intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 5: Tố tụng dân sự quốc tế

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

472
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5 Tố tụng dân sự quốc tế nằm trong Bài giảng Tư pháp quốc tế trình bày những khái niệm chung về tố tụng dân sự quốc tế, những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế... Bài giảng được trình bày khoa học, súc tích giúp các bạn sinh viên tiếp thu bài học nhanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 5: Tố tụng dân sự quốc tế

  1. CHƯƠNG 5 TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
  2. • I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG • 1. Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế Tố tụng dân sự quốc tế là tố tụng dân sự đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
  3. Tố tụng dân sự quốc tế đề cập đến các nội dung sau đây trong quá trình tòa án giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: • Xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế; • Ủy thác tư pháp quốc tế và; • Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài.
  4. 2. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế • Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau; • Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; • Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia tố tụng; • Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi; • Nguyên tắc luật tòa án (Lex fori).
  5. 3. Mối quan hệ giữa xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế - Quan điểm 1: Giải quyết XDTQXXDSQT là một nội dung của Tố tụng dân sự quốc tế. - Quan điểm 2: Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án quốc gia là một nội dung riêng biệt với chế định tố tụng dân sự quốc tế.
  6. • II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ • 1. Xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế • 1.1 Cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ công dân trong tố tụng dân sự.
  7. • Điều 406 Bộ Luật TTDS 2004 quy định: • “1. Công dân nước ngoài, người không quốc tịch, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài) có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp. • 2. Khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam”.
  8. • Vấn đề cược án phí (Cautio judicatum solvi). Nguyên đơn là người nước ngoài khi muốn khởi kiện tại tòa án một nước phải gánh chịu nghĩa vụ bảo đảm các chi phí tư pháp nhất định theo quy định của tòa án đó, những chi phí này có thể do bị đơn gánh chịu toàn bộ trong trường hợp nguyên đơn thắng kiện.
  9. • 1.2 Giải quyết vấn đề năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể nước ngoài theo pháp luật Việt Nam • 1.2.1 Chủ thể là công dân nước ngoài, người không quốc tịch • Theo quy định của Bộ Luật TTDS 2004 có nhiều nguyên tắc được áp dụng để giải quyết vấn đề năng lực tố tụng dân sự của người nước ngoài: nguyên tắc Luật quốc tịch, nguyên tắc Luật nơi cư trú. Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc áp dụng các nguyên tắc sẽ khác nhau.
  10. • Điều 407 Bộ Luật TTDS 2004 quy định: “Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch” được xác định như sau: • “1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch được xác định như sau: • a) Theo pháp luật của nước mà công dân đó có quốc tịch; trong trường hợp công dân có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam; trong trường hợp công dân có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước nơi công dân đó sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác;
  11. • b) Theo pháp luật Việt Nam, nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; • c) Theo pháp luật của nước nơi người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài; • d) Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi tố tụng dân sự được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
  12. • 1.2.2 Chủ thể là cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế • Năng lực tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Năng lực tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  13. • Điều 408 Bộ Luật TTDS 2004 quy định “Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự” được xác định như sau: • “1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. • 2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  14. 1.3 Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và của người được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoại giao Khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp quốc tế trong tất cả các giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế, trừ trường hợp quốc gia từ bỏ quyền đó của mình một cách công khai và rõ ràng.
  15. Đối với những người được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tình trạng tố tụng dân sự quốc tế của họ cũng có nhiều điểm giống tình trạng tố tụng dân sự quốc gia. Chú ý: Thuyết miễn trừ tương đối về quyền miễn trừ của quốc gia trong tố tụng dân sự quốc tế.
  16. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các vụ tranh chấp dân sự quốc tế mà một bên đương sự là quốc gia nước ngoài hoặc người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của Việt Nam sẽ được Nhà nước Việt Nam giải quyết bằng con đường ngoại giao.
  17. • 2. Ủy thác tư pháp quốc tế • 2.1 Khái niệm Là yêu cầu của cơ quan tư pháp nước này đối với cơ quan tư pháp tương ứng của nước kia thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trên lãnh thổ của nước có cơ quan được yêu cầu.
  18. 2.2 Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế • Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; • Bình đẳng và cùng có lợi; • Có đi có lại.
  19. Tại Việt Nam, việc thực hiện ủy thác tư pháp giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Về nguyên tắc, việc ủy thác chỉ thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có liên quan. Trong trường hợp các nước hữu quan chưa có điều ước quốc tế vấn đề ủy thác sẽ được thực hiện trên cơ sở có đi có lại.
  20. 2.3 Trình tự thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế Trình tự thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế được các nước quy định trong các điều ước quốc tế liên quan hoặc trong quy định của pháp luật về tố tụng dân sự quốc tế (tư pháp quốc tế) của từng nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2