mặt vát bằng đinh Để tránh nứt vỡ đầu cọc khi đóng, ta lồng một vòng đai làm bằng thép tấm hoặc tấm thép đệm hình tròn trên đầu cọc. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 203
- Hình : Cọc gỗ (a) Cọc gỗ thường (b) Cọc gỗ có bịt sắt © 2019 BY Đặng Xuân Trường 204
- 3. Cột xi măng đất: Được phát triển từ các ứng dụng của cột vôi đất từ những năm 1960 ở Thụy Điển và ở Liên xô cũ. Nhật bản là nước phát triển phương pháp này đầu tiên trên thế giới. Để tạo cột đất xi măng người ta dùng thiết bị khoan đĩa xoắn vào trong đất với độ sâu tương ứng với chiều dài của cột và xoay ngược chiều để rút lên. Vật liệu gia cố được bơm qua ống dẫn trong cần khoan vào lòng đất. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 205
- Tác dụng hóa lý giữa vật liệu gia cố và đất xảy ra, quá trình rắn chắc của đất phát triển theo thời gian và tạo thành các cột có sức chịu tải xác định. Cột đất xi măng có tiết diện tròn, đường kính thường là 60cm, độ dài có thể đến 25m. Cột đất xi măng thích hợp để gia cố nền đường, móng các bồn chứa, các công trình dân dụng có tải trọng không lớn, các nhà từ 3 – 5 tầng ở các vùng đất yếu. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 206
- 4. Giếng cát thoát nước thẳng đứng: Giếng cát được thi công thành lưới ô vuông hoặc lưới ô tam giác đều có đường kính ≤ 30cm Giếng cát có tác dụng là cho nước thoát ra ngoài theo phương thẳng đứng. Giếng cát được tạo ra bằng phương pháp đổ cát xuống các lỗ đã được tạo ra trong đất bằng phương pháp đóng ống chống, bằng máy khoan hay tia nước phun áp lực cao. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 207
- 5. Cọc cát: Cọc cát được sử dụng để gia cố nền cho những công trình ở nơi đất yếu và mực nước ngầm cao. Cát vàng được đưa vào trong lòng đất bằng phương pháp rung hoặc được đầm nện trong các lỗ khoan trước. Cọc cát có tiết diện tròn, đường kính thường là 40, 50cm. Độ sâu cọc cát thường từ 10m trở xuống. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 208
- II. Các loại cọc của móng cọc 1.Cọc ống thép: Đường kính của ống từ 16 – 60cm, thành ống dày 6 – 14mm. Mũi cọc được làm nhọn và hàn kín để dễ đóng và không cho đất vào bên trong ống. Sau khi đóng xong thì đổ bê tông vào trong ống để làm tăng khả năng sử dụng của cọc. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 209
- Ưu điểm: Trọng lượng tương đối nhỏ Bền và cứng, ít hư hỏng khi vận chuyển và khi đóng Sức chịu tải lớn (250 – 300 tấn) Khuyết điểm: Giá thành cao Điều kiện sử dụng: Dùng trong xây dựng trụ cầu, loại nhỏ được dùng trong xây dựng công trình dân dụng ở những khu vực chật hẹp, được hạ xuống bằng máy ép thủy lực. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 210
- 2. Cọc vít: Cọc là một ống rỗng bằng kim loại phần đầu dưới có cánh thép và xoắn ốc. Khả năng chịu tải của cọc vít rất lớn (bằng 10 – 15 lần các loại cọc khác có cùng độ dài và đường kính). Cọc vít sử dụng ở những công trình quan trọng ở khu vực có gió bão lớn và gió xoáy. Hiện nay, người ta chế tạo những loại cọc vít lớn, sức chịu tải đến 1000T, ống cọc được lấp kín bằng bê tông. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 211
- Các loại cọc vít © 2019 BY Đặng Xuân Trường 212
- Đầu vít của cọc ống thép 1000T © 2019 BY Đặng Xuân Trường 213
- 3. Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn: Cọc BTCT đúc sẵn thường có tiết diện hình vuông, kích thước tiết diện là: 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400, 450x450. Chiều dài của mỗi đoạn cọc từ 6 – 11m, cọc của các công trình cảng dài tới 25m hay hơn nữa, cọc BTCT rất nặng, đến 10 tấn. Chiều dài và tiết diện của cọc bị giới hạn bởi công suất các thiết bị , phương tiện vận chuyển và đóng cọc. Ngoài ra, chiều dài và tiết diện của cọc còn có sự tương quan với nhau. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 214
- Chiều dài cọc Tiết diện cọc Mác bê tông (m) (cm) (Kg/cm2) Dưới 5m 20x20 170 6-9 25x25 170 10 – 12 30x30 170-200 13 – 16 35x35 200-250 17 – 20 40x40 250-300 Trên 25 45x45 300-350 © 2019 BY Đặng Xuân Trường 215
- Cọc BTCT đúc sẵn thường được hạ vào đất bằng phương pháp đóng hoặc ép. Cọc dùng để ép tối đa là 350x350, chiều dài mỗi đoạn từ 2-8m. Giải pháp ép cọc được áp dụng khi xây dựng công trình trong đô thị, trong các khu dân cư, đất nền yếu, công trình dưới 10 tầng. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 216
- 4. Cọc bê tông cốt thép ứng suất trước: Hiện tượng nứt nẻ nhỏ thường hay xuất hiện khi vận chuyển và đóng cọc BTCT. Nước có thể thấm qua các các khe hở đó vào thân cọc làm gỉ cốt thép và phá hoại bê tông. Cọc BTCT ứng suất trước nhằm hạn chế các hiện tượng đó do bê tông được nén trước, không chịu ứng suất kéo. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 217
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thi công cơ bản và Atld: Chương 3 - Đặng Xuân Trường
49 p | 91 | 12
-
Bài giảng Thi công cơ bản và Atld: Chương 5 - Đặng Xuân Trường
67 p | 75 | 11
-
Bài giảng Thi công cơ bản và Atld: Chương 7 - Đặng Xuân Trường
106 p | 93 | 11
-
Bài giảng Thi công cơ bản và Atld: Chương 4 - Đặng Xuân Trường
8 p | 64 | 10
-
Bài giảng Thi công cơ bản và Atld: Chương 1 - Đặng Xuân Trường
31 p | 72 | 9
-
Bài giảng Thi công cơ bản và Atld: Chương 2 - Đặng Xuân Trường
16 p | 61 | 9
-
Bài giảng Thi công cơ bản và Atld: Chương 6 - Đặng Xuân Trường
26 p | 43 | 9
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương XI: Công tác bê tông
121 p | 14 | 7
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương V: Thi công đào đất cơ giới
67 p | 12 | 6
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương III: Công tác chuẩn bị thi công đất
49 p | 12 | 5
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương IV: Thi công đào đất thủ công
8 p | 22 | 5
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VIII: Những khái niệm chung về bê tông và bê tông cốt thép
13 p | 10 | 5
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương IX: Công tác ván khuôn
87 p | 10 | 5
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương VI: Thi công đắp đất
26 p | 14 | 4
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương X: Công tác cốt thép
42 p | 18 | 4
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương I: Khái niệm mở đầu
31 p | 7 | 3
-
Bài giảng Thi công cơ bản - Chương II: Tính toán khối lượng công tác đất
16 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn