intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán hen - TS. BS Lê Thị Thu Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán hen gồm các nội dung chính như sau: Định nghĩa hen; Bệnh học hen; Triệu chứng hen; Khám thực thể; Đánh giá kiểm soát hen; Đánh giá yếu tố nguy cơ kết cục xấu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán hen - TS. BS Lê Thị Thu Hương

  1. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN TS. BS LÊ THỊ THU HƢƠNG Trưởng khoa Hô hấp - Cơ xương khớp - BV Nhân Dân Gia Định Bộ môn Nội - Khoa Y- Đại học Nguyễn Tất Thành
  2. Thảo luận ca lâm sàng Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, tiền căn hen từ nhỏ, 10 năm nay không lên cơn hen Một tuần trước nhập viện, BN ho, khò khè, 2 ngày nay khó thở nhiều => nhập viện Khám: M: 110 lần/ phút, huyết áp:110/70 mmHg, nhịp thở 22 lần/ phút. Phổi ran rít 2 phế trường Câu hỏi:  Cần thêm thông tin gì trong tiền căn, bệnh sử, khám lâm sàng ?  Đề nghị cận lâm sàng  Chẩn đoán phân biệt
  3. Định nghĩa hen Hen là một bệnh không đồng nhất, thường đặc trưng bởi viêm mạn tính đường dẫn khí Hen được xác định bởi bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, thay đổi theo thời gian và cường độ, cùng với giới hạn luồng khí thở ra thay đổi © 2023 Global Initiative for Asthma
  4. Yếu tố nguy cơ của hen YẾU TỐ CHỦ THỂ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG Gen Dị nguyên Cơ địa dị ứng Trong nhà: vật nuôi có lông, Gen tạo cơ địa tăng phản ứng của Ngoài nhà: phấn hoa, bào tử, nấm đường dẫn khí mốc Béo phì Nhiễm trùng (chủ yếu do siêu vi) Giới tính Chất gây dị ứng từ nghề nghiệp Khói thuốc lá Ô nhiễm môi trường Chế độ ăn
  5. Sinh bệnh học 1. Viêm đường thở 2. Viêm và tăng đáp ứng của đường thở 3. Tế bào viêm 4. Các hóa chất trung gian 5. Ảnh hưởng quá trình viêm
  6. Bệnh học hen  Lòng đường thở bị hẹp do co thắt cơ trơn, chất nhầy trong lòng đường thở, lớp dưới niêm mạc dày lên do phù nề & thâm nhiễm tế bào  Ngoài ra, khả năng tăng kích thước của lòng mạch với giãn cơ trơn bị suy giảm do lắng đọng collagen  Biểu mô bị ảnh hưởng và tăng sinh mạch máu & tế bào thần kinh
  7. Triệu chứng hen Triệu chứng hô hấp: khò khè, khó thở, ho, nặng ngực: • BN gặp nhiều hơn một trong các triệu chứng này. • Triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm • Triệu chứng thay đổi theo thời gian và cường độ. • Triệu chứng khởi phát do nhiễm vi-rút, tập thể dục, tiếp xúc với chất gây dị ứng - kích ứng, thay đổi thời tiết, xúc động,..
  8. Khám thực thể Dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, tím tái Khám phổi: ran ngáy, ran rít 2 phế trường, rõ hơn ở thì thở ra Đánh giá bằng chứng về dị ứng mũi, xoang, bệnh da Khám lâm sàng có thể bình thường khi hen được kiểm soát đầy đủ
  9. Đánh giá hen 1. Kiểm soát hen – 2 phần  Đánh giá kiểm soát triệu chứng trong 4 tuần qua  Đánh giá các yếu tố nguy cơ cho kết cục xấu, bao gồm chức năng phổi thấp 2. Vấn đề điều trị  Kiểm tra kỹ thuật hít và tuân thủ  Hỏi về tác dụng phụ  BN có kế hoạch hành động hen được viết ra hay không?  Thái độ và mục tiêu của BN đối với bệnh hen của họ là gì? 3. Bệnh đồng mắc  Viêm mũi, GERD, béo phì, ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, lo âu  Bệnh đồng mắc có thể góp phần làm xấu đi triệu chứng và chất lượng cuộc sống GINA 2018, Box 2-1
  10. Đánh giá kiểm soát hen A - Kiểm soát triệu chứng hen Trong 4 tuần vừa qua, bệnh nhân có: • Triệu chứng hen ban ngày > 2 lần/tuần Có  Không  • Tất cả không: Kiểm soát tốt • Có thức giấc về đêm do hen Có  Không  • 1-2 điều: Kiểm soát một phần • Cần SABA cắt cơn > 2 lần/tuần Có  Không  • 3-4 điều: Không kiểm soát • Có hạn chế hoạt động do hen Có  Không  B - Yếu tố nguy cơ dẫn đến kết cục hen xấu Đợt cấp*; Tắc nghẽn luồng khí; Tác dụng phụ của thuốc *Triệu chứng hen không kiểm soát là yếu tố nguy cơ quan trọng của đợt cấp Global Strategy for Asthma management and prevention, Updated 2023
  11. Đánh giá kiểm soát hen
  12. Đánh giá kiểm soát hen • Dưới 20 điểm: Hen chưa được kiểm soát • 20-24 điểm: Hen được kiểm soát tốt • 25 điểm: Hen được kiểm soát hoàn toàn
  13. Đánh giá yếu tố nguy cơ kết cục xấu  Nguy cơ đợt cấp: Triệu chứng hen không kiểm soát Các yếu tố nguy cơ khác, ngay cả khi BN có ít triệu chứng: o Sử dụng SABA nhiều (≥3 hộp/năm) o Có ≥1 đợt cấp trong 12 tháng qua o FEV1 thấp; hồi phục với thuốc DPQ o Kỹ thuật hít sai/hay không tuân thủ o Hút thuốc lá o Béo phì, viêm mũi xoang mạn, có thai, TB ái toan máu tăng o Tăng FeNO ở BN hen người dị ứng người lớn điều trị ICS o Từng đặt nội khí quản do hen GINA 2018, Box 2-2B (4/4)
  14. Đánh giá yếu tố nguy cơ kết cục xấu Yếu tố nguy cơ cho BN giới hạn luồng khí: o Không điều trị ICS, hút thuốc lá, phơi nhiễm nghề nghiệp, tăng tiết nhày, tăng TB ái toan máu; cân nặng khi sinh thấp Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc: o Corticoid đường uống thường xuyên, ICS liều cao / mạnh, thuốc ức chế P450 / ICS mạnh GINA 2018, Box 2-2B (4/4)
  15. Chẩn đoán hen  Chẩn đoán hen nên dựa vào:  Bệnh sử có triệu chứng đặc trưng  Bằng chứng về giới hạn luồng khí thay đổi, với test hồi phục với thuốc giãn phế quản hoặc các xét nghiệm khác  Bằng chứng trên hồ sơ việc chẩn đoán hen trƣớc khi bắt đầu điều trị  Thường thì khó xác định chẩn đoán hơn sau khi đã điều trị  Hen thƣờng đặc trƣng bởi viêm và tăng đáp ứng đƣờng thở, nhƣng không cần thiết hoặc không đủ để chẩn đoán GINA 2018
  16. Chẩn đoán hen – khám thực thể  Khám thực thể ở BN hen  Có thể bình thường  Phát hiện thường xuyên nhất: ran rít, chủ yếu thì thở ra  Khò khè có thể gặp ở các bệnh lý khác:  Nhiễm trùng đường hô hấp  COPD  Rối loạn chức năng đường hô hấp trên  Tắc nghẽn nội phế quản  Dị vật đường thở  Ran rít có thể không nghe đƣợc trong đợt cấp hen nặng ("lồng ngực im lặng") GINA 2018
  17. Chẩn đoán hen – giới hạn luồng khí thở ra thay đổi Xác nhận sự hiện diện của giới hạn luồng khí  Có hồ sơ về FEV1 / FVC giảm (ít nhất một lần, ví dụ: khi FEV1 thấp)  Tỷ lệ FEV1 / FVC bình thường > 0,75 - 0,80 ở người lớn khỏe mạnh, và > 0,90 ở trẻ em Xác nhận sự thay đổi CN phổi nhiều hơn ngƣời khỏe mạnh  Biến thiên càng lớn hay nhiều lần, khả năng chẩn đoán hen càng lớn  Đáp ứng với giãn phế quản quá mức (người lớn: tăng FEV1> 12% và> 200mL; trẻ em: tăng > 12% dự đoán )  Dao động hàng ngày quá mức khi đo PEF 2 lần/ngày trong 1-2 tuần  Tăng đáng kể FEV1 hoặc PEF sau 4 tuần điều trị  Nếu nghiệm pháp ban đầu âm tính: • Lặp lại khi BN có triệu chứng, hoặc sau khi ngưng thuốc giãn phế quản • Các xét nghiệm bổ sung (đặc biệt là trẻ em ≤5 tuổi hoặc người già) GINA 2018, Box 1-2
  18. Đo hô hấp ký Đánh giá mức độ nặng, hồi phục, dao động, sự giới hạn luồng dẫn khí giúp chẩn đoán hen Mức độ hồi phục FEV1 cho phép chẩn đoán hen là ≥12% và 200ml (độ tin cậy cao hơn nếu tăng >15% và >400 mL) so với giá trị trước khi dùng thuốc giãn phế quản  Đo sau 10–15 phút dùng 200–400 mcg salbutamol hoặc tương đương Thăm dò này không nhạy
  19. Giản đồ hô hấp ký điển hình của hen Flow Volume Bình thưòng FEV1 Hen (sau DPQ Bình thường Hen Hen (sau DPQ) (trước DPQ) Hen (trước DPQ) Volume 1 2 3 4 5 6 Thời gian (giây) GINA 2018
  20. Đo phản ứng của đường dẫn khí Chức năng phổi bình thường, thăm dò phản ứng đường thở với methacholine, histamine, mannitol hay test vận động Độ nhạy rất cao nhưng độ đặc hiệu hạn chế Giảm FEV1 so với mức ban đầu: ≥ 20% với liều methacholine tiêu chuẩn, hoặc ≥15%với muối ưu trương hay mannitol
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2