Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 6 - Phan Thị Anh Thư
lượt xem 4
download
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 6 Đo khoảng cách, cung cấp cho người học những kiến thức như khái niệm đo dài; Dóng hướng đường thẳng; Đo dài trực tiếp; Đo dài gián tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 6 - Phan Thị Anh Thư
- 1 TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG Bộ môn Địa Tin Học PHAN THỊ ANH THƯ
- 2 CHƯƠNG 6: ĐO KHOẢNG CÁCH
- 3 NỘI DUNG Khái niệm đo dài Dóng hướng đường thẳng Đo dài trực tiếp Đo dài gián tiếp
- I- KHÁI NIỆM ĐO DÀI 4 Đo khoảng cách là một trong những phép đo cơ bản trong khảo sát. Muốn đo chiều dài của một đoạn thẳng bất kỳ trên mặt đất ta phải đo chiều dài giữa hai đầu của đoạn thẳng ấy Khoảng cách đo được thưởng là khoảng cách không gian (khoảng cách dốc) trong không gian ba chiều.
- I- KHÁI NIỆM ĐO DÀI Khoảng cách nghiêng cần được quy đổi về 5 khoảng cách ngang do trong khảo sát khoảng cách ngang là đại lượng cần được xác định Khoảng cách ngang là đại lượng bắt buộc để phân chia tỷ lệ cho một mạng lưới các điểm kiểm soát, để cố định vị trí của chi tiết địa hình bằng cáphương pháp tọa độ cực, để đặt vị trí của một điểm trong công trình xây dựng, v.v. B A A' B'
- I- KHÁI NIỆM ĐO DÀI 6 Tùy theo yêu cầu chính xác và điều kiện địa hình cụ thể mà chọn phương pháp và dụng cụ đo thích hợp. • Đo chiều dài bằng bước chân • Đo chiều dài bằng thước dây, thước thép • Đo chiều dài bằng dây đo thị cự (máy thủy bình và kinh vĩ) • Đo chiều dài bằng sóng điện từ (hoặc quang điện), thường được gọi là EDM. Trước đây khoảng cách thường được xác định bằng thước.
- I- KHÁI NIỆM ĐO DÀI 7 Tùy theo yêu cầu chính xác và điều kiện địa hình cụ thể mà chọn phương pháp và dụng cụ đo thích hợp. • Đo chiều dài bằng bước chân • Đo chiều dài bằng thước dây, thước thép • Đo chiều dài bằng dây đo thị cự (máy thủy bình và kinh vĩ) • Đo chiều dài bằng sóng điện từ (hoặc quang điện), thường được gọi là EDM. Trước đây khoảng cách thường được xác định bằng thước.
- II- DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 8 2.1 Đánh dấu điểm trên mặt đất Bước đầu tiên của công tác đo vẽ bản đồ là chọn điểm và đánh dấu điểm trên mặt đất. Tùy theo yêu cầu đo vẽ và tình hình địa chất của khu vực mà chọn vị trí điểm thích hợp và đánh dấu chúng bằng các loại cọc, mốc khác nhau, để chúng có thể tồn tại được trong suốt quá trình đo vẽ và cả quá trình khai thác sử dụng bản đồ sau này. Nếu cọc sử dụng trong thời gian ngắn đo vẽ thì dùng cọc gỗ có đóng đinh đánh dấu vị trí.
- II- DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 2.2 Dóng hướng đường thẳng 9 Tiêu nhắm - Để từ xa ngắm tới cọc mốc được dể dàng, cần dựng một sào tiêu thẳng đứng dựng trên tâm mốc, thân sào sơn hai màu trắng, đỏ theo từng khoảng 20cm - Để đảm bảo cho sào tiêu đứng thẳng trên thân mốc cần chằng dây hoặc chống bằng chân ba gỗ
- II- DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 2.2 Dóng hướng đường thẳng 10 Xác định đường thẳng giữa hai điểm thông nhau - Dóng đường thẳng bằng mắt thường: Giả sử cần xác định đường thẳng qua 2 điểm A và B ngắm thông nhau, trước hết dựng 2 sào tiêu thẳng đứng trên 2 điểm đó. Một người đứng cách sào A khoảng 2 ¸ 3m, ngắm về sào B sao cho sào A che lấp sào B, đồng thời điều khiển sào C di động cho tới khi sào A che lấp sào C: A, C, B thẳng hàng. Làm tương tự cho đến sào D, E ... - A' C' D' B'
- II- DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 2.2 Dóng hướng đường thẳng 11 Xác định đường thẳng giữa hai điểm thông nhau - Dóng đường thẳng bằng máy: Muốn việc xác định đường thẳng có độ chính xác cao, ta đặt máy kinh vĩ (xem chương VI) tại cọc A, ngắm sao B bằng dây giữa của lưới chữ thập trong ống kính của máy (hình IV-5) sau đó điều khiển các tiêu C, D ... nằm trên hướng ngắm đó của máy. -
- II- DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 2.2 Dóng hướng đường thẳng 12 Xác định đường thẳng giữa hai điểm không thông nhau Trường hợp qua gò, đồi: Giữa A và B là một quả đồi, từ A không ngắm thông qua B. Cần xác định các vị trí trung gian C và D thẳng hàng với A và B
- II- DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 2.2 Dóng hướng đường thẳng 13 Xác định đường thẳng giữa hai điểm không thông nhau Trường hợp qua khe sâu, khe núi: cắm 2 sào A và B và dùng mắt điều khiển cắm sào 1 thẳng hàng với A và B.
- II- DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG 2.2 Dóng hướng đường thẳng 14 Xác định đường thẳng giữa hai điểm qua chướng ngại vật Giả sử M và N là điểm nằm trên đường AB . Để xác định M và N, người ta phóng một đường phụ Ax; gọi b là chân đường vuông góc hạ từ B xuống Ax và m, n là chân đường vuông góc hạ từ M và N xuống Ax. Theo định lý về các đường thẳng song song, ta có kết quả sau:
- III- ĐO DÀI TRỰC TIẾP 3.1 Đo dài bằng thước dây 15 a. Thước dây Thước dây thường có nhiều độ dài khác nhau 10 m, 30 m, 50 m and 100 m Thước dây được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như thước nhựa, thước thép, thước invar Trong các trường hợp đo chính xác thước dây được đặt trên các giá đỡ và hai đầu thước được kéo để đảm bảo thước đưuọc kéo căng về đúng độ dài thực của nó. Các thước thép thược được thiết kế đạt chiều dài chuẩn ở 20◦C và lực kép hai đầu từ 50 N đến 80 N Các các công tác cần độ chính xác cao, thước invar tạo ra từ 35% nickel và 65% thép được sử dụng.
- III- ĐO DÀI TRỰC TIẾP a. Thước dây 16 (a-d) Các loại thước và (e) bộ phân cân bằng
- III- ĐO DÀI TRỰC TIẾP b. Đo dài bằng thước dây với độ chính xác trung bình 17 - Trên khu đất bằng ( bỏ qua chênh cao địa hình) + Mục tiêu: sử dụng thước để xác định khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất: + Nhân lực: 2 người căng thước + Dụng cụ: - Thước dây 20 m - 3 sào tiêu - Bộ thẻ: 11 cây + Kết quả: Khoảng cách nghiêng gần bằng khoảng cách ngang
- III- ĐO DÀI TRỰC TIẾP b. Đo dài bằng thước dây với độ chính xác trung 18 bình - Giả sử sau khi đo xong đoạn thẳng AB, số thẻ trong tay người ”sau" là 6 thẻ và đoạn lẻ cuối cùng đọc được là 12,23m thì chiều dài đoạn AB sẽ là: 20m x 6 lần +12,23m = 132,23m - Để kiểm tra và nâng cao kết quả đo, phải tiến hành đo 2 lần "đo đi" và "đo về" theo hai chiều ngược nhau (từ A tới B và từ B về A).
- III- ĐO DÀI TRỰC TIẾP b. Đo dài bằng thước dây với độ chính xác trung 19 bình - Trên khu đất dốc (chênh cao địa hình lớn) Đặt đầu "0" của thước tại A, đầu kia treo quả dọi, trên mặt thước đặt ống thủy. Nâng hoặc hạ đầu thước để đưa bọt ống thủy nhỏ vào giữa ống, lúc đó thước nằm ngang; căng thước và quả dọi rơi vào một điểm, đánh dấu điểm đó và chuyển thước đo tiếp về hướng B.
- III- ĐO DÀI TRỰC TIẾP b. Đo dài bằng thước dây với độ chính xác trung 20 bình - Trên khu đất dốc (chênh cao địa hình lớn) Khi độ dốc mặt đất quá lớn, và độ dóc tương đối đều, người ta đo trực tiếp chiều dài nghiêng d' và đo góc dốc V của mặt đất, sẽ tính được chiều dài nằm ngang theo công thức: d = d ' ´ cosV
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập trắc địa công trình
8 p | 1958 | 480
-
Bài giảng Trắc địa đại cương - Th.S Nguyễn Tấn Lực
159 p | 378 | 81
-
Bộ bài giảng Trắc địa đại cương
164 p | 205 | 38
-
Bài giảng môn học Trắc địa đại cương: Bài 5 - Đặng Đức Duyến
22 p | 221 | 34
-
Bài giảng môn học Trắc địa đại cương: Chương XI - Đặng Đức Duyến
14 p | 153 | 31
-
Bài giảng môn học Trắc địa đại cương: Bài 1&2 - Đặng Đức Duyến
28 p | 199 | 28
-
Bài giảng môn học Trắc địa đại cương: Bài 8 - Đặng Đức Duyến
9 p | 168 | 18
-
Bài giảng môn học Trắc địa đại cương: Bài 4 - Đặng Đức Duyến
21 p | 151 | 16
-
Bài giảng môn học Trắc địa đại cương: Bài 3 - Đặng Đức Duyến
49 p | 107 | 10
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 7 - Phan Thị Anh Thư
30 p | 7 | 5
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 1 - Phan Thị Anh Thư
17 p | 9 | 4
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 2 - Phan Thị Anh Thư
24 p | 7 | 3
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 3 - Phan Thị Anh Thư
22 p | 9 | 3
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 8 - Phan Thị Anh Thư
34 p | 7 | 3
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 5 - Phan Thị Anh Thư
44 p | 6 | 3
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 4 - Phan Thị Anh Thư
30 p | 8 | 2
-
Bài giảng Trắc địa đại cương: Chương 9 - Phan Thị Anh Thư
21 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn