Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 4: Giải quyết xung đột pháp luật
lượt xem 105
download
Chương 4 Giải quyết xung đột pháp luật nằm trong Bài giảng Tư pháp quốc tế nhằm nêu khái niệm xung đột pháp luật. Định nghĩa Xung đột pháp luật là trong một tình thế (trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật dân sự nhất định đã xảy ra trên thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 4: Giải quyết xung đột pháp luật
- CHƯƠNG 4 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
- • I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG • 1. Khái niệm xung đột pháp luật • 1.1 Định nghĩa Xung đột pháp luật là trong một tình thế (trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật dân sự nhất định đã xảy ra trên thực tế.
- 1.2 Điều kiện phát sinh xung đột pháp luật • - Một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã xảy ra trên thực tế; • - Có ít nhất 02 hệ thống pháp luật đều có thể áp dụng để giải quyết thực chất vụ việc nhưng quy định của hai hệ thống pháp luật là khác nhau đối với quan hệ dân sự đó.
- 2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật Hiện nay, xung đột pháp luật được giải quyết bằng hai phương pháp: - Phương pháp thực chất; - Phương pháp xung đột. Đây cũng chính là hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
- II. MỘT SỐ KIỂU HỆ THUỘC CƠ BẢN GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT • 1. Luật nhân thân (Lex personalis) • 2. Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis) • 3. Luật nơi có vật (Lex rei sitae) • 4. Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis) • 5. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus) • 6. Luật nước người bán (Lex venditoris) • 7. Luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi) • 8. Luật tiền tệ (Lex monetae) • 9. Luật tòa án (Lex fori)
- 5. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus) • Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus) • Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci solutionis) • Luật nơi thực hiện hành động
- III. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI 1. Sự cần thiết phải áp dụng pháp luật nước ngoài Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mối quan hệ này luôn liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nên việc áp dụng pháp luật nước ngoài là điều khó tránh khỏi.
- 2. Thể thức áp dụng và xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng 2.1 Khái quát chung Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận áp dụng và đáp ứng được các điều kiện về chọn luật.
- Ở Việt Nam, chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có quy phạm xung đột trong luật Việt Nam và các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia viện dẫn tới luật nước ngoài đó (Điều 759 Bộ Luật dân sự 2005).
- 2.2 Chủ thể có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng a- Theo pháp luật các nước, pháp luật một số nước đã quy định rõ chủ thể có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. b- Thực trạng pháp luật Việt Nam, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một quy định chính thức nói rõ về nghĩa vụ tìm hiểu, xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng khi quy phạm xung đột của Việt Nam dẫn chiếu đến.
- 3. Một số vấn đề cơ bản khi áp dụng pháp luật nước ngoài 3.1 Hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba a- Khái niệm dẫn chiếu: Dẫn chiếu là hiện tượng trong đó pháp luật nước ngoài, đã được chỉ định bởi quy phạm xung đột của pháp luật ở nước có Tòa án có thẩm quyền xét xử để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, lại chỉ định ngược lại pháp luật của nước có Tòa án có thẩm quyền xét xử hoặc pháp luật của nước thứ ba.
- • Ví dụ: Một nam công dân Anh cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn với một nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam. • Khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”. • Theo quy định trên đây cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như sau: • - Công dân nữ Việt Nam phải tuân theo các điều kiện kết hôn quy định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam; • - Công dân nam Anh phải tuân theo pháp luật Anh về điều kiện kết hôn. • Tuy nhiên, khi áp dụng quy phạm xung đột của Anh lại quy định: Điều kiện kết hôn của công dân Anh ở nước ngoài phải tuân theo luật của nước nơi công dân đó cư trú. Như vây, luật Việt Nam đã dẫn chiếu đến luật của Anh và luật của Anh lại dẫn chiếu ngược trở lại luật Việt Nam.
- b- Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu • Một quan hệ pháp lý được điều chỉnh bởi 02 quy phạm xung đột của 02 hệ thống pháp luật lại có phần hệ thuộc khác nhau. • Sự khác nhau về nội dung của phần phạm vi của 02 quy phạm xung đột, một quy phạm xung đột của Việt Nam và một quy phạm xung đột của nước ngoài.
- c- Quan điểm pháp luật các nước về hiện tượng dẫn chiếu • Dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là chỉ dẫn chiếu đến các quy phạm thực chất của nước đó; • Dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống luật pháp của nước đó (cả luật thực chất và luật xung đột).
- • Pháp luật Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu. Căn cứ khoản 3 Điều 759 Bộ Luật dân sự năm 2005: “… Trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- d- Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận Chính sách đối ngoại của nhà nước ta đã khẳng định: giữa các quốc gia Việt Nam đã công nhận và những quốc gia còn chưa công nhận không có sự phân biệt đối xử nào.
- 3.2 Vấn đề lẩn tránh pháp luật (fraus legi facta) a- Khái niệm Lẩn tránh là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng lẽ phải được áp dụng điều chỉnh các quan hệ của họ và nhắm tới hệ thống pháp luật khác có lợi hơn.
- b- Các thủ đoạn lẩn tránh pháp luật a. Mỗi một nước có một hệ thống tư pháp quốc tế riêng, trong đó có chứa đựng các quy phạm xung đột khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến sự khác nhau trong việc lựa chọn pháp luật thực chất áp dụng vào hoàn cảnh có yếu tố nước ngoài và là nguyên nhân dẫn đến việc lẩn tránh pháp luật;
- • Ví dụ: theo khoản 1 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của luật này”. Vậy theo Tư pháp quốc tế Việt Nam, pháp luật điều chỉnh ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo luật thực chất của Việt Nam. Tuy nhiên, Tư pháp quốc tế một số nước lại quy định pháp luật thực chất điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài là luật thực chất của nước mà người chồng có quốc tịch vào thời điểm ly hôn (chẳng hạn Pháp).
- • Vợ chồng anh A là công dân Pháp và chị B là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam, do mâu thuẫn, họ đi đến quyết định ly hôn. Theo quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam, vụ việc phải do pháp luật thực định của Việt Nam giải quyết. Nhưng khi tìm hiểu pháp luật Việt Nam, A nhận thấy mình bị bất lợi trong vấn đề phân chia tài sản hơn là pháp luật của Pháp. Vì vậy, A đã rời khỏi Việt Nam trở về Pháp rồi nộp đơn xin ly hôn tại Pháp, vụ việc được giải quyết theo pháp luật của Pháp (pháp luật của nước người chồng mang quốc tịch), sau khi có bản án A xin công nhận và thi hành tại Việt Nam. Đây là thủ đoạn lẫn tránh pháp luật vì lẽ ra pháp luật được áp dụng là pháp luật của Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế
42 p | 678 | 96
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 7: Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế
18 p | 500 | 90
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 5: Tố tụng dân sự quốc tế
56 p | 470 | 89
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 6: Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế
25 p | 311 | 76
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 4 – ThS. Bùi Thị Thu
29 p | 78 | 10
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 2 – ThS. Bùi Thị Thu
41 p | 73 | 10
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 – ThS. Bùi Thị Thu
29 p | 93 | 8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những vấn đề chung về Tư pháp quốc tế
22 p | 39 | 8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 - PGS.TS. Lê Thị Nam Giang
55 p | 29 | 8
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 9 - ThS. Trần Thị Bé Năm
13 p | 13 | 4
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 8 - ThS. Trần Thị Bé Năm
41 p | 12 | 3
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 6 - ThS. Trần Thị Bé Năm
40 p | 6 | 3
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 5 - ThS. Trần Thị Bé Năm
29 p | 12 | 3
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 4 - ThS. Trần Thị Bé Năm
32 p | 8 | 3
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 3 - ThS. Trần Thị Bé Năm
28 p | 20 | 3
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 2 - ThS. Trần Thị Bé Năm
66 p | 13 | 3
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 1 - ThS. Trần Thị Bé Năm
64 p | 10 | 3
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 7 - ThS. Trần Thị Bé Năm
33 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn