intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Kĩ thuật chuyển gen

Chia sẻ: Le Trinh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:59

174
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày phương pháp và kĩ thuật chuyển gen như: Tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và kiểm tra sự sát nhập của gen và biểu hiện của gen. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Kĩ thuật chuyển gen

  1. Mục lục 1
  2. A. KHÁI NIỆM VỀ KỸ THUẬT CHUYỂN GEN VÀ GEN CHUYỂN 1. Khái niệm kỹ thuật chuyển gen  Kỹ  thuật chuyển gen (ghép gen) là kỹ  thuật đưa 1 gen lạ  (1 đoạn phan tử  ADN  hoặc RNA) vào tế bào chủ, làm cho gen lạ tồn tại ở các plasmid trong tế bào chủ hoặc   gắn vào bộ gen tế bào chủ, tồn tại và tái bản cùng với bộ gen tế bào chủ. Gen lạ trong   tế bào chủ hoạt động tổng hợp các protein đặc hiệu,  gây biến đổi các đặc điểm đã có  2
  3. hoặc làm  xuất hiện những đặc điểm mới  của cơ  thể  chuyển gen. Mục đích tạo ra  giống sinh vật mới. ­ Kĩ thuật chuyển gen gồm những bước cơ bản sau: 1. Tạo ADN tái tổ hợp 2. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 3. Kiểm tra sự sát nhập của gen và biểu hiện của gen Quy trình của kĩ thuật chuyển gen giống với tạo dòng nhưng có mục đích khác nhau.  Kĩ thuật chuyển gen nhằm tạo ra giống sinh vật mới. Nguyên lý: một đoạn gen mong muốn được khai thác, sau đó chúng được tháo tác   các yếu tố cần thiết để chuyển vào hệ gen nhân của tế bào nhận. Gen chuyển có khả  năng biểu hiện và di truyền ổn định ở thế hệ sau, đó là nguyên lý của công nghệ này. 2. Gen chuyển  Gen chuyển là các gen mã hóa tính trạng mong muốn được tách chiết từ  các sinh   vật khác như  động vật, thực vật, vi sinh vật... chúng mã hóa các tính trạng số  lượng,  chất lượng (như sản lượng sữa, thịt), hay mã hóa một số thành phần bổ sung. Cấu trúc của gen chuyển bao gồm 2 trình tự  chính: Trình tự  mã hóa cho phân tử  protein (transgen – gen chuyển) và trình tự điều hòa (promoter và enchancer). Để  biểu hiện protein trong mô chuyên biệt, cấu trúc gen phải chứa trình tự  điều   hòa thích hợp, có khả  năng phiên mã trực tiếp trong mô. Vùng điều hòa có chiều dài   khoảng 100bp, kết hợp với các nhân tố  cis hoặc trans để  tham gia quá trình phiên mã   (khởi động hay kết thúc quá trình phiên mã. 3
  4. Enhancer: một đoạn ADN ngắn, có thể  gắn với protein (còn gọi là nhân tố  hoạt   động trans), làm tăng mức độ phiên mã của gen mục tiêu trong 1 nhóm gen, không phụ  thuộc vào vị trí định hướng của gen. *Ngoài ra còn nhiều cấu trúc khác cần gắn vào gen chuyển ­ Các marker chọn lọc: khi gen chuyển vào tế bào, chúng được nuôi cấy để sau đó  sàng lọc, chọn ra những tế  bào đã được biến nạp hoặc tải nạp thành công. Gồm 2   loại: + Các marker chọn lọc dương (sản phẩm của gen chọn lọc) được sử  dụng hiệu  quả  trong hầu hết các gen chuyển, nhằm chọn lọc những tế  bào đã nhận được cấu  trúc gen chuyển (ở dạng tự do hay đã được sát nhập vào bộ gen tế bào chủ).  + Các marker chọn lọc âm thường đươc sử dụng: HSV­tk, dt và hprt để chọn lọc tế  bào không tồn tại gen chuyển hay 1 gen nào đó bên trong. ­ Gen báo cáo (reporter gen) là những gen mã hóa cho các protein dễ phát hiện giúp  báo cáo vai trò hoạt động của gen, được chèn vào “bên sườn” của gen chuyển. Dựa  vào sự  biểu hiện của gen báo cáo giúp đánh giá sự  điều hòa của gen chuyển trong tế  bào hay mô. ­ Polylinker:  Ở  cuối các cấu trúc gen có thể  được biến đổi để  hình thành các   polylinker chứa một số vị  trí nhận diện của các enzyme cắt giới hạn.  Polylinker cho   phép cấu trúc gen chèn vào những vector, nhằm mục đích nhân dòng và kiểm tra. ADN gen chuyển được tạo ra bằng cách sử  dụng các enzyme cắt giới hạn và  ligase, gen từ những loại khác nhau có thể được kết hợp lại trong ống nghiệm để tạo   thành cấu trúc gen chuyển.  4
  5. Cấu trúc gen chuyển ATG: Vị trí bắt đầu phiên mã SIG: Trình tự dấu hiệu AAA: đuôi poly A 3. Các nguyên lý sinh học - Tạo các điều kiện sinh lý sinh hóa, hoăc cưỡng bức để  hệ  tế  bào chủ  chấp  nhận yếu tố lạ (gen chuyển), tránh sự thải loại -  Gen chuyển phải vào được trong tế bào nhận và phải diễn ra sự dung hợp giữa   gen tế bào vào gen chuyển - Gen chuyển phải được biểu hiện trong tế bào chủ - Số lượng cá thể nhận gen chuyển phải được khuếch đại (di truyền cho thế hệ  con cái) để di truyền hiệu quả của gen chuyển. - Tổ hợp gen cần chuyển phải được chèn chính xác vào vị trí cần thiết đồng thời   khống chế được những tác động tiêu cực của mô chủ. 5
  6. B. CÁC BƯỚC TRONG CHUYỂN GEN I. Tạo ADN tái tổ hợp 1. Khái niệm chung ­ ADN tái tổ hợp (recombinant ADN) được dùng để chỉ các phân tử  ADN được tạo   ra từ hai hay nhiều phân đoạn ADN xuất xứ từ các nguồn gốc khác nhau. 6
  7. * Những yêu cầu của ADN tái tổ hợp ­ ADN tái tổ  hợp phải đạt được những yêu cầu cần thiết của một vector chuyển   gen. ­ ADN tái tổ hợp phải có hoạt tính khi đưa vào tế bào chủ. ­ ADN tái tổ hợp phải có những dấu hiệu dễ phát hiện trong quần thể vi khuẩn. Và   dễ quan sát sự hoạt động và biểu hiện của gen tái tổ hợp. 2. ADN tái tổ hợp được thực hiện như thế nào? Các bước cơ bản thực hiện ADN tái tổ hợp 2.1. Chọn nguyên liệu ­   ADN   được   chọn   làm   phương   tiện   vận   chuyển   gen   (vector)   thường   là   ADN  plasmid và ADN phage. Chúng được thu nhận chủ yếu từ tế bào vi sinh vật, được tách  và làm sạch theo phương pháp chiết tách ADN plasmid, ADN virus. ­ ADN chứa gen cần nghiên cứu (ADN lạ) cũng được thu nhận từ  tế  bào sinh vật  được chiết tách và làm sạch và kiểm tra theo phương pháp chiết tách ADN.  2.2. Gia công đoạn ADN cần chuyển với sự tham gia của enzyme RE kiểu II RE (Restriction Endonuclease) kiểu II: là những enzyme cắt  ở những vị trí xác định   chúng có một số  ưu điểm: Hầu như chỉ  có một kiểu hoạt tính cắt, enzyme khác đảm  nhiệm việc cải biên. Mỗi một enzyme cắt ở vị trí phù hợp định trước ngay ở bên trong  hay cạnh trình tự nhận biết. Chúng chỉ cần ion Mg +2 và không cần năng lượng ATP. ­ Các enzyme này gặp chuỗi đích của nó trên phân tử  ADN và cắt ADN thành hai   mảnh dạng đầu bằng hay đầu dính. Hiệu quả cắt của enzyme giới hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hàm   lượng của enzyme, nhiệt độ, ion kim loại, môi trường đệm, pH và độ  tinh khiết của   ADN. 7
  8. 2.3. Nối ADN vào vector với sự có mặt của enzyme ADN ligase Bước tiếp theo của kĩ thuật di truyền là nối các đoạn ADN vào vector chuyển gen   để tạo vector tái tổ hợp có mang ADN lạ. Phản  ứng nối được thực hiện nhờ  enzyme  ADN ligase. ADN ligase là một enzyme xúc tác các phản ứng nối hai mảnh ADN bằng cách tạo   cầu nối phosphodiester giữa đầu 5’(P) và đầu 3’(OH) của hai nucleotide đứng cạnh  nhau (Hình 6­2). Trong sinh học phân tử, người ta coi ADN ligase như một chất keo   phân tử để kết dính các mẫu ADN lại với nhau. 2.3.1. Nối đầu bằng Nối   đầu   bằng   được   xảy   ra  khi  hai   đoạn   ADN   đầu   bằng   đứng  cạnh   nhau.   Dưới   tác   dụng   của  enzyme   ligase,   liên   kết  phosphodiester giữa đầu 5’(P) và  đầu 3’(OH) được hình thành và  hai  nucleotide được nối lại với nhau.  2.3.2. Nối đầu lệch Đầu tiên, hai mảnh ADN đầu  lệch do có những bazơ  bổ  sung  nên chúng tiến gần lại nhau để  tạo liên kết hydro giữa các bazơ  nitơ   bổ   sung.   Sau   đó,   hai  nucleotide   của   hai   đầu   nối   tạo  liên kết este giữa OH (3’) và  P  (5’) dưới tác dụng của enzyme ADN ligase. 8
  9.  => Nhờ  sử  dụng các enzyme cắt giới hạn và ligase, gen từ  những loài khác nhau có  thể được kết hợp lại trong ống nghiệm để tạo thành cấu trúc gen chuyển.  II. Đưa ADN vào tế bào nhân 1. Kỹ thuật Calcium phosphate (calcium phosphate technique) Nguyên tắc: khả ẩm bào của phức hợp ADN – calcium phosphate. Kỹ  thuật calcium phosphate (calcium phosphate technique) được phát triển đầu tiên  để xác định sự lây nhiễm của ADN virus (Graham,1973).  Hiện nay được sử dụng rông rãi để thử nghiệm hoạt động biến nạp của ADN virus   cũng   như   ADN   tách   chiết   từ   các   tế   bào   eukaryote   (Wigler,   1978;   Graham,   1979;   Pellicer, 1980). Kỹ thuật này yêu cầu ủ các tế bào nhận với các chất đồng kết tủa ADN và calcium  phosphate. Kết tủa này bám vào tế bào và sau đó sẽ  hấp thụ vào tế  bào qua quá trình   ẩm bào (Loyter, 1982). Trong tế bào, các phân tử ADN ngoại lai nằm trong không bào   được tạo thành do ẩm bào và lysosome nhưng rất ít ADN đi đến nhân và hợp nhất vào   genome chủ. 9
  10. Hình: Phức hợp ADN­calcium phosphate. Kỹ  thuật này vô cùng có giá trị  đối với các nghiên cứu chuyển gen vào các tế  bào   soma nuôi cấy và đang được sử  dụng nhiều để  chuyển các dòng genome vào tế  bào   đích. Bên cạnh đó, biến nạp ADN tách chiết từ các tế bào ung thư vào các tế bào nhận   không ung thư đã cho thấy đây là phương pháp duy nhất để nghiên cứu sự kiểm soát di   truyền của ung thư.  Ưu điểm: đơn giản, protocol dễ thực hiện, ít tốn kém, số tế bào chết sau biến nạp   không đáng kể, sự biểu hiện gen có thể là nhất thời hoặc ổn định và quan trọng trong   việc thiết kế vector virus tái tổ hợp.  Nhược điểm: hiệu quả biến nạp và mức độ biểu hiện của gen chuyển thấp. 2. Chuyển gen qua liposome Nguyên tắc:  sự  dung hợp của màng tế  bào phía ngoài với phức hợp liposome­ ADN. Hình 2.1: Cấu trúc tổng quát của Lipid cation. 10
  11. Hình 2.2: Cấu trúc tổng quát của DOPE (L­diolecyl phosphatidyllethanolamine). Hình 2.3: Phức hợp Liposome­ADN. 11
  12. Hình 2.4: Sơ đồ Hoạt động của vector liposome. ­   Lipid cation được trộn với một lipid trung tính như  L­dioleoyl phosphatidyl­ ethanolamine (DOPE).  ­  Phần cation của phân tử lipid kết hợp với ADN tích điện âm và kết quả là chứa   đầy ADN trong phức hợp liposome­ADN.  ­  Nhờ cơ chế nhập bào, các phức hợp xuất hiện trong endosome và sau đó đi vào   nhân. DOPE được xem là một lipid kích thích sự  dung hợp và vai trò của nó là phóng  thích các phức hợp này từ  endosome cũng như  làm cho sự dung hợp của màng tế  bào  phía ngoài với phức hợp liposome­ADN xảy ra dễ dàng.  Ưu điểm: gen chuyển sẽ không hợp nhất vào genome chủ, có hiệu quả tốt đối   với cả tế bào in vitro và in vivo, có thể mang được các ADN có kích thước rất lớn, độ  tinh khiết cao, không gây miễn dịch, có thể sử dụng với các tế bào mà biến nạp bằng   kỹ thuật calcium phosphat không có hiệu quả. Nhược điểm:  sự  biểu hiện gen chuyển thường nhất thời, sự   ức chế  bởi các  thành phần của huyết thanh có thể xảy ra. 12
  13. 3. Phương pháp vi tiêm Sự thành công đầu tiên trong nghiên cứu tạo chuột chuyển gen bằng phương pháp  vi tiêm vào tiền nhân đã được công bố vào năm 1980 (Gordon, 1980). Hình 3.1: Vi tiêm gen ngoại lai vào tiền nhân của trứng thụ tinh. Cho đến nay, trong các kỹ  thuật chuyển gen vào động vật thì phương pháp vi  tiêm dung dịch ADN vào hợp tử là phương pháp có hiệu quả nhất trên động vật có vú   và hiện là phương pháp chủ yếu được sử dụng để chuyển gen vào vật nuôi. Ðối với thực vật thì phương pháp này được sử  dụng đối với các tế  bào tiền   phôi của hợp tử hoặc các tế bào tiền phôi của hạt phấn. 13
  14. Nguyên tắc:  một lượng nhỏ  ADN được tiêm trực tiếp vào tế  bào phôi trần   hoặc tế bào nguyên vẹn một cách cơ học dưới kính hiển vi.  ­ Dung dịch gen chuyển ­ Gen chuyển được xen vào trong một vector plasmid và tạo dòng trong E.coli.  ­ Các vi khuẩn biến nạp mang plasmid tái tổ  hợp được phát hiện trong môi  trường nuôi cấy có thuốc kháng sinh do plasmid mang các gen kháng thuốc đặc hiệu.  ­ Các vi khuẩn sống sót được sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng thích  hợp và plasmid tái tổ hợp mang gen chuyển sẽ được sao chép mỗi khi tế bào vi khuẩn   phân chia.  ­ Sau đó, hàng triệu bản sao của plasmid tái tổ hợp mang gen chuyển được tách   chiết từ các tế bào vi khuẩn này và các đoạn gen chuyển được tách ra từ plasmid tái tổ  hợp nhờ sử dụng enzym hạn chế.  ­ Ðể tinh sạch, gen chuyển được điện di trên gel agarose.  ­  Hoà  tan  gen  chuyển  trong  dung dịch  đệm đặc  trưng  (như   dung dịch  Tris­ EDTA; dung dịch TE...) và tính nồng độ dung dịch gen chuyển nhờ quang phổ kế.  ­ Nồng độ dung dịch ADN sử dụng cho vi tiêm thường là 1­5 µg/ml.  14
  15. ­ Trước khi chuyển vào phôi, gen chuyển được kiểm tra sự biểu hiện trong các  tế bào nuôi cấy bằng sự chuyển nhiễm (transfection). ­ Các bước tiến hành  ­ Nạp gen vào kim tiêm bằng phương pháp capillar (ngâm đầu kim tiêm vào   dung dịch gen khoảng 10­12 giờ) hoặc bơm trực tiếp dung dịch gen vào. ­ Lắp kim tiêm và kim giữ vào máy vi thao tác, chuyển trứng tiền nhân vào đĩa  petri có chứa môi trường được đặt dưới kính hiển vi, giữ trứng tiền nhân vào đầu kim  giữ  bằng lực hút của syringe, điều chỉnh kính hiển vi để  xác định đĩa phôi và điều   chỉnh máy vi thao tác để đưa kim tiêm vào vị trí của trứng tiền nhân, đẩy gen vào trứng   tiền nhân bằng cách vặn nhẹ syringe. Khi thấy trứng tiền nhân hơi phồng to và trở nên   sáng hơn thì dừng lại và kéo nhanh kim tiêm ra.  ­ Trứng tiền nhân sau khi tiêm được di chuyển xa đến cuối đĩa petri trước khi   tiêm trứng tiền nhân tiếp theo.  ­ Mỗi một nhóm trứng tiền nhân đã hoàn thành được chuyển sang một đĩa môi  trường khác để ấp và đánh giá bằng mắt trong một vài tiếng.  ­ Sau đó tất cả các trứng tiền nhân được nhìn thấy rõ ràng và được chuyển vào  ống dẫn trứng của con cái nhận. Loài động  Số lượng trứng được  Số lượng con sinh ra từ  Số lượng  vật vi tiêm trứng vi tiêm con chuyển gen Thỏ 1907 218 (11,4%) 28 (1,5%) Cừu 1032 73 (7,1%) 1(0,1%) Lợn 2035 192 (9,4%) 20 (1%) Hình 3.4: Hiệu quả của vi tiêm ở một số loài động vật (Hammer và cộng sự, 1985). Ưu điểm:  15
  16. ­ Cho phép đưa gen vào đúng vị  trí mong muốn  ở  từng tế  bào với hiệu quả  tương đối cao.  ­ Phương pháp chuyển gen có hiệu quả  nhất trên động vật có vú và hiện là   phương pháp chủ yếu được sử dụng để chuyển gen vào vật nuôi. ­ Ðối với thực vật thì phương pháp này được sử  dụng đối với các tế  bào tiền  phôi của hợp tử hoặc các tế bào tiền phôi của hạt phấn. Nhược điểm:  ­ Đòi hỏi phải tinh vi, tỉ mỉ và cực kỳ chính xác nên hạn chế số lượng tế bào vi   tiêm và ngoài ra còn có thể làm tổn thương đến tế bào phôi do tác nhân cơ học gây ra   khi thực hiện. ­ Sự xâm nhập của gen chuyển vào ADN tế bào vật chủ là một quá trình ngẫu   nhiên và xác suất để gen chuyển xen vào vị  trí ADN vật chủ  mà sẽ cho phép nó biểu  hiện là thấp.  4. Biến nạp (Transformation) Nguyên tắc:  Muốn  đưa vector tái tổ  hợp vào tế  bào chủ  được phải làm cho   màng sinh chất tế  bào nhận bị  biến đổi sau đó ủ  với một tỉ  lệ  giữa  vector tái tổ  hợp  với tế bào chủ đã xử lý. Biến   nạp là   hiện   tượng   truyền   thông   tin   di   truyền   bằng   ADN.   Trong   biến   nạp, ADN trần từ một tế bào vi khuẩn (thể cho) này được truyền sang tế bào vi khuẩn  khác (thể  nhận). Biến nạp xảy ra khi vi khuẩn nhận ADN ngoại lai và hấp thu vào  trong tế  bào. Khi tế  bào vi khuẩn bị  vỡ  do bị  tan (lysis), ADN vòng tròn của chúng   thoát ra môi trường thành các đoạn thẳng với chiều dài khác nhau, có khả  năng gây   biến nạp cho các tế bào nhận khác. Biến nạp được nghiên cứu kĩ nhất  ở  các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae,   Bacillus subtilis, Haemophilus influenzae và ở một số nhóm vi khuẩn khác. 16
  17. Hiệu quả của biến nạp phụ thuộc vào 3 yếu tố: + Tính dung nạp của tế bào nhận. + Kích thước của đoạn ADN ngoại lai. + Nồng độ của ADN. 4.1. Cơ chế phân tử Hình 4.1: Sơ đồ diễn biến của quá trình biến nạp ở cấp độ phân tử a. ADN bám vào. b. Thâm nhập. c. Bắt cặp và tái tổ hợp. d. –Tế bào biến   nạp 17
  18. 4.2. Quá trình gồm các giai đọan chủ yếu – Sự phân hủy ADN tế bào cho: ADN tế bào cho có thể là của tế bào tự nhiên bị  phân hủy hoặc trong thí nghiệm bị gây chế bằng nhiệt độ cao hay tác nhân phá vỡ tế  bào. – ADN bám vào bề mặt tế bào: Protein gắn vào ADN. – Thâm nhập của ADN: Sợi ADN mạch kép của dòng vi khuẩn S sau khi chui  qua màng tế bào của dòng R thì một mạch S sẽ bịnucleaz của tế bào cắt, còn lại một  mạch nguyên. – Bắt cặp (Synapsis)và tái tổ  hợp: Nhờ  sự  hỗ  trợ  của protein RecA ADN của  thể nhận R sẽ biến tính tách rời 2 mạch ở 1 đoạn dễ bắt cặp với đoạn ADN thể cho S   vừa chui vào. Sao chép: Sau khi bắt cặp tạo đoạn lai R ­ S, phân tử ADN sao chép tạo ra 2 sợi,   một sợi kép R­R và sợi kép khác có mang đoạn ADN thể nhận S­S. Kết quả cuối cùng  là đọan gen của SIII chèn vào bộ  gen tế bào nhận. Sau phân bào thì một dòng tế  bào  nhận được ADN ngoại lai vào bộ  gen ­ tế bào được biến nạp. Tế  bào đã được biến  nạp sinh sản tạo dòng nhận RII mới. 4.2.1. Làm cho màng sinh chất bị biến đổi nhờ hóa biến nạp ­ Phương thức kinh điển để biến nạp ADN plasmid vào tế bào E.Coli. + B1: Các tế  bào chủ  được  ủ  trong dung dịch CaCl2  để  trở  thành tế  bào khả  biến giúp cho chúng dễ tiếp nhận ADN plasmid. + B2: ADN plasmid đưa vào bằng cách shock nhiệt nhanh (40­50giây) + B3: Các tế  bào biến nạp được chọn lọc bằng phương pháp chọn lọc dương  tính trên đĩa agar chứa môi trường LB với kháng sinh thích hợp. Mỗi khuẩn lạc trên đĩa  kháng sinh đại diện cho một thể biến nạp đơn 18
  19. + B4: Bổ sung thêm cơ chất NST cho β – galactosidase (X­ gal) => Các tế bào chứa plasmid mang ADN ngoại lai có thể xác định bằng mắt  4.2.2. Làm cho màng sinh chất bị biến đổi nhờ điện biến nạp ­ Đây là kĩ thuật hiệu quả nhất để biến nạp vi khuẩn.  ­ Hai thông số quan trọng là loại tế bào vi khuẩn và tần số xung điện cần thiết. Nguyên tắc: Sử  dụng dòng điện cao thế  cục bộ theo xung để  tạo lỗ  nhỏ  trên  màng sinh học của tế  bào, tạo điều kiện cho tế  bào hấp thụ  ADN tái tổ  hợp dễ  dàng. ­ Hiệu suất khoảng 108 ­ 109 thể biến nạp/μg plasmid. ­ Phương pháp này đòi hỏi thiết bị biến nạp đắt tiền. 4.2.3. Biến nạp gen nhờ polyetylen glycol (PEP) ­ Là phương pháp chuyển ADN tái tổ  hợp vào tế  bào chủ  đã được xử  lý bằng   polyetylen glycol (PEG). ­ Để tạo tế bào trần người ta ủ tế bào với PEG nồng độ 30 – 40%. ­ Đây là phương pháp hiệu quả cao đối với tế bào thực vật. Bằng phương pháp   này người ta đã nhận được các cây mang gen biến nạp ổn định và di truyền qua   nhiều thế hệ. Ưu điểm: Tần số biến nạp đồng thời gen chỉ thị và gen cần biến nạp cao.  Có thể  chuyển gen vào tế bào protoplast của bất kỳ loại cây nào. Đặc biệt loai cây có giá   trị kinh tế cao như: lúa, ngô, đại mạch. Nhược điểm: Việc tái sinh cây protoplast còn rất khó khăn ở một số loài cây. 19
  20. 5. Tải nạp (Transduction) Tải nạp là hiện tượng chuyển vật liệu di truyền qua vector là virus từ vi khuẩn cho  sang vi khuẩn nhận, trong đó quá trình chuyển gen và tái tổ  hơp gen  ở vi khuẩn nhờ  thực khuẩn thể (Bacteriophage). Thực nghiệm đã chứng minh được tải nạp  ở  E.Coli qua phage  λ, pha P1 và  ở  Bacillus subtilis qua phage SP10 thì tải nạp cho hiệu quả cao hơn. Tiêu chuẩn virus làm vector chuyển gen: + Hệ gen của virus phải là ADN. + Không gây tác hại đáng kể cho thực vật. + Có khả năng tải được đoạn ADN gắn vào. Tuy nhiên phương pháp này ít được sử dụng Ưu điểm: Virus dễ xâm nhập và lây lan trong cơ thể thực vật. * Tải nạp gồm: tải nạp chung và tải nạp chuyên biệt. 5.1. Tải nạp chung (Genral transduction) Tải nạp chung xảy ra khi phage mang bất kì gen nào của vi khuẩn A chuyển sang  vi khuẩn B. Tải nạp chung (genralized transduction) có các đặc điểm: ­ Thường do phage kiểu P1 thực hiện. ­ Bất kì gen nào của vi khuẩn cũng đều được tải nạp. ­ Tải nạp có được do gói nhầm ADN của tế bào chủ khi phage trưởng thành. ­ Các thể tái tổ hợp đơn bội được tạo ra. 5.2. Tải nạp chuyên biệt (Special transduction) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2