YOMEDIA
ADSENSE
Bài tập cá nhân môn Thư viện Khoa học - Vũ Thị Nhiên
59
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Yêu cầu của bài tập: giới thiệu một thư viện Đại học, thư viện Khoa học trong và ngoài nước. Giới thiệu một công nghệ, thiết bị hiện đại có thể ứng dụng vào hoạt động thư viện. Tài liệu giới thiệu thư viện trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh; ứng dụng công nghệ RFID trong thư viện các ưu điểm, thành phần của RFID. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập cá nhân môn Thư viện Khoa học - Vũ Thị Nhiên
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: THƯ VIỆN KHOA HỌC SINH VIÊN: VŨ THỊ NHIÊN MSSV: 1450101106 ĐỀ BÀI: Câu 1: Giới thiệu một thư viện Đại học/ Khoa học trong/ ngoài nước. Câu 2: Giới thiệu một công nghệ/ thiết bị hiện đại có thể ứng dụng vào hoạt động thư viện. BÀI LÀM: Câu 1: Thư viện trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1977, trên cơ sở sát nhập 3 thư viện, đó là: Thư viện Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ; Thư viện Bách Khoa Trung cấp; Thư viện Cao đẳng Hóa học. Từ đó đến nay, thư viện đã có rất nhiều đổi thay song vẫn tọa lạc tại tòa nhà A2, nằm ngay trung tâm, đối diện với cổng chính của Trường. Ngoài thư viện tại nhà A2, từ tháng 1/2008 Thư viện tại cơ sở 2 ( nhà H1 Dĩ An, Bình Dương) cũng đã chính thức hoạt động phục vụ bạn đọc. Để phucjvuj cho các chương trình đào tạo kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao của nhà trường, sinh viên có thể sử dụng tư liệu tại Thư viện trung tâm AUF (Pháp ngữ) Đối tượng bạn đọc: Giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc trường Đại học Bách Khoa Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Phương thức phục vụ:
- Thư viện tổ chức kho mở tại các phòng đọc, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc có thể tiếp cận trực tiếp với tài liệu một cách nhanh chóng, kịp thời. Hướng dẫn bạn đọc tra cứu, tìm kiếm tài liệu tại địa chỉ website http://www.lib.hcmut.edu.vn Chức năng chính của thư viện: Quản lý và tổ chức, trang bị, lưu trữ, bổ sung, bảo quản và phục vụ các loại tài liệu về thông tin khoa học kỹ thuật, sách báo, giáo trình, các tư liệu khác cho cán bộ, viên chức và sinh viên trong toàn Trường. Bạn đọc có thể truy cập cơ sở dữ liệu của Thư viện trung tâm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh như: Springerlink, Emerald, Fulltex, Proquest, Disertations, … thông qua mạng Intranet của thư viện, mạng trường Đại học Bách Khoa, mạng Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống các phòng đọc thư viện: bao gồm: Phòng đọc trệt A2: 80 chỗ ngồi. Phòng đọc và cho mượn sách về nhà lầu A2: 120 chỗ ngồi Phòng đọc Sau đại học( tầng lửng): 40 chỗ ngồi Phòng đọc báo và tạp chí ( Thư viện SK Telecom): 30 chỗ ngồi Phòng đọc và cho mượn sách về nhà tại cơ sở 2: 200 chỗ ngồi. Hệ thống kho lưu: bao gồm: Kho Lưu sách nội văn Kho Lưu sách ngoại văn Dịch vụ thông tin: Bạn đọc có thể tra cứu trực tuyến (OPAC) thông qua máy tính đặt tại các phòng đọc thư viện (tìm theo chủ đề, từ khóa, tên tác giả…) hoặc cũng có thể tìm kiếm thông tin bằng cách dùng các toán tử kết hợp của biểu thức Boolean như AND, OR, NOT.
- Hoạt động Thông tin Thư mục: cung cấp danh mục tài liệu mới, danh mục tài liệu theo chủ đề, các bản thư mục chuyên đề, tờ rơi, (giới thiệu và hướng dẫn tra cứu tài liệu)… Đáp ứng nhu cầu thông tin cho mọi đối tượng: giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên,…qua các dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, dịch vụ bao gói thông tin, … Mượn, photo tài liệu, sao chép đĩa,… Thư viện đang từng bước xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ của thư viện truyền thống và xây dựng thư viện điện tử để hướng tới việc liên thông với các thư viện của các trường đại học nhằm chía sẻ tài nguyên, khai tác tốt nguồn thông tin, hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường. Nguồn lực thông tin thư viện: gồm: tài liệu bản in và tài liệu điện tử: Tài liệu bản in: Sách: có 18501 nhan đề và 61254 bản Tạp chí: có 648 nhan đề Tiêu chuẩn kỹ thuật: có 2380 nhan đề và 2386 bản Báo cáo khoa học các cấp: có 885 nhan đề và 934 bản Tuyển tập báo cáo khoa học: có 524 nhan đề và 562 bản Luận án tiến sĩ: có 226 nhan đề và 226 bản Luận văn thạc sỹ: có 5406 nhan đề và 5406 bản. Tài liệu điện tử: gồm có: Bài giảng điện tử (chuyên ngành): 33 nhan đề và 154 bản CD Ebook: 2694 tên và 2700 files Cơ sở dữ liệu trực tuyến (online): dùng chung 13 cơ sở dữ liệu online với Thư viện Trung tâm ĐHQGHCM
- Cơ sở dữ liệu offline: tạp chí science Direct (20032011): 287 nhan đề; Tạp chí IEEE, willson: 372 nhan đề. CSDL phát minh sáng chế: 14194 (62 CD) Băng từ: 64 CD ROM: 10926 (trong đó có 46 DVD) Giờ mở cửa thư viện: Đối với Thư viện cơ sở 1: (nhà A2268 lý Thường Kiệt, P4, Q10): Thứ 2 đến thứ 6: sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h đến 15h Phục vụ ngoài giờ (thứ 2 đến thứ 6): Từ 11h30 đến 13h ( phòng đọc Tham khảo), Từ 15h đến 18h ( phòng đọc và mượn sách về nhà, Phòng đọc Sau đại học. Thứ 7 (mở cửa phục vụ tại Phòng đọc đọc và mượn sách về nhà, Phòng đọc sau Đại học): Sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h đến 17h Đối với thư viện cơ sở 2 ( nhà H1 DixAn, Bình Dương) Từ thứ 2 đến thứ 6: sáng 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h đến 17h Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ: Nhà A2268 Lý Thường KIệt, phường 14, quận 10, TP.HCM Điện thoại: 8.647256 (5410), 8.662569 Fax: 8488.653.832 Email: thuviendhbk@hcmut.edu.vn
- Câu 2: Ứng dụng công nghệ RFID trong thư viện:
- Trước đây, trong mô hình thư viện kho đóng truyền thống, cả thư viện và người dùng gặp nhiều bất cập trong việc tra cứu tài liệu, tìm tài liệu hay quản lý lưu thông mượn trả tài liệu. Bạn đọc thường mất thời gian vào việc tra cứu, đăng ký mượn/trả, trong khi thư viện tốn nhiều nhân công trong việc quản lý, vận hành hệ thống. Với mô hình kho mở nơi mà bạn đọc được tự do tiếp cận tài liệu hơn, người ta thường dùng công nghệ điện từ (ElectroMagnetic, viết tắt là EM), thường được gọi là hệ thống cổng từ, bao gồm cổng từ, máy nạp khử, và dây từ. Công nghệ này thuần túy chỉ giúp quản lý về an ninh, chống trộm cho tài liệu. Để định danh được tài liệu, người ta dùng các máy mã vạch (barcode), gồm máy in và đầu đọc barcode.Một hệ thống cổng từ và barcode thuần túy có thể nói là đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của thư viện, bao gồm các quy trình nghiệp vụ mượn/trả tài liệu, kiểm kê tài liệu. Tuy nhiên hạn chế của giải pháp này là chức năng an ninh (EM) và định danh (barcode) tách rời nhau, điều này dẫn tới tốc độ xử lý tài liệu, tính tiện nghi và khả năng phục vụ hướng người dùng thấp. Vì vậy công nghệ EM và barcode được cho là không bắt kịp được yêu cầu của các thư viện hiện đại đang ngày càng hướng tới người dùng. Công nghệ RFID bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ khoảng những năm 2000 trong các mô hình thư viện hiện đại, thân thiện, luôn hướng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho người dùng. Ngay từ thời điểm mới được áp dụng, RFID đã chứng minh được tính tiện lợi và ưu thế vượt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trước đây. Đã có hàng trăm thư viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị và vật tư cho RFID là quá cao, vượt ngoài tầm với của đa số các thư viện. Tại Việt Nam, cho tới thời điểm trước năm 2015, vẫn chưa có nhiều thư viện đã đầu tư và vận hành thành công hệ thống này, một số thư viện điển hình có thể kể đến làthư viện của các trường như ĐH Quốc Gia TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội,ĐH Nha Trang, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Ngoại thương. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày nay, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID
- không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thư viện trên thế giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thư viện xây dựng kế hoạch với RFID. Ưu điểm: Ngày nay, thư viện trên thế giới đang đối diện với những khó khăn chung như sự cắt giảm ngân sách, tinh giảm biên chế nhân sự, sự gia tăng không ngừng về vốn tài liệu và tần suất giao dịch tại các điểm lưu thông. Các nhân viên thư viện không chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, mà còn trợ giúp bạn đọc và cung cấp dịch vụ chất lượng cao thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng. Công nghệ RFID đã và đang giải quyết những khó khăn và thách thức kể trên. Với tính năng “3 trong 1”, “lưu thông – an ninh – kiểm kê”, RFID không những tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên thư viện mà đặc biệt đem lại sự thuận tiện, đảm bảo tính riêng tư và nâng cao tính chủ động của bạn đọc.Ứng dụng công nghệ RFID vào trong thư viện thực sự đã và đang đem đến những lợi ích trước mắt và lâu dài cho quy trình quản lý thư viện hiện đại, cho phép “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động mượn trả, gia tăng an ninh thư viện. Một số ví dụ về các ưu điểm nổi bật của RFID bao gồm: tính năng kiểm kê hàng loạt khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống,đặt lên bất kỳ quyển sách nào; và tính năng lưu thông nhiều tài liệu cùng một lúc, ví dụ một chồng sách gồm 10 quyển, vài đĩa CDROM và băng video hoặc cát xét chỉ cần một lần quét và nhấn nút duy nhấttại quầy lưu thông để thực hiện mượn/trả, điều này làm tăng tốc độ phục vụ mượn/trả gấp nhiều lần so với các công nghệ trước đây.Ngoài ra, một ưu điểm nữa là RFID còn cho phép áp dụng vàocác thiết bị tự phục vụ trong thư viện, qua đó làm tăng tính chủ động cho bạn đọc, giảm thiểu tối đa thời gian chết khi không phải chờ đợi xếp hàng dài để đăng ký mượn, trả tài liệu. Cụ thể hơn,chi tiết về các ưu điểm RFID mang lại cho thư viện như sau:
- Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu: đối với công nghệ barcode, mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu,còn để chống trộm tài liệu thì người ta phải sử dụng dây từ. Trong khi đó, đối với các hệ thống RFID, mỗi thẻ RFID đã đảm nhiệm được cả 2 chức năng này: chức năng an ninh và nhận dạng tài liệu. Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu: RFID có khả năng đọc cùng lúc nhiều tài liệu do nó không yêu cầu “lineofsight” (sắp xếp thẳng hàng) để xử lý từng quyển một như công nghệ barcode.Do vậy sử dụng RFID cho phép bạn đọc xử lý theo lô, chứ không phải từng quyển một như barcode, qua đó làm tăng tốc độ lưu thông tài liệu. Kiểm kê nhanh chóng: thiết bị kiểm kê RFID cho phépviệc quét và nhận thông tin từ các quyển sách một cách nhanh chóng mà không cần phải dịch chuyển sách ra khỏi giá. Chỉ việc sử dụng ăng ten quét qua giá sách theo từng tầng, các tài liệu trên giá đã được ghi lại để làm cơ sở kiểm kê. Điều này tiết kiệm được rất nhiều nhân công kiểm kê và tăng hiệu quả sử dụng của tài liệu. Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mượn/trả tài liệu: RFID cho phép tối đa hóa tính tự phục vụ (selfservice) của bạn đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thư. Bạn đọc có thể tự thực hiện các thủ tục mượn sách, trả sáchmà không cần thông qua bất cứ một người nào khác. Điều này được đánh giá cao do đã tạo ra sự riêng tư và sự chủ động cho bạn đọc. Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu: khác với công nghệ EM và barcode, để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối với công nghệ RFID, cho phép máy đọc có thể nhận dạng được tài liệu ở khoảng cách từ xa. Độ bền của thẻ cao: độ bền của thẻ RFID cao hơn so với mã vạch bởi vì nó không tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Các nhà cung cấp RFID đảm bảo rằng mỗi thẻ RFID có thể sử dụng ít nhất được 100.000 lượt mượn/trả trước khi nó bị hỏng. Các thành phần của hệ thống công nghệ RFID trong thư viện: 1. Trạm thủ thư ( lập trình và lưu thông mượn, trả) 2. Thiết bị kiểm kê, tìm kiếm tài liệu.
- 3. Trạm tự mượn, trả tài liệu (Self service station). 4. Trạm thủ thư đa năng. 5. Trạm trả sách thông minh. 6. Thiết bị trả sách 24h và tự động trả sách: Thiết bị trả sách 24h thường được chia làm 2 loại chính: Dạng đặt ngoài trời (outdoor), Dạng đặt trong nhà (indoor) 7. Nhãn (chip) Rfid dùng cho sách, tài liệu 8. Nhãn (chip) Rfid dùng cho đĩa CD/DVD Như vây, công nghệ RFID đang được áp dụng nhiều ở các nước trên thế giới. Còn ở Việt Nam, RFID mới chỉ được áp dụng ở một vài thư viên, trong tương lai có thể nó sẽ được sử dụng rộng rãi hơn nữa, đặc biệt là ở các trường đại học, cao đẳng,…
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn