intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xu hướng phát triển thực phẩm: Các nhóm thực phẩm biến đổi gen

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Xu hướng phát triển thực phẩm: Các nhóm thực phẩm biến đổi gen" trình bày các nội dung chính sau: Phân nhóm GMO/sản phẩm GMO; Cây trồng biến đổi gen; Động vật biến đổi gen và ứng dụng; Vi sinh vật biến đổi gen và ứng dụng... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xu hướng phát triển thực phẩm: Các nhóm thực phẩm biến đổi gen

  1. CÁC NHÓM THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN
  2. Phân nhóm GMO/sản phẩm GMO • Các sinh vật biến đổi gen • Động vật: bò, lợn, cá, muỗi… • Thực vật: ngô, lúa, khoai tây, cao su, xoan, cỏ… • Vi sinh vật: nấm men, vi khuẩn lactic… • Theo tình trạng • Đang nghiên cứu: chủ yếu là động vật • Đã được cấp chứng nhận để sử dụng: chủ yếu là thực vật • Mục đích sử dụng: • y học/thú y • Thực phẩm/thức ăn chăn nuôi • Mục đích khác
  3. Cây trồng biến đổi gen • Được nghiên cứu và thương mại hoá nhiều nhất cho mục đích thực phẩm/TACN • Các tính trạng được sử dụng: • Chống chịu thuốc trừ cỏ (EPSPS, PAT), • Kháng sâu, Kháng kháng sinh, Kháng nấm, virus • Thay đổi đặc điểm phát triển: chín chậm • Thay đổi đặc điểm enzyme • Thêm enzyme để tăng cường chuyển hoá • Giảm nicotine, thay đổi thành phần axit amin • Thay đổi hàm lượng dầu, axit béo • Tăng khả năng chịu hạn • Các loại cây trồng được biến đổi: ngô, đậu tương, cải dầu, cà chua, mía, củ cải đường, khoai tây, bí ngòi.. • Nguồn gốc gen: vi sinh vật (Agrobacterium, E.coli, Bacillus, Streptomyces…), thực vật (ngô, cà chua…)
  4. Một số ví dụ về GMC • Cà chua FLAVR SAVR™ (Monsanto) chín chậm • Ngô Mavera™: Renessen LLC (Netherlands): ngô có hàm lượng amino acid biến đổi • Đậu tương Vistive Gold™ (monsanto): biến đổi thành phần axit béo • Táo không bị thâm Arctic™ Fuji Apple • Phytaseed™ Canola: Cải dầu biến đổi khả năng sinh phytase • Ngô chịu hạn Genuity® DroughtGard™ (Monsanto)
  5. Động vật biến đổi gen và ứng dụng • So với cây trồng biến đổi gen GMC, động vật GMA chủ yếu vẫn đang được nghiên cứu, chưa được thương mại hoá • Mục đích: • Tăng trưởng tốt, năng suất cao : có tốc độ lớn nhanh, hiệu quả sửdụng thức ăn cao • Cải thiện chất lượng: sữa, thịt • Kháng bệnh và môi trường tốt • sản xuất protein quý dùng trong y dược • mô hình nghiên cứu bệnh ởngư i ờ • cung cấp nội quan cấy ghép cho ngư i ờ
  6. GMF từ động vật • Các tính trạng được sử dụng: Tăng khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống sót cho vật nuôi, tăng năng suất. • Tăng khả năng tạo sữa và thay đổi chất lượng sữa (casein, lactose, lactoferine), ví dụ thêm bản sao gen mã hoá casein. • Đưa gen lactalbumin bò vào lợn, tạo nhiều sữa giúp lớn con phát triển nhanh hơn, • Đưa gen tạo hormon sinh trưởng porcine vào lợn, khả năng phát triển nhanh hơn, tạo nhiều nạc hơn; • Đưa gen tạo phytase trong tuyến nước bọt, giúp hấp phụ phosphat tốt hơn. • Loại bỏ (hoặc mất chức năng) gen myostatin trong bò, tạo nhiều nạc hơn. • AquaAdvantage được tạo ra, chứng minh tính an toàn nhưng chưa được cấp chứng nhận à có thể là sự kiện chuyển gen đầu tiên trong động vật được sử dụng làm thực phẩm. • Việt Nam đang dự thảo luật Đầu tư và Luật Doanh Nghiệp sửa đổi cấm thực phẩm biến đổi gen từ động vật (tháng 8/2014)
  7. Động vật biến đổi gen và ứng dụng – một số ví dụ • Biosteel: sợi tổng hợp được làm từ protein thu từ sữa của dê biến đổi gen • Dê biến đổi gen mang gen mã hoá các protein MaSpI hoặc dragline I lấy từ nhện, tạo ra các protein trong sữa. Các protein này được thu nhận và sử dụng làm sợi tổng hợp, với độ bền cao hơn, ứng dụng trong công nghệ sợi nano
  8. Động vật biến đổi gen và ứng dụng – một số ví dụ • Herman the Bull : Bò mang gen lactoferin từ người • Tạo ra năm 1990, bằng phương pháp vi tiêm, chết do bệnh năm 2004 • Được sử dụng để lai tạo, tổng cộng được 83 bò thế hệ sau đều mang gen tạo lactoferin người.
  9. Ứng dụng động vật biến đổi gen – một số ví dụ • Lợn Enviropig mang gen phytase (phân giải phospho), có khả năng chuyển hoá các phytate trong thức ăn tốt hơn nhờ tạo phytase trong tuyến nước bọt à hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn, giảm ô nhiễm môi trường do hợp chất phospho. • Gen phytase lấy từ E.coli, chuyển gen vào phôi bằng phương pháp vi tiêm
  10. Ứng dụng động vật biến đổi gen – một số ví dụ • Cá hồi Aquavantage Salmon (Aquabounty Technology) • Động vật biến đổi gen duy nhất được cấp chứng nhận an toàn Thực phẩm • Gen hormon tăng trưởng từ cá hồi Chinook - kết hợp với promoter từ lươn biển để đưa vào cá hồi đại tây dương. Cá hồi phát triển quanh năm (thay vì chỉ mùa xuân và hè) • Số cặp nhiễm sắc thể lẻ (triploid) nên không có khả năng sinh sản, giảm nguy cơ phát tán gen vào môi trường khi sống ở điều kiện tự nhiên. • Hiện nay: 100 tấn/năm, quy mô trang trại khép kín
  11. Vi sinh vật biến đổi gen và ứng dụng • Sử dụng cho mục đích y học là chủ yếu: virus, vi khuẩn tạo vaccine, kháng sinh, protein điều trị các bệnh… • Cho mục đích thực phẩm, vi sinh vật biến đổi gen chủ yếu được dùng chính để sản xuất các chất phụ gia thực phẩm, các chất bổ trợ: enzyme, hương liệu, vitamin, polymer... • Số lượng nhỏ vi sinh vật biến đổi gen được sử dụng trực tiếp trong thực phẩm/TACN: probiotics trong sữa chua, chế phẩm vi sinh cho thức ăn chăn nuôi.
  12. GMF từ vi sinh vật • Phụ gia hỗ trợ quá trình sản xuất: • Enzyme từ sinh vật biến đổi gen : từ vi khuẩn, nấm mốc và nấm men, được sử dụng trong nhiều quy trình chế biến thực phẩm: đồ uống có cồn bia, rượu cồn, tinh bột, bánh kẹo, Sữa (ví dụ danh mục của FSANZ) • Phụ gia thực phẩm: Chất tạo hương, tạo vị sản xuất, tạo cấu trúc theo con đường GMM • Probiotics
  13. GMM: Nấm men biến đổi gen (ví dụ) • Nấm men được sử dụng trong sản xuất rượu, bia, bánh mì • Biến đổi hệ gen của nấm men nhằm: giảm thời gian ủ bánh; cải thiện quá trình lên men bia, tăng ổn định hương vị; giảm thời gian lên men vang, cải thiện vị cho sản phẩm. • Ở Mỹ và Canada, 2 chủng nấm men biến đổi gen GM được công nhận là an toàn khi sử dụng cho sản xuất vang: • ML01: cải thiện độ ổn định màu và hương vị của vang, giảm sự hình thành histamine. • Giảm sự hình thành (ethylcarbamate, gây ung thư) trong lên men chính
  14. Cho mục đích khác • Thay đổi màu hoa: • hoa cẩm chướng • Hoa hồng • Tạo động vật cảnh: cá cảnh • Tạo cây hàm lượng lignin thấp • Thay đổi khả năng quang hợp tăng nhanh sự phát triển: arabidopsis (cây sử dụng nhiều trong nghiên cứu) • Sợi Bông cho dệt may
  15. Nguồn tham khảo • http://www.isaaa.org • http://bch.cbd.int • http://cera-gmc.org/GMCropDatabase
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2