intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài học rút ra từ tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ

Chia sẻ: Phuong My Chi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho dù phất lên không phải từ đầu tư chứng khoán, nhưng Michael Dell, tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ với tài sản 20 tỷ USD vẫn được xem là một tấm gương cho những ai có khát vọng vươn lên làm giàu học hỏi. Đó chính là lý do chuyên mục “Câu chuyện chứng khoán” của INFOTV muốn giới thiệu đến độc giả chân dung của ông chủ hãng máy tính nổi tiếng khắp toàn cầu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài học rút ra từ tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ

  1. Bài học rút ra từ tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ Cho dù phất lên không phải từ đầu tư chứng khoán, nhưng Michael Dell, tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ với tài sản 20 tỷ USD vẫn được xem là một tấm gương cho những ai có khát vọng vươn lên làm giàu học hỏi. Đó chính là lý do chuyên mục “Câu chuyện chứng khoán” của INFOTV muốn giới thiệu đến độc giả chân dung của ông chủ hãng máy tính nổi tiếng khắp toàn cầu này. Cơn sốt máy tính cá nhân cùng sự tăng giá vô tội vạ của các hãng lớn đã tác động đến khả năng kinh doanh vốn nhạy bén của Dell. Anh nghĩ ra cách kiếm tiền bằng kinh doanh máy tính. Dell bỏ học và lập công ty máy tính năm 1984, khi vừa tròn 18 tuổi với số tiền vốn tự kiếm được nhờ thiết kế và bán máy vi tính. Dell cho đăng tin trong mục rao vặt trên báo: “Bán máy tính loại tốt với giá thấp hơn 15% so với giá bán lẻ”. Biện pháp của Dell: tới các hãng xin mua máy tồn dư với giá thấp, mày mò cải tiến từng chi tiết nhỏ để máy chạy nhanh hơn rồi tung ra thị trường với giá bán thấp hơn. Kết quả: máy tính của Dell bán chạy hơn. Chỉ ít lâu sau, mỗi tháng Dell kiếm được 50.000 USD. Từ một công ty máy tính nhỏ, bằng sự tìm tòi học hỏi và những chiêu thức marketing hợp lý, Dell đã phát triển thành tập đoàn máy tính Dell lớn mạnh và bản thân trở thành tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ.
  2. Cũng như các tỷ phú Mỹ khác, Dell có bí quyết riêng của mình để đi đến thành công. Nghiên cứu sự nghiệp và cách thức kinh doanh của Dell, ta có thể rút ra một số bài học: Cạnh tranh bằng hạ giá, phá giá thị trường, không qua trung gian Dell đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng một ý tưởng xem ra rất đơn giản: Hạ giá máy tính thì sẽ bán được nhiều hơn. Vậy chỉ có một cách là hạn chế khâu trung gian. Đúng lúc đó, Dell biết được hãng mãy tính IBM đang có một lượng hàng tồn kho lớn. Thế là Dell lao tới các đại lý của IBM xin mua lại số máy tồn kho. Dell cải tiến để máy nhanh hơn nhưng mang nhãn hiệu Dell, lại còn bảo hành vô thời hạn và bán với giá rẻ nên bán được nhanh và nhiều hơn. Hơn thế nữa, máy còn được chuyên chở miễn phí đến tận nhà khách hàng vì mua bán trực tiếp không qua khâu trung gian, không phải trả hoa hồng. Hàng sản xuất đến đâu bán hết đến đó. Ngay từ thời đó, Dell đã là đơn vị đầu tiên bán hàng bằng đơn đặt hàng qua bưu điện và Internet nên giá thành thấp hơn nhiều. Cách làm đó đã mang lại cho Dell lượng doanh thu khổng lồ, từ 180.000 USD/tháng lên 265 USD/tháng và cứ đà đó mà tăng lên mãi. Từ 1000 USD Dell tiết kiệm được khi còn là sinh viên Đại học Texas, sau 3 năm, tức là năm 1987 Dell đã có 69,5 triệu USD; 3 năm sau nữa, năm 1990, doanh số đã
  3. lên tới 546 triệu USD. Tập đoàn sản xuất máy tính Dell trở thành một trong 10 nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất nước Mỹ. Hài lòng Thượng đế, chiếm lĩnh thị phần, bảo hành độc đáo Dell rất sành tâm lý khách hàng, biết rằng khi máy tính có trục trặc, khách rất muốn máy được sửa chữa kịp thời nên Dell đã thiết lập một “đường dây nóng” phục vụ 24/24 giờ, đáp ứng mọi yêu cầu sửa chữa đột xuất của khách hàng bất kể ngày đêm. Ngoài ra Dell còn cho nhân viên sửa chữa tận nhà những máy bị hỏng trong vòng 24 giờ. Không những thế, Dell còn lập thêm một tổ chuyên viên kỹ thuật gồm các chuyên gia lành nghề về máy tính để hướng dẫn khách hàng sử dụng máy qua điện thoại. Thế là 90% trục trặc về máy tính đều được giải quyết tốt bằng điện thoại. Đặc biệt, không chỉ bảo hành riêng cho máy do hãng của Dell bán mà máy của các hãng khác cũng được sửa chữa và bảo hành kịp thời, riêng điểm đó đã làm hài lòng các Thượng đế tương lai cũng như khách hàng “ruột” của công ty Dell. Bằng cách quan hệ chặt chẽ với khách hàng, Dell nghe ngóng và nắm vững ý kiến của khách hàng để kịp thời sửa chữa thiếu sót, phát huy những điểm mà khách hàng khen ngợi. Đặc biệt, khi máy có trục trặc, Dell sẵn sàng đổi máy cũ lấy máy mới, không mảy may ca cẩm hoặc hoàn lại tiền một cách vui vẻ. Không bao giờ Dell tranh cãi với khách hàng đúng như nguyên lý mà ông trùm marketing Marshall Field đã dạy “khách hàng luôn luôn đúng”. Một đồn thành mười, mười đồn thành trăm, mọi người đều đổ dồn mua máy tính của Dell. Đó là chưa kể Dell thực hiện rất tốt quy tắc vàng: “Vui lòng khách đến,
  4. vừa lòng khách đi”. Thành công nối tiếp thành công, Dell không những bán hàng tại Mỹ mà còn vươn ra nhiều nước trên thế giới. Vươn dài đôi cánh Đại bàng Dell không chỉ hoạt động tại Mỹ mà còn vươn dài đôi cánh ra khắp thế giới bằng phương pháp làm việc hiệu quả, năng động, sáng tạo. Luôn luôn hoà nhã, bình thản, nhà tỷ phú tóc nâu xám Dell đã dấy lên một phong cách cạnh tranh nghiêm túc nên đầu năm 1999 thu nhập tăng 45% và lợi nhuận tăng 41% vì công ty vẫn vận hành cách bán hàng trực tiếp đầy năng động qua điện thoại và Internet. Đến nay, công ty Dell đã có chi nhánh trên 25 nước trên thế giới với trên 6.000 chuyên gia và công nhân. Công ty Dell được tạp chí Fortune bình chọn đứng vào hàng thứ tư của nước Mỹ về công nghệ sản xuất máy tính cá nhân. Còn Dell lọt vào danh sách các chủ hãng của 500 công ty thành công nhất thế giới. Hỏi về bí quyết thành công, Dell cho rằng: - Nếu bạn có một ý tưởng hay, hãy thực hiện ngay - Thương trường là chiến trường nên nhất thiết phải cạnh tranh bằng giá hạ với sản phẩm chất lượng cao, có bảo hành. - Không được lừa dối khách hàng mà phải có trách nhiệm đến cùng với mặt hàng đã bán dù ở bất cứ nơi nào. Phải kịp thời mở rộng địa bàn hơn nữa, tung cánh muôn nơi nếu không muốn bị tiêu diệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2