intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 1 - ThS. Trần Thị Bé Năm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:64

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Tư pháp quốc tế: Chương 1 - Tổng quan về tư pháp quốc tế" trình bày các nội dung chính sau đây: Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế; phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế; phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế; chủ thể của tư pháp quốc tế; nguồn của tư pháp quốc tế; vị trí của tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 1 - ThS. Trần Thị Bé Năm

  1. Ths. Trần Thị Bé Năm GV Trường ĐH Tiền Giang
  2. Giáo trình, sách tham khảo 1. GT Tư pháp quốc tế – ĐH Luật Tp.HCM 2. GT Tư pháp quốc tế – ĐH Luật Hà Nội 3. Tư pháp quốc tế – Ths Nguyễn Ngọc Lâm
  3. Văn bản pháp luật: 1. Bộ luật dân sự 2015: Phần V. 2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 3. Luật HNGĐ 2014. 4. Luật Quốc tịch 2014  sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch V 5. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước CHXHCN Việt Nam và các nhà nước nước ngoài: Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt Nam –  Liên bang Nga, Việt Nam – Trung Quốc… 6. Các điều ước quốc tế khác về TPQT.
  4. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
  5. 1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT. 2. Phạm vi điều chỉnh của TPQT. 3. Phương pháp điều chỉnh của TPQT. 4. Chủ thể của TPQT. 5. Nguồn của TPQT. 6. Vị trí của TPQT trong hệ thống pháp luật
  6. 1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT TPQT là 1 ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
  7. 1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT Các quan hệ tư pháp QT điều chỉnh rất đa dạng, chủ yếu các quan hệ sau: - Xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngòai; - Quan hệ pháp luật về sở hữu; - Quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế - Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ;
  8. 1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT - Quan hệ về hôn nhân gia đình; - Quan hệ thừa kế; - Quan hệ lao động - Quan hệ tố tụng dân sự nhằm giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
  9. Lưu ý: TPQT không điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật, TPQT chỉ điều chỉnh các quan hệ PL mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. Điều 663 BLDS 2015: Một quan hệ dân sự có một trong ba dấu hiệu sau đây thì được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
  10. + Về chủ thể: ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cá nhân, pháp nhân nước ngòai, Ví dụ: Một  công  dân  Việt  Nam  kết  hôn  với  một công dân nước ngoài. 
  11. + Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; VD: CDVN kết hôn với CDVN tại nước ngoài.
  12. + Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Ví dụ: Một  nam  công  dân  Việt  Nam  sang  hợp tác lao động tại Malaysia. Trong một lần  về thăm gia đình tại Việt Nam, công dân này  gặp tai nạn và qua đời tại Việt Nam. Người  thân  của  công  dân  này  yêu  cầu  được  thừa  kế  đối  với  những  tài  sản  mà  anh  ta  còn  để  lại tại Malaysia.
  13. Tuy nhiên, TPQT không chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà còn điều chỉnh 1 số quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài như xác định thẩm quyền của TAQG, vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài hoặc Trọng tài nước ngoài.
  14. 2. Phạm vi điều chỉnh của TPQT a) Xác định thẩm quyền của TAQG đối với vụ việc DS có YTNN. - Trong trường hợp các bên chủ thể không lựa chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài thì có thể được giải quyết bằng con đường tòa án. + Thẩm quyền xét xử chung: đối với những vụ việc mà TA nước đó có quyền xét xử nhưng TA nước khác cũng có thể xét xử. Tuy nhiên, quyền XX thuộc về TA nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
  15. + Thẩm quyền xét xử riêng biệt: trường hợp quốc gia nước sở tại tuyên bố chỉ có TA nước họ mới có thẩm quyền XX đối với những vụ việc nhất định. Nếu TA nước khác vẫn tiến hành XX thì BA, QĐ của TA nước khác sẽ không công nhận, cho thi hành tại quốc gia nước sở tại.
  16. b) Xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có YTNN. - Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài: pháp luật các nước, các điều ước quốc tế về trọng tài và quy tắc trọng tài đều cho phép các bên thỏa thuận để áp dụng. -Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp là TA: TPQT của nước có TA sẽ là cơ sở để xem việc thỏa thuận chọn luật áp dụng trừ 1 số trường hợp đặc biệt
  17. c) Công nhận và thi hành bản án, quyết định của TA hoặc của Trọng tài NN.
  18. 3. Phương pháp điều chỉnh của TPQT 3.1 Phương pháp xung đột (phương pháp điều chỉnh gián tiếp) Là phương pháp dựa vào các quy phạm xung đột các cơ quan tư pháp sẽ tiến hành lựa chọn HTPL thích hợp để giải quyết một mối quan hệ cụ thể của TPQT.
  19. a) Quy phạm xung đột: là quy phạm pháp luật đặc biệt, không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên mà đưa ra nguyên tắc để chọn pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ của TPQT. Ví dụ: Khoản 3 Điều 127 Luật HNGĐ 2014: Ly hôn có yếu tố nước ngoài: “…3.  Việc  giải quyết tài sản là bất động sản ở nước  ngoài  khi  ly  hôn  tuân  theo  pháp  luật  của  nước nơi có bất động sản đó…”
  20. VD: Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – CuBa: “1. Quyền thừa kế động  sản  được  xác  định  theo  pháp  luật  của  nước  ký  kết  mà  người  để  lại  di  sản  thừa  kế là công dân khi chết. 2.Quyền thừa kế  bất  động  sản  được  xác  định  theo  pháp  luật của nước nơi có bất động sản. 3.Việc  xác  định  di  sản  thừa  kế  là  động  sản  hay  bất  động  sản  được  xác  định  theo  pháp  luật của nước nơi có di sản đó.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2