intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương IX: Công tác ván khuôn

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương IX: Công tác ván khuôn. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: các yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn; phân loại ván khuôn; chức năng các bộ phận của ván khuôn; cấu tạo ván khuôn móng; cấu tạo ván khuôn cột; cấu tạo ván khuôn dầm sàn; cấu tạo ván khuôn tường; ván khuôn di động theo phương ngang; ván khuôn leo;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thi công cơ bản - Chương IX: Công tác ván khuôn

  1. CHƯƠNG IX: CÔNG TÁC VÁN KHUÔN Bài 1. Các yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn 1. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế và lắp dựng ván khuôn 1.1. Nguyên tắc tạo hình  Ván khuôn phải được thiết kế và lắp dựng theo đúng hình dáng, kích thước của bộ phận kết cấu công trình.  Bề mặt BT sau khi tháo dỡ ván khuôn phải nhẵn, phẳng. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 14
  2. 1.2. Nguyên tắc ổn định:  Ván khuôn phải đảm bảo độ cứng, không bị biến dạng (cong, vênh) trong quá trình thi công.  Ván khuôn phải chịu được trọng lượng bản thân, trọng lượng bê tông và các tải trọng khác sinh ra trong quá trình thi công (đổ, đầm bê tông).  Chỉ được đặt ván khuôn của tầng trên sau khi đã cố định ván khuôn tầng dưới. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 15
  3. 2. Các yêu cầu kỹ thuật chung:  Ván khuôn phải kín khít, không để nước xi măng chảy ra ngoài trong quá trình đổ BT, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết  Ván khuôn phải gọn, nhẹ, thuận tiện trong quá trình lắp dựng và tháo dỡ.  Cấu tạo ván khuôn phải an toàn trong quá trình sử dụng: đảm bảo độ cứng, độ ổn định © 2019 BY Đặng Xuân Trường 16
  4.  Ván khuôn phải sử dụng được nhiều lần (gỗ: 5-7 lần; thép: 50-200 lần).  Ván khuôn dùng xong phải được cạo, tẩy sạch sẽ, bôi dầu mỡ và cất vào nơi khô ráo.  Ván khuôn ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải vững chắc khi cẩu lắp, khi cẩu lắp tránh va chạm vào các kết cấu đã lắp trước.  Dựng ván khuôn ở độ cao < 6m được dùng giá đỡ để đứng thao tác.  Dựng ván khuôn ở độ cao > 6m phải dùng sàn thao tác © 2019 BY Đặng Xuân Trường 17
  5. Bài 2. Phân loại ván khuôn 1. Phân loại theo vật liệu 1.1. Ván khuôn gỗ  Là loại ván khuôn được cấu tạo từ các loại gỗ tấm tự nhiên hoặc các loại ván bằng gỗ dán.  Nếu là gỗ tự nhiên thì thường là gỗ nhóm VI trở lên.  Thường dùng cho các công trình có qui mô nhỏ (nhà dân...), độ luân chuyển ít. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 18
  6. 1.2. Ván khuôn kim loại  Là loại ván khuôn có cấu tạo từ các tấm tôn mỏng với khung cứng bằng thép hình.  Thường dùng cho các công trình lớn, nhiều tầng với độ luân chuyển nhiều. 1.3. Ván khuôn hỗn hợp gỗ - thép  Là loại ván khuôn có cấu tạo từ các tấm gỗ dán với khung cứng bằng kim loại.  Thường dùng cho các công trình không lớn lắm, với độ luân chuyển không nhiều. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 19
  7. 1.4. Ván khuôn bằng BTCT hoặc xây gạch Là loại ván khuôn có được bằng cách tận dụng (kết hợp) từ những tấm BT hay mảng (bức) tường gạch có sẵn để làm khuôn cho kết cấu định đổ BT (bể ngầm...), sau đó, những bộ phận ván khuôn này được giữ lại luôn trong công trình. 1.5. Ván khuôn bằng nhựa plastic  Loại ván khuôn này làm bằng plastic nên không thấm nước và rỉ sét. Ván khuôn này có độ bền cao, chịu được va đập, số lần sử dụng khoảng 100 lần.  Sử dụng hiệu quả với ván sàn. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 20
  8. 2. Phân loại theo cấu kiện:  Ván khuôn móng  Ván khuôn cột  Ván khuôn dầm  Ván khuôn sàn  Ván khuôn tường... © 2019 BY Đặng Xuân Trường 21
  9. 3. Phân loại theo kỹ thuật lắp dựng 3.1. Ván khuôn cố định  Là loại ván khuôn được gia công thành từng bộ phận tại công trường (các tấm...), và được sử dụng cho một hay một số loại kết cấu nào đó (dầm, cột...) trong công trình. Sau khi tháo ván khuôn thì không thể dùng cho các công trình khác loại.  Ván khuôn cố định chủ yếu làm bằng gỗ ván, δ = 2,5 – 4cm. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 22
  10. Ưu điểm: dễ sản xuất Nhược điểm :  Không kinh tế vì tốn nhiều gỗ (cắt vụn để thích hợp với các chi tiết của kết cấu công trình)  Việc liên kết các tấm ván nhỏ thành mảng lớn thường đóng bằng đinh nên ván chóng hỏng  Độ luân chuyển kém © 2019 BY Đặng Xuân Trường 23
  11. 3.2. Ván khuôn định hình (ván khuôn luân lưu)  Là loại ván khuôn được sản xuất thành những môđun trong nhà máy. Khi lắp dựng ván khuôn cho một kết cấu nào đó, chỉ cần lắp các môđun lại là được. Khi tháo ván khuôn, các mô đun được tháo ra và được dùng để lắp cho các kết cấu khác.  Ván khuôn định hình thường bằng thép, gỗ thép kết hợp hay bằng nhựa. Khi lắp ván khuôn định hình thì phải tổ hợp.  Đặc điểm: Rất tiện lợi cho thi công, dễ bảo quản và sử dụng. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 24
  12. 3.3. Ván khuôn di chuyển Là loại ván khuôn không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu kỳ hoạt động mà để nguyên di chuyển sang vị trí sử dụng của chu kỳ tiếp theo. 3.3.1. Theo phương đứng (ván khuôn leo, VK trượt)  Có cấu tạo là tổ hợp của ván khuôn các kết cấu, được lắp xung quanh chu vi và bên trong công trình. Sau khi đổ bê tông xong ở 1 mức nào đó thì toàn bộ hệ ván khuôn được nâng lên mức tiếp theo.  Thường dùng cho những công trình có chiều cao lớn, tiết diện công trình không thay đổi (xilô, lõi, vách nhà cao tầng...). © 2019 BY Đặng Xuân Trường 25
  13. 3.3.2. Theo phương ngang  Có cấu tạo là tổ hợp của ván khuôn các kết cấu, được liên kết vào khung đỡ. Khung đỡ có thể di chuyển trên một hệ thống bánh xe và chạy theo chiều dài công trình.  Thường dùng cho các công trình có dạng chạy dài (tuynen, đường hầm, mái nhà công nghiệp ...) có tiết diện công trình không thay đổi. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 26
  14. Bài 3. Chức năng các bộ phận của ván khuôn 1. Tấm ván khuôn  Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bê tông và tạo hình dáng cho kết cấu công trình.  Nó tiếp nhận các tải trọng gồm:  Trọng lượng bản thân tấm ván (và các chi tiết phụ trợ).  Trọng lượng của bê tông (đứng hoặc ngang)  Tải trọng do đầm bê tông (trực tiếp hoặc do các bộ phận khác truyền tới).  Tải trọng do rung động khi đổ bê tông (do trút bê tông và do người + phương tiện đi lại truyền tới). © 2019 BY Đặng Xuân Trường 27
  15.  Được làm từ thép hoặc gỗ, nhựa hoặc tre ép  Nếu làm từ gỗ tự nhiên: chiều dài tấm ván trung bình từ 3-4m, chiều rộng từ 20-30cm, chiều dày từ 2-3cm.  Nếu làm từ thép tấm: chiều dài và rộng tùy theo kết cấu, chiều dày từ 1-2mm.  Nếu là ván khuôn định hình: chiều dài tấm 0.6m; 0.9m; 1.2m; 1.5m. Chiều rộng tấm 10cm; 15cm; 20cm; 25cm; 30cm; thậm chí là 50cm. Chiều cao 5.5cm.  Các tấm được liên kết với nhau bằng các nẹp (gỗ) hoặc các móc thép. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 28
  16. Các bộ phận của ván khuôn dầm đơn 1 – Ván thành 2 – Ván đáy 3 – Nẹp đứng 4 – Nẹp giữ chân ván thành 5 – Thanh chống xiên 6 – Thanh cữ 7 – Con bọ 8 – Cột chống chữ T 9 – Nêm 10 – Bản đệm 11 – Hệ giằng Hình 1. Các bộ phận ván khuôn dầm đơn © 2019 BY Đặng Xuân Trường 29
  17. 2. Nẹp  Dùng để liên kết các tấm ván khuôn và tham gia chịu áp lực ngang của tấm ván khuôn truyền tới.  Có thể được làm từ gỗ thanh hoặc thép.  Nẹp liên kết với tấm ván khuôn bằng cách đóng đinh mũ chìm từ trong ra.  Nẹp có kích thước tiết diện thường là 4x4cm hoặc 4x6cm © 2019 BY Đặng Xuân Trường 30
  18. 3. Chống xiên  Là bộ phận gia cố cho tấm ván khuôn. Nó tiếp nhận và truyền áp lực ngang (từ các nẹp) tới cột chống hoặc những chỗ cố định.  Được làm từ gỗ thanh hoặc thép hình.  Các thanh chống xiên thường cũng có tiết diện ngang là 4x4 hoặc 4x6cm © 2019 BY Đặng Xuân Trường 31
  19. 4. Thanh cữ  Dùng để cố định khoảng cách cho hai tấm ván khuôn đối diện nhau, có tác dụng đảm bảo kích thước ngang của tiết diện kết cấu trong quá trình lắp dựng ván khuôn cũng như trong khi đổ bê tông.  Được làm từ gỗ thanh hoặc thép hình.  Thanh cữ này sử dụng trong dầm đơn để tăng ổn định cho 2 ván thành dưới tác dụng của tải trọng ngang bê tông khi đầm và đổ. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 32
  20. 5. Cột chống  Là bộ phận chống đỡ ván khuôn, tiếp nhận toàn bộ tải trọng của ván khuôn và truyền xuống đất hoặc các chỗ cố định.  Được làm từ gỗ cây, gỗ thanh hoặc thép ống.  Cột chống nên lấy tiết diện đều: 8x8cm, 10x10cm hoặc 12x12cm  Cột chống bằng gỗ hoặc bằng thép có chiều dài thường từ 3m - 4,5m © 2019 BY Đặng Xuân Trường 33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2