intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 – ThS. Bùi Thị Thu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

113
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 1: Lý luận chung về tư pháp quốc tế" trình bày được khái niệm Tư pháp quốc tế; đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế; khái niệm nguồn của Tư pháp quốc tế và các loại nguồn trong Tư pháp quốc tế; nguyên tắc cơ bản trong Tư pháp quốc tế; phân biệt Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 1 – ThS. Bùi Thị Thu

  1. TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu 1 v1.0015103207
  2. BÀI 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu v1.0015103207 2
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm Tư pháp quốc tế . • Trình bày được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. • Trình bày khái niệm nguồn của Tư pháp quốc tế và các loại nguồn trong Tư pháp quốc tế. • Trình bày được các nguyên tắc cơ bản trong Tư pháp quốc tế. • Phân biệt Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. v1.0015103207 3
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên phải học xong các môn học: • Luật Dân sự; • Luật Thương mại; • Luật Hôn nhân và gia đình. v1.0015103207 4
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề lý luận chung về Tư pháp quốc tế . v1.0015103207 5
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 1.2 Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế 1.3 Vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam 1.4 Nguyên tắc của Tư pháp quốc tế 1.5 Nguồn của Tư pháp quốc tế v1.0015103207 6
  7. 1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài 1.1.2. Đặc điểm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài v1.0015103207 7
  8. 1.1.1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ DÂN SỰ THEO NGHĨA RỘNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực luật tư, phát sinh chủ yếu giữa các chủ thể tư (cá nhân, pháp nhân). Quan hệ dân sự (nghĩa hẹp). Quan hệ luật tư Quan hệ thương mại. quan hệ dân sự (mở rộng) Quan hệ lao động. Quan hệ hôn nhân gia đình. v1.0015103207 8
  9. 1.1.1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ DÂN SỰ THEO NGHĨA RỘNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Điều 758 Bộ luật dân sự 2005). v1.0015103207 9
  10. 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Quan hệ có tính chất bình đẳng, phát sinh chủ yếu giữa các chủ thể tư (Nhà nước là chủ thể đặc biệt). Đặc điểm Một quan hệ pháp lý có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. v1.0015103207 10
  11. 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.2.2. Các phương pháp 1.2.1. Khái niệm điều chỉnh v1.0015103207 11
  12. 1.2.1. KHÁI NIỆM Phương pháp điều chỉnh là cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy phạm Tư pháp quốc tế tác động (điều chỉnh) các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo sự cân bằng và hài hòa lợi ích của các bên, phù hợp với tính chất, đặc điểm của quan hệ dân sự quốc tế. v1.0015103207 12
  13. 1.2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp thực chất) • Khái niệm: Là phương pháp mà Nhà nước xây dựng hoặc công nhận các quy phạm thực chất (quy phạm luật nội dung) trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế. • Ví dụ:  Các quy định trong các Điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), hoặc các quy định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Công ước Bern 1886 về bảo hộ quốc tế quyền tác giả). Đây là các quy phạm thực chất thống nhất.  Các quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại … trong nước có các quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam. Đây là các quy phạm thực chất thông thường. v1.0015103207 13
  14. 1.2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) • Khái niệm: Là phương pháp đặc thù của Tư pháp quốc tế, thông qua việc xây dựng các quy phạm xung đột nhằm xác định luật áp dụng trong một quan hệ pháp lý của Tư pháp quốc tế. • Ví dụ: Các quy phạm xung đột được xây dựng trong các Điều ước quốc tế như các Hiệp định Tương trợ tư pháp song phương giữa Việt Nam và các nước (quy phạm xung đột thống nhất) hoặc trong pháp luật quốc gia như tại phần VII Bộ luật dân sự 2005 (quy phạm xung đột thông thường). v1.0015103207 14
  15. 1.3. VỊ TRÍ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM • Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế: Tính chất quốc tế. • Tư pháp quốc tế và các ngành luật tư khác (Dân sự, Thương mại, Lao động, Hôn nhân gia đình…). • Định nghĩa: Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài). Đây là các quan hệ phát sinh chủ yếu giữa công dân, pháp nhân của các nước khác nhau, quốc gia là chủ thể đặc biệt. v1.0015103207 15
  16. 1.4. NGUYÊN TẮC CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ Nguyên tắc bình đẳng giữa các chế độ sở hữu. Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử (NT, MFN). Nguyên tắc của Tư pháp quốc tế Nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. v1.0015103207 16
  17. 1.5. NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.5.1. Khái niệm, 1.5.2. Phân loại nguồn đặc điểm nguồn của trong Tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế 1.5.3. Mối quan hê giữa các loại nguồn trong Tư pháp quốc tế v1.0015103207 17
  18. 1.5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ Khái niệm nguồn của Tư pháp quốc tế Nghĩa rộng Nghĩa hẹp Là tổng thể các căn cứ dưới hình Là hình thức chứa đựng hoặc thể thức là cơ sở lý luận, cơ sở thực hiện các nguyên tắc, các quy tiễn, cơ sở pháp lý mà thông qua phạm pháp luật điều chỉnh quan đó cơ quan có thẩm quyền có thể hệ Tư pháp quốc tế. áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. v1.0015103207 18
  19. 1.5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ Tính chất quốc tế. Đặc điểm nguồn của Tính chất quốc nội. Tư pháp quốc tế Mục đích: Thống nhất hóa các quy định của luật pháp; cân bằng và hài hòa lợi ích trong quan hệ dân sự quốc tế. v1.0015103207 19
  20. 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Nguồn Điều ước quốc tế. Nguồn pháp luật trong nước. Hình thức Nguồn Tập quán quốc tế. Các loại nguồn khác. v1.0015103207 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2