intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương XI: Công tác bê tông

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương XI: Công tác bê tông. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: khái niệm về bê tông và bê tông cốt thép; kỹ thuật trộn bê tông; kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông; công tác đổ bê tông; mạch ngừng trong thi công bê tông toàn khối; đầm bê tông; bảo dưỡng, sửa chữa khuyết tật sau khi đổ bê tông;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thi công cơ bản - Chương XI: Công tác bê tông

  1. CHƯƠNG XI. CÔNG TÁC BÊ TÔNG Bài 1 . Khái niệm về bê tông và BTCT 1. Khái niệm 1.1. Bê tông Bê tông là hỗn hợp đông cứng gồm chất kết dính, cốt liệu và nước. Bê tông sử dụng trong các kết cấu thường gặp là loại bê tông nặng, trọng lượng riêng từ 2300 – 2500kg/m3, chất kết dính thường là xi măng, cốt liệu là cát, đá (sỏi) và nước thành một loại đá nhân tạo có khả năng chịu nén lớn nhưng chịu kéo kém. Để cải thiện tính chịu kéo, ta đặt cốt thép vào trong vùng chịu kéo của bê tông. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 143
  2. 1.2. Công tác bê tông trong thi công BTCT toàn khối Công tác bê tông bao gồm các công đoạn sau: Chuẩn bị vật liệu cho bê tông, bao gồm: xi măng, cát, đá (sỏi) và nước. Xác định thành phần cấp phối cho từng mác bê tông (mác bê tông do thiết kế qui định), từ đó qui đổi ra thành phần cấp phối cho mẻ trộn. Trộn bê tông có thể bằng thủ công hay trộn bằng máy, phụ thuộc vào khối lượng và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa bê tông. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 144
  3. Việc chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ, bao gồm vận chuyển theo phương ngang và phương đứng. Đổ bê tông vào khuôn, san rải và đầm bê tông. Bảo dưỡng bê tông. Tháo dỡ ván khuôn. Sửa chữa khuyết tật. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 145
  4. 2. Yêu cầu chất lượng đối với vữa bê tông: Vữa bê tông phải được trộn đều, đảm bảo sự đồng nhất về thành phần. Phải đảm bảo đủ và đúng thành phần cốt liệu theo mác thiết kế. Phải đảm bảo được việc trộn, vận chuyển, đổ và đầm trong thời gian ngắn nhất và phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của xi măng (khoảng 2 giờ). Nếu kéo dài thời gian này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 146
  5. Trong trường hợp này, để đảm bảo chất lượng bê tông như thiết kế, ta phải trộn lại và tăng thêm lượng xi măng khoảng 15 - 20% lượng xi măng theo cấp phối. Vữa bê tông sau khi trộn xong phải đảm bảo được những yêu cầu của thi công Đảm bảo độ sụt hình chóp (độ chảy) để dễ đổ, đầm, trút ra khỏi phương tiện vận chuyển. Đảm bảo độ chảy để lấp kín các chỗ cốt thép đan dày, các góc cạnh ván khuôn. Đối với từng kết cấu bê tông, yêu cầu độ sụt hình chóp và thời gian cần thiết để đầm chấn động sẽ khác nhau. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 147
  6. 3. Xác định thành phần mẻ trộn: Dựa vào mác bê tông mà thiết kế qui định, tiến hành thí nghiệm đối với vật liệu ngoài hiện trường để tìm ra khối lượng xi măng, cát, đá (sỏi) và thể tích nước trong 1m3 bê tông. Tuỳ theo công suất của thiết bị trộn bê tông mà ta xác định thành phần cấp phối một mẻ trộn. Thông thường, ở ngoài hiện trường, xi măng được tính bằng kg. Cát, đá (sỏi) được đong bằng các hộc tiêu chuẩn hay các xe rùa (có thể tích 40 lít). © 2019 BY Đặng Xuân Trường 148
  7. Nước được tính theo lít và đong bằng xô. Việc xác định thành phần cấp phối phải được cơ quan chuyên ngành có pháp nhân đảm nhận. Trước khi trộn bê tông phải xác định độ ẩm của cốt liệu và so sánh với độ ẩm khi thí nghiệm thành phần cấp phối để hiệu chỉnh lượng nước cho thích hợp. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 149
  8. Bài 2. Kỹ thuật trộn bê tông 1. Yêu cầu kỹ thuật chung Khi trộn bê tông: xi măng, cốt liệu, nước và phụ gia (nếu có) phải được đo đúng theo tỷ lệ cấp phối. Vữa bê tông phải được trộn đều. Thời gian trộn bê tông phải nhỏ trong giới hạn cho phép. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 150
  9. 2. Các phương pháp trộn bê tông 2.1. Trộn bê tông bằng thủ công 2.1.1. áp dụng Khối lượng cần trộn là nhỏ. Bê tông không yêu cầu chất lượng cao (bê tông lót...) Những nơi hẻo lánh không mang máy trộn đến được hay không có điện... © 2019 BY Đặng Xuân Trường 151
  10. 2.1.2. Công tác chuẩn bị Trước khi trộn bê tông, phải chuẩn bị bãi trộn và dụng cụ trộn. Bãi trộn có thể là sàn trộn (kê bằng ván gỗ hay lát tôn) hoặc sân trộn (lát bằng gạch hay bê tông gạch vỡ, trên được láng vữa xi măng). Sàn trộn hay sân trộn phải đảm bảo kích thước đủ rộng có diện tích tối thiểu 3x3m2, phải được dọn dẹp bằng phẳng, không hút nước xi măng, dễ dàng rửa sạch... và phải có mái che nắng, mưa. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 152
  11. Các dụng cụ dùng để trộn bê tông bao gồm: xẻng, cào, thùng, (xô) để chứa nước và các hộc tiêu chuẩn để đong cốt liệu. Các vật liệu cát, đá (sỏi), xi măng và nước được bố trí quanh sân trộn. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 153
  12. 2.1.3. Phương pháp trộn Trộn trước cát và xi măng cho đều màu. Cho đá (sỏi) vào, đảo đều hỗn hợp cát - xi măng với đá (sỏi), dùng xẻng, cào đảo đi đảo lại, vừa đảo vừa cho nước vào và trộn đều. Thời gian trộn một cối bê tông bằng thủ công không quá 15 - 20 phút. 2.1.4. Đánh giá Trộn thủ công chất lượng bê tông không cao, tốn xi măng (nếu chất lượng trộn tay bằng chất lượng trộn máy, thì phải tốn thêm 15% xi măng nữa so với lượng xi măng theo cấp phối, tốc độ chậm, khó đều, năng suất không cao). © 2019 BY Đặng Xuân Trường 154
  13. 2.2. Trộn bê tông bằng cơ giới 2.2.1. Áp dụng Khi khối lượng trộn lớn Chất lượng bê tông yêu cầu cao 2.2.2. Các loại máy trộn Máy trộn thùng lật nghiêng để đổ Máy trộn đứng có một hệ bàn hoặc hai hệ bàn gạt Máy trộn liên tục, hình trụ © 2019 BY Đặng Xuân Trường 155
  14. Hình 29A. Các loại máy trộn bê tông © 2019 BY Đặng Xuân Trường 156
  15. Hình 29B. Trạm trộn bê tông Hình 29C. Thùng đựng vữa cửa bên Thùng đựng vữa lắp ống vòi voi © 2019 BY Đặng Xuân Trường 157
  16. 2.2.3. Phương pháp trộn Trước hết cho máy chạy không tải một vòng. Nếu trộn mẻ đầu tiên thì đổ một ít nước cho ướt vỏ cối và bàn gạt. Như vậy, mẻ đầu tiên không bị mất nước do vỏ cối và bàn gạt hút nước. Đổ 15% - 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại, trộn đến khi đều. Thời gian trộn 1 mẻ bê tông phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của máy, độ sụt của vữa và mác bêtông. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 158
  17. Trong trường hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn một mẻ bê tông được xác định theo bảng (dưới đây) Theo kinh nghiệm trộn bê tông, để trộn một mẻ bê tông đạt yêu cầu kỹ thuật thì thường chỉ cho máy quay khoảng 20 vòng là được. Trong quá trình trộn, để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, thì cứ sau 2 giờ làm việc, cần đổ vào cối trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của mẻ trộn tiếp theo và cho máy quay khoảng 5 phút rồi cho xi măng và cát vào trộn theo thời gian qui định. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 159
  18. Độ sụt Dung tích máy (lít) bê tông Từ 500 – (cm) Dưới 500L Trên 1000L 1000L Nhỏ hơn 1 2 phút 2,5 phút 3 phút Từ 1 - 5 1,5 phút 2 phút 2,5 phút Trên 5 1 phút 1,5 phút 2 phút Bảng 2. Dung tích máy trộn bê tông © 2019 BY Đặng Xuân Trường 160
  19. 2.2.4. Tính năng suất máy trộn Năng suất kỹ thuật của máy trộn bê tông được tính bằng công thức: e.n N kt  .K p ( m 3 / h) 1000 Trong đó: e – dung tích máy trộn (lít) n – số mẻ trộn trong 1 giờ Kp – Hệ số thành phẩm (0.65 – 0.72) © 2019 BY Đặng Xuân Trường 161
  20. Số mẻ trộn trong 1 giờ được tính bằng công thức 3600 n T T – Là thời gian đổ cốt liệu vào cối, thời gian trộn và thời gian đổ vữa bê tông ra khỏi cối (xem bảng) Dung tích máy trộn (lít) 100 250 425 1200 2400 Thời gian T (giây) 110 115 130 145 180 Năng suất sử dụng (có tính thêm hệ số sử dụng thời gian Kt ): Nsd = Nkt . Kt (với Kt = 0,9 - 0,95) © 2019 BY Đặng Xuân Trường 162
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2