intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Triết học (cao học): Chương III

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:40

171
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Triết học (cao học): Chương III - Khái lược lịch sử triết học phương Tây có nội dung trình bày về Triết học Hy Lạp cổ đại, Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ, Triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng và hiện đại, Triết học cổ điển Đức và một số trào lưu Triết học phương Tây hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Triết học (cao học): Chương III

  1. 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ * Điều kiện tự nhiên: Xã hội Hy Lạp cổ đại tồn tại phát triển khoảng từ TK VIII tr. Cn đến TK III. Hy Lạp cổ đại rộng hơn Hy Lạp hiện đại, gồm miền nam bán đảo Ban căng, nhiều hòn đảo thuộc biển Egie và biển Tiểu Á. Với sự phân bố đất đai như vậy, tạo nên sự phát triển khác nhau giữa các vùng: Sự phát triển khác nhau về kinh tế  sự khác nhau về các mặt khác trong đời sống xã hội , kể cả các quan điểm triết học
  2. 1.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ *. Điều kiện về kinh tế - xã hội: Sự phân công lao động trí óc và chân tay đã góp phần vào việc phát sinh các ngành khoa học trong đó có triết học. Chế độ nô lệ với hình thức bóc lột tàn bạo  chủ nô >< nô lệ.  Xã hội Hy Lạp cổ đại được tổ chức theo “thành bang” liên minh với nhau (có trên 300 thành bang), trong đó có hai thành bang mạnh nh ất là Aten và Spác: + Aten ở trung bộ Hy Lạp, thuộc đồng bằng Attích dòng Eo biển thuận lợi nhiều mặt. Hình thành nhà nước dân chủ, chủ nô (tầng lớp chủ nô dân chủ thống trị), tạo điều kiện cho văn hoá, khoa học phát triển mạnh mẽ và trở thành trung tâm văn hoá Hy Lạp cổ đại.
  3. 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ • Khoa học: Do nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải đã quyết định sự phát sinh phát triển tri thức về các khoa học như thiên văn khí tượng, toán học, vật lý. Trong sự hình thành sơ khai các tri thức đó xen kẽ các tri thức triết học – Philosophia – các nhà khoa học cũng đồng thời là các nhà triết học. Sáng tạo ra chữ viết
  4. 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Triết học thời kỳ sơ khai từ TK VII – VI TCN: Đây là thời kỳ thần thoại Hy lạp bắt đầu tan rã, triết học ra đời với các nhà triết gia tiêu biểu: Ta lét; Anaximen; Pitago; Hêraclit; Xênôphan;Đênon. 2. Triết học thời kỳ cực thịnh từ TK V-IV TCN: Bắt đầu bàn sâu về con người, quan hệ giữa con người với tồn tại và thần linh. Các triết gia tiêu biểu: Đêmocrit; Xôcrat, Platon, Aritxtot…. 3. Triết học thời kỳ Hy lạp hóa TK IV- I TCN đi sâu vào nhận thức luận, đạo đức là cơ sở cho sự hình thành phát triển chủ nghĩa cá nhân. Tiêu biểu nh ư Êpiquya
  5. 3. ĐẶC ĐiỂM CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Triết học Hy lạp có đặc điểm: Thứ nhất, sự phân chia đối lập giữa các trường phái duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần là nét nổi bật, điển hình là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đêmôcrit và đường lối duy tâm của Platon. Triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện đầy đủ các khuynh hướng phát triển của triết học sau này. Thứ hai, Triết học Hy Lạp có sự hình thành phát triển tương đối rành mạch, các hệ thống triết học đều đề cập đến các mặt của triết học và có xu hướng đi sâu giải quyết vấn đề bản thể luận và nhận thức luận triết học Thứ ba: chủ nghĩa duy vật mang tính mộc mạc, thô sơ vì nó kh ẳng định thế giới do những nguyên thể vật chất đầu tiên: nước, lửa, nguyên tử, không khí…..
  6. 4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Một là:Tư tưởng về bản nguyên thế giới: + Với tư cách là cái đơn nhất: nước; không khí… + Với tư cách là cái đặc thù: là những phần tử nhỏ bé, siêu cảm giác, không nhìn thấy được của nước, đất, lửa, không khí… gọi là mầm sống, là hạt giống của muôn loài. +Với tư cách là cái phổ biến: Nguyên tử luận của Đêmocrit
  7. 4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Hai là: Tư tưởng biện chứng: Hêraclit: lửa, vận động là vĩnh viễn; + vận động và đứng im là sự thống nhất của các mặt đối lập +Thuật ngữ Logos: là biểu hiện của sự thống nhất giữa các mặt đối lập “ Bệnh tật làm cho sức khỏe trở nên quý giá ngọt ngào” Logos chủ quan (tư duy vốn có ở mọi người) có khả năng phù hợp với logos khách quan ở thế giới bên ngoài)  con người có thể nhận thức được thế giới bằng nỗ lực của bản thân và quan hệ với thế giới bên ngoài Những tư tưởng trên đây thể hiện sự đóng góp của Hêraclit về phép biện chứng với quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
  8. 4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Ba là:Tư tưởng về nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức thế giới: • Hêracrit: mọi người có thể nhận thức thế giới • Đemocrit: chia nhận thức thành 2 giai đoạn: nhận thức mờ tối và nhận thức trong sáng ( tư duy lý luận ) • Aritxtot: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính • Êpiquya: Nhận thức cảm giác là chân thực, còn sai lầm nảy sinh từ sự giải thích cảm giác
  9. 4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Xôcrát: có phương pháp tư duy theo 4 bước: Mỉa mai: dồn người đối thoại vào thế ><  thừa nhận chânlý. Đỡ đẻ: Người thầy giúp đỡ người đối thoại đạt tới chân lý bằng cách chủ động nêu ra những vấn đề mới. Quy nạp: từ phân tích những hành vi đơn lẻ khái quát để nắm bắt bản chất con người và đời sống xã hội. Xác định ( định nghĩa): gọi đúng tên của sự vật, đúng bản chất của vấn đề; xác định đúng những chuẩn mực hành vi đạo đức  xây dựng cái thiện phổ quát, giúp con người sống hạnh phúc, hợp lý. Platon: phát triển theo tinh thần chủ nghĩa duy tâm khách quan  nhận thức bằng con đường “ hồi tưởng” Hồi tưởng là phương pháp biện chứng: từ hồi tưởng  xây dựng các khái niệm  tìm hiểu khái niệm. ( chính là Lôgich học)
  10. 4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Bốn là: Vấn đề đạo đức và chính trị. Đạo đức: + Xôcrat: đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. + Democrit: hài lòng và không hài lòng là động lực của mọi hành vi  cảm giác giúp cho người ta hoàn thiện đạo đức. + Platon: Bản chất đạo đức là linh hồn vĩnh cửu. Linh hồn có 3 bộ phận: - Khôn ngoan: Cơ sở của Thông thái. - Mãnh liệt: Cơ sở của Dũng cảm. - Khao khát: Cơ sở của thận trọng
  11. II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG CỔ 1. Điều kiện lịch sử văn hóa. • Kinh tế: Đây là thời kỳ thống trị của PTSX phong kiến. Tới TK XII-XIV kinh tế tiền tệ phát triển tạo tiền đề cho thời kỳ phục hưng • Tinh thần: Đây là thời kỳ thống trị tuyệt đối của giáo hội thiên chúa giáo, làm cho triết học, luật học, chính trị, mỹ học … đều là những bộ môn của thần học. • Chính trị- xã hội: Phân hóa thành hai giai cấp là địa chủ và nông dân, cuối thời kỳ này xuất hiện tầng lớp thị dân chuẩn bị cho sự ra đời của g/c TS
  12. II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG CỔ 2. Đặc điểm cơ bản của triết học: 1 là: Đặc trưng bao trùm là triết học kinh viện, được nghiên cứu, sáng tạo bởi các nhà triết học thần học trong các cơ sở giáo dục của cơ đốc giáo  xa rời thực tiễn xã hội con ngườiĐặc trưng nổi bật là triết học mang tính kinh viện. 2 là:Triết học tập trung giải quyết vấn đề xuyên suốt là mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ con người  Nhiệm vụ của triết học là giải thích và chứng minh cho những tín điều của tôn giáo
  13. II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG CỔ 2. Đặc điểm cơ bản của triết học: 3 là: Hình thành 2 khuynh hướng triết học phổ biến là chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực: + CN Duy danh: thừa nhận tồn tại cái riêng, phủ nhận cái chung. + CN Duy thực ( chủ nghĩa thực tại): chỉ thừa nhận những cái chung 4 là: Vẫn là sự phát triển của triết học Hy lạp cổ đại, nhưng là sự đứt đoạn trong tính liên tục.Là giai đoạn chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2