intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

682
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 Những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế nằm trong bộ bài giảng Tư pháp quốc tế với các đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế - Chương 1: Những đặc điểm cơ bản của tư pháp quốc tế

  1. CHƯƠNG 1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
  2. I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ • 1. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế • Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế có các dấu hiệu sau đây: i. Quan hệ dân sự là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế được hiểu theo nghĩa rộng. ii. Quan hệ dân sự do Tư pháp quốc tế điều chỉnh luôn có “Yếu tố nước ngoài”.
  3. “Dấu hiệu nước ngoài” • - Dấu hiệu về mặt chủ thể: Có chủ thể nước ngoài tham gia; • - Dấu hiệu về mặt sự kiện pháp lý: Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài; • - Dấu hiệu về mặt tài sản: Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
  4. • Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
  5. Điều 1 Bộ Luật dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Bộ Luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.
  6. Điều 1 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Bộ Luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự)”.
  7. Điều 758 Bộ Luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
  8. Tương tự, theo khoản 2 Điều 405 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
  9. • Khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: • “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: • a. Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; • b. Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
  10. 2. Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Chính đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế có ý nghĩa quyết định đến phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Có 02 phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, đó là: - Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp thực chất). - Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột).
  11. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp: Là phương pháp điều chỉnh bằng cách sử dụng các quy phạm thực chất chủ yếu chứa đựng trong điều ước quốc tế và các quy phạm thực chất trong pháp luật quốc gia để tác động vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, giải quyết về mặt nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
  12. Phương pháp điều chỉnh gián tiếp: Là phương pháp điều chỉnh bằng cách sử dụng một hệ thống các quy phạm xung đột chủ yếu chứa đựng trong pháp luật quốc gia và các quy phạm xung đột chứa đựng trong các điều ước quốc tế để lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
  13. II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ • 1. Phạm vi điều chỉnh rộng • 2. Phạm vi điều chỉnh hẹp • 3. Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam
  14. Nhìn chung, có thể thấy các nhóm quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam bao gồm: • - Năng lực chủ thể của thể nhân nước ngoài và pháp nhân nước ngoài; • - Xung đột pháp luật và lưa chọn pháp luật; • - Xung đột thẩm quyền xét xử và xác định cơ quan tài phán có thẩm quyền; • - Ủy thác tư pháp quốc tế; • - Công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài nước ngoài;
  15. • - Các quan hệ pháp luật về sở hữu có yếu tố nước ngoài; • - Các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài bao gồm cả hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng vận chuyển hàng hóa và hợp đồng vận chuyển hành khách quốc tế; • - Các quan hệ pháp luật về tiền tệ và tín dụng có yếu tố nước ngoài(*); • - Các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài(*); • - Quan hệ thanh toán quốc tế(*);
  16. • - Các quan hệ pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài; • - Các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; • - Các quan hệ về lao động có yếu tố nước ngoài; • - Các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài; • - Trọng tài thương mại quốc tế(*)[1]. • [1] Những nhóm quan hệ có dấu (*) thường được tách ra thành các môn học riêng trong chương trình đào tạo cử nhân luật.
  17. III. ĐỊNH NGHĨA TƯ PHÁP QUỐC TẾ Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng), quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài và các vấn đề khác có liên quan.
  18. IV. NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ • 1. Khái niệm • Trong khoa học pháp lý thì nguồn của pháp luật là các hình thức chứa đựng và thể hiện các quy phạm pháp luật.
  19. Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm các loại sau đây: • - Điều ước quốc tế; • - Tập quán quốc tế; • - Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ); • - Luật pháp của mỗi quốc gia.
  20. 2. Các loại nguồn của Tư pháp quốc tế 2.1 Luật pháp của mỗi quốc gia Luật pháp của mỗi quốc gia được hiểu là một hệ thống văn bản pháp quy (kể cả luật không thành văn) của một quốc gia, bao gồm Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật. Ở Việt Nam, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế không nằm tập trung ở một văn bản mà nằm rải rác ở các văn bản pháp quy khác nhau ở nhiều ngành luật khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2