Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - ThS. Lê Văn Tấn
lượt xem 30
download
Bài giảng "Thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3: Mô hình hóa nghiệp vụ" trình bày các nội dung: Khái niệm về mô hình hóa nghiệp vụ, biểu đồ ngữ cảnh, biểu đồ phân cấp chức năng, ma trận thực thể - chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - ThS. Lê Văn Tấn
- Chương 3: MÔ HÌNH HOÁ NGHIỆP VỤ Khái niệm về mô hình hóa nghiệp vụ Biểu đồ ngữ cảnh Biểu đồ phân cấp chức năng Ma trận thực thể - chức năng Biểu đồ luồng dữ liệu
- 3.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH NGHỆP VỤ Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng của hệ thống (doanh nghiệp) và mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Mô hình nghiệp vụ được thể hiện bằng nhiều dạng khác nhau. Mỗi một dạng mô tả một khía cạnh của hoạt động nghiệp vụ. Tất cả các dạng đó cho ta một cách nhìn toàn cảnh về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống. Các dạng thể hiện đó gồm: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Biểu đồ phân cấp chức năng Mô tả chi tiết chức năng lá Ma trận thực thể dữ liệu - chức năng Biểu đồ hoạt động Biểu đồ luồng dữ liệu
- 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH Biểu đồ ngữ cảnh cho ta một cái nhìn khái quát về hệ thống trong môi trường của nó. Các yếu tố môi trường ở đây chính là các tác nhân ngoài tương tác với hệ thống về mặt thông tin. Việc xây dựng biểu đồ ngữ cảnh chính là việc xác định các tác nhân ngoài và các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống cũng như từ hệ thống đến tác nhân ngoài. Các thành phần trong biểu đồ ngữ cảnh gồm: – Một chức năng duy nhất mô tả toàn hệ thống (trong đó có tên hệ thống) – Các tác nhân ngoài – Các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống và ngược lại.
- 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp)
- 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp)
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 3.3.1. Các khái niệm Chức năng xử lý được hiểu là một tập các công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó. Khái niệm chức năng là khái niệm logic, tức là chỉ nói đến tên công việc cần làm và mối quan hệ phân mức giữa chúng mà không chỉ ra công việc được làm như thế nào. Chức năng được xem xét ở các mức độ từ tổng hợp đến chi tiết sắp theo thứ tự sau: – Một lĩnh vực hoạt động; – Một hoạt động – Một nhiệm vụ – Một hành động.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp) Biểu đồ phân cấp chức năng là một biểu đồ hình cây trong đó mỗi nút là một chức năng. Quan hệ giữa các chức năng ở hai mức kế tiếp là quan hệ bao hàm. Các thành phần của biểu đồ: + Chức năng: Được biểu diễn bằng hình chữ nhật, trong đó có ghi tên chức năng. Tên chức năng thường là động từ kèm bổ ngữ . Ví dụ: + Kết nối: Kết nối giữa các chức năng phân cấp được biểu diễn bằng đoạn thẳng hay đường gấp khúc.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp)
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.2. Ý nghĩa của mô hình – Biểu đồ phân cấp chức năng được xây dựng dần cùng với quá trình khảo sát hệ thống từ trên xuống giúp cho việc nắm hiểu hệ thống và định hướng cho hoạt động khảo sát tiếp theo; – Nó cho phép xác định phạm vi các chức năng cần nghiên cứu hay miền cần nghiên cứu của hệ thống; – Nó cho thấy vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh sự trùng lặp, giúp phát hiện các chức năng còn thiếu; – Nó là một cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình sau này.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ trên xuống Trong quá trình tiếp cận một tổ chức theo phương pháp từ trên xuống, ta nhận được thông tin về các chức năng từ mức gộp (do lãnh tạo cung cấp) đến mức chi tiết (do các bộ phận chức năng cung cấp). Cách phân chia này phù hợp với sự phân công các công việc cho các bộ phận chức năng cũng như cho các nhân viên của một tổ chức. Cách phân chia này thường theo nguyên tắc sau: – Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ở mức trên đã phân rã ra chúng (tính đầy đủ). – Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó (tính thực chất).
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ dưới lên Đối với một lĩnh vực hay một phạm vi nghiên cứu không lớn, đôi khi người ta có thể biết ngay được mọi công việc chi tiết. Trong trường hợp này việc xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng có thể theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Bằng cách nhóm dần các chức năng chi tiết từ dưới lên trên theo từng nhóm một cách thích hợp và gán cho nó những cái tên tương ứng.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) b, Nguyên tắc – Không nên phân rã biểu đồ quá 6 mức – Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức sắp xếp trên cùng một hàng, cùng một dạng. Ở mức cuối cùng của biểu đồ các chức năng thuộc cùng một mức và của cùng một chức năng ta có thể sắp theo hàng dọc. – Biểu đồ cần bố trí cân đối, rõ ràng để dễ kiểm tra, theo dõi. – Mỗi chức năng có một tên duy nhất, các chức năng khác nhau tên phải khác nhau. Tên chức năng cần phản ánh được nội dung công việc thực tế mà tổ chức thực hiện và người sử dụng quen dùng nó.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) c, Mô tả chi tiết chức năng lá Đối với mỗi chức năng lá (mức thấp nhất) trong biểu đồ cần mô tả trình tự và cách thức tiến hành nó bằng lời và có thể sử dụng biểu đồ hay một hình thức nào khác (biểu đồ hoạt động, cây quyết định,..). Mô tả thường bao gồm các nội dung sau: – Tên chức năng – Các sự kiện kích hoạt (khi nào? cái gì dẫn đến? điều kiện gì?) – Quy trình thực hiện (nếu có nhiều công việc nhỏ liên quan) – Yêu cầu giao diện cần thể hiện (nếu có) – Dữ liệu vào (các hồ sơ sử dụng ban đầu) – Công thức (thuật toán) tính toán sử dụng (nếu có) – Dữ liệu ra (các báo cáo hay kiểm tra cần đưa ra) – Qui tắc nghiệp vụ cần tuân thủ.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng a, Dạng chuẩn Dạng chuẩn được sử dụng để mô tả các chức năng cho một miền kháo sát (hay một hệ thống nhỏ). Biểu đồ dạng chuẩn là biểu đồ hình cây ở mức cao nhất chỉ gồm một chức năng, gọi là "chức năng gốc" hay "chức năng đỉnh" . Những chức năng ở mức dưới cùng (thấp nhất) gọi là "chức năng lá".
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng a, Dạng chuẩn (tiếp) Ví dụ:
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty Dạng này được sử dụng để mô tả tổng thể toàn bộ chức năng của một tổ chức có qui mô lớn. Gồm ít nhất hai biểu đồ trở lên: – Một "biểu đồ gộp" mô tả toàn bộ công ty với các chức năng thuộc mức gộp (từ hai đến ba mức). – Các biểu đồ còn lại là các "biểu đồ chi tiết" dạng chuẩn để chi tiết hóa mỗi chức năng lá của biểu đồ gộp. (thường tương ứng với các chức năng của mỗi bộ phận)
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty (tiếp) Khi bắt đầu khảo sát, ta có một chức năng bao trùm toàn tổ chức và chức năng gộp do các bộ phận của tổ chức thực hiện. Khi mô tả những chức năng này, được một biểu đồ mức gộp. Khi tổ chức có nhiều bộ phận, người ta sử dụng cách biểu diễn biểu đồ ở dạng bảng. Trong cách biểu diễn này mỗi chức năng được mô tà trên một dòng, và hai chức năng ở hai mức khác nhau được sắp ở những cột khác nhau phân biệt ở vị trí lề bên trái của nó.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty (tiếp) Trên thực tế, người ta không chi tiết hóa ngay tất cả các chức năng đến mức thấp nhất của biểu đồ. – Thứ nhất, đó là việc làm rất tốn kém; – Thứ hai, thật sự không cần thiết phải xây dựng HTTT cho mọi bộ phận chức năng của tổ chức.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty (tiếp) Ví dụ:
- 3.4. MA TRẬN THỰC THỂ - CHỨC NĂNG Mục đích: Khi khảo sát, ta thu được các thực thể dữ liệu và các chức năng của tổ chức. Để tiếp tục, ta cần phải xem xét những dữ liệu nào là thực sự cần thiết cho các chức năng và các chức năng nào là có tác động lên các dữ liệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng - GV. Nguyễn Văn Quang
96 p | 162 | 33
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 1 - ThS. Lê Văn Tấn
40 p | 185 | 22
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng LAN - Chương 4: Quy trình thiết kế mạng LAN
55 p | 77 | 10
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 1 - Trần Thị Kim Chi
49 p | 85 | 9
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 2 - Trần Thị Kim Chi
115 p | 86 | 7
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 3 - ThS. Nguyễn Văn Thành
29 p | 20 | 7
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng LAN - Chương 5: Xây dựng hệ thống mạng quản lý phòng net
38 p | 41 | 7
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng LAN - Chương 3: Hệ thống phát hiện xâm nhập IDS
33 p | 27 | 7
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 7 - ThS. Nguyễn Văn Thành
25 p | 17 | 6
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 6 - ThS. Nguyễn Văn Thành
20 p | 10 | 6
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 1 - ThS. Nguyễn Văn Thành
27 p | 15 | 6
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 2 - ThS. Nguyễn Văn Thành
37 p | 15 | 6
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 4a - ThS. Nguyễn Văn Thành
24 p | 11 | 6
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 4b - ThS. Nguyễn Văn Thành
24 p | 14 | 5
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 4 - Trần Thị Kim Chi
179 p | 88 | 5
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 10 - Trần Thị Kim Chi
35 p | 100 | 3
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống thông tin: Chương 5 - ThS. Lê Văn Tấn
59 p | 86 | 3
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống
15 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn