intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương X: Công tác cốt thép

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thi công cơ bản - Chương X: Công tác cốt thép. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: đặc điểm công nghệ và phân loại thép xây dựng; gia công nắn thẳng, đo, cắt, uốn cốt thép; hàn nối cốt thép; đặt cốt thép vào ván khuôn; nghiệm thu cốt thép;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thi công cơ bản - Chương X: Công tác cốt thép

  1. Chương X : CÔNG TÁC CỐT THÉP Bài 1. Đặc điểm công nghệ & phân loại thép xây dựng 1. Đặc điểm công nghệ Công tác cốt thép là một trong ba dây chuyền bộ phận của công nghệ thi công kết cấu BTCT đổ tại chỗ. Tùy từng biện pháp thi công các kết cấu mà dây chuyền cốt thép có thể đi sau dây chuyền ván khuôn. Dây chuyền công tác cốt thép bao gồm các công đoạn sau: © 2019 BY Đặng Xuân Trường 101
  2. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 102
  3. 2. Phân loại cốt thép trong xây dựng 2.1. Theo hình dáng bên ngoài Thép cuộn sợi tròn trơn (nhóm AI). Thép thanh tròn có gờ (nhóm AII, AIII). 2.2. Theo cách chế tạo Thép thanh cán nóng:  Loại tròn trơn (nhóm AI)  Loại có gờ (nhóm AII, AIII) Thép sợi kéo nguội. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 103
  4. 2.3. Phân theo cường độ chịu lực: Nhóm AI: R = 2100 kg/cm2 (Φ1 – Φ10). Nhóm AII: R = 2700 kg/cm2 (Φ10 - Φ40). Nhóm AIII: R = 3400 -3600 kg/cm2 (Φ10 - Φ40). Thép dự ứng lực (cường độ cao): R = 16000 - 36000 kg/cm2. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 104
  5. 2.4. Phân loại theo chức năng và trạng thái làm việc của từng thanh trong kết cấu: Thép chịu lực Thép cấu tạo. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 105
  6. Bài 2. Gia công nắn thẳng, đo, cắt, uốn cốt thép 1. Phương pháp thủ công 1.1. Nắn thẳng Cốt thép trước khi cắt, uốn thì phải được sửa hay nắn thẳng. Đối với thép cuộn (Φ ≤10mm), ta dùng tời để nắn thẳng cốt thép. Cuộn thép cần nắn thẳng phải được đặt trên một giá có trục quay để thanh thép không bị xoắn. Đối với thép có Φ ≥ 10mm (dài 11,7m và đã được gập đôi), dùng sức người để bẻ thẳng 1 cách tương đối rồi dùng vam hay búa để sửa lại cho thẳng. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 106
  7. 1.2. Cạo rỉ Cốt thép trước khi gia công, lắp đặt hay đổ bê tông phải được cạo rỉ. Có thể dùng bàn chải sắt hoặc tuốt thép trong cát để làm sạch rỉ. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 107
  8. 1.3. Đo lấy mốc Trước khi cắt, uốn, thanh thép phải được đo và đánh dấu để việc gia công được chính xác. Dấu có thể bằng phấn trắng hoặc sơn. Đối với những thanh thép phải gia công uốn, phải tính đến độ dãn dài của thép khi uốn.  Khi uốn cong 450 thì thép dãn dài 0,5d (d: đường kính cốt thép).  Khi uốn cong 900 thì thép dãn dài 1d.  Khi uốn cong 1800 thì thép dãn dài 1,5d. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 108
  9. 1.4. Cắt thép Khi cắt hàng loạt thì chiều dài có thể lấy cữ trên bàn cắt, hoặc lấy một thanh làm chuẩn để cắt các thanh sau. Thanh chuẩn phải dùng từ đầu đến cuối để tránh sai số cộng dồn. Cốt thép có Φ ≤ 8mm, dùng kéo để cắt. Cốt thép có Φ ≤18mm, dùng đục và búa để cắt. Cốt thép có Φ ≥18mm, dùng máy cắt, máy hàn hoặc cưa để cắt. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 109
  10. 1.5. Uốn thép Dùng vam để uốn thép có Φ ≤ 8mm. Với thép có đường kính lớn hơn, dùng bàn uốn để uốn. Bàn uốn có thể dùng sức người hay tời để xoay. Có thể dùng bàn uốn cố định kết hợp với vam để uốn thép. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 110
  11. Hình 19A. Dụng cụ uốn cốt thép © 2019 BY Đặng Xuân Trường 111
  12. Hình 19B. Uốn cốt thép © 2019 BY Đặng Xuân Trường 112
  13. 2. Phương pháp cơ giới: Được áp dụng khi khối lượng thi công lớn, hoặc trong các nhà máy BTCT chế tạo sẵn. Thanh thép được nắn thẳng, cạo rỉ, đo và cắt nhờ vào 1 máy tự động. Nguyên lý họat động: Thanh thép cần được gia công (1) cho qua 1 ống hình trụ (2), trong đó có các ròng rọc kéo (3), các con lăn (4) để nắn thẳng và đánh rỉ cốt thép. Khi đầu thanh thép chạm vào mặt cản (6) thì mạch điện được đóng lại, dao cắt hoạt động cắt đứt thanh thép. Để thanh thép được cắt đúng chiều dài thiết kế, ta điều chỉnh khoảng cách giữa dao cắt và mặt cản. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 113
  14. 1 – Thanh thép cần gia công; 2 – Ống trụ ; Hình 20. Nguyên lý máy gia công 3 – Ròng rọc kéo cốt thép tự động 4 – Con lăn; 5 – Dao cắt; 6 – Vật cản đóng mạch 7 – Hệ thống mạch điện © 2019 BY Đặng Xuân Trường 114
  15. Máy uốn thép: Các thanh thép cần uốn được cấu tạo thành lưới rồi đặt trên bệ máy, chỉnh các kích uốn và kích giữ để uốn thép. 1 – Bệ máy; 2 – Bàn uốn ; 3 – Lưới thép; 4 – Kích thủy lực. Hình 21. Uốn lưới thép © 2019 BY Đặng Xuân Trường 115
  16. Bài 2. Hàn nối cốt thép 1. Nối buộc 1.1. Phương pháp Hai thanh thép được chồng lên nhau theo đúng chiều dài yêu cầu. Dùng dây thép Φ1mm buộc ở 3 điểm. Mối nối phải được bảo dưỡng và giữ không bị rung động. Mối nối chỉ chịu lực tốt khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế. © 2019 BY Đặng Xuân Trường 116
  17. Hình 22. Ba điểm nối trong nối buộc © 2019 BY Đặng Xuân Trường 117
  18. 1.2. Phạm vi áp dụng: Khi đường kính các thanh thép ≤16mm. Nối buộc cần chờ thời gian đạt cường độ của bê tông nên ít sử dụng với kết cấu đứng Sử dụng phổ biến với các kết cấu nằm ngang như dầm, sàn, móng… © 2019 BY Đặng Xuân Trường 118
  19. 1.3. Yêu cầu kỹ thuật: Không nối cốt thép tại những vị trí chịu lực lớn và những chỗ uốn cong. Trên mỗi tiết diện cắt ngang, không nối quá 25% diện tích cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ. Trong các mối nối cần buộc ít nhất tại 3 bị trí (đầu, cuối và giữa). © 2019 BY Đặng Xuân Trường 119
  20. Khi nối buộc cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn. Chiều dài đoạn nối buộc (Lnối) của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới không nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo, không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén và không nhỏ hơn các giá tri cho trong bảng sau (d: đường kính cốt thép). © 2019 BY Đặng Xuân Trường 120
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0