Bài 5: Phân tích dãy số thời gian<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀI 5: PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số vấn đề chung về dãy số thời gian.<br />
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.<br />
Một số phương pháp biểu diễn xu<br />
hướng biến động của hiện tượng qua<br />
thời gian.<br />
Dự đoán thống kê ngắn hạn.<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
<br />
9 tiết<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Trang bị những kiến thức cơ bản về dãy số<br />
thời gian, bao gồm những khái niệm, các<br />
chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian, các<br />
phương pháp biểu diễn xu hướng phát<br />
triển của hiện tượng và dự báo thống kê<br />
ngắn hạn.<br />
<br />
Nghe bài giảng, thảo luận với giảng viên<br />
và học viên khác.<br />
Trả lời câu hỏi ôn tập và làm các bài tập ở<br />
cuối bài học.<br />
<br />
89<br />
<br />
Bài 5: Phân tích dãy số thời gian<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Tên tình huống: Lập kế hoạch tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br />
Bạn được sếp giao cho nhiệm vụ lập kế hoạch về tình hình<br />
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong vài năm tới. Để<br />
đảm bảo kế hoạch là khả thi, bạn tiến hành thu thập và tổng<br />
hợp tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp trong những năm gần đây. Bạn định dựa trên cơ sở<br />
những số liệu thu thập đó để có thể phân tích sự biến động và<br />
tìm ra xu hướng phát triển của các hiện tượng, từ đó xác định<br />
được các mức độ kế hoạch trong tương lai.<br />
<br />
Câu hỏi<br />
Bạn sẽ phân tích dãy số liệu thu thập được như thế nào? Tìm ra tính quy luật của chúng ra sao?<br />
Làm thế nào để xác định được các mức độ của hiện tượng trong tương lai?<br />
Đó chính là nội dung của bài học này, phân tích mối liên hệ của hiện tượng theo thời gian.<br />
<br />
90<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 5: Phân tích dãy số thời gian<br />
<br />
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động<br />
này, người ta thường sử dụng các dãy số thời gian. Vậy dãy số thời gian là gì?<br />
5.1.<br />
<br />
Một số khái niệm chung về dãy số thời gian<br />
<br />
5.1.1.<br />
<br />
Khái niệm và ý nghĩa của dãy số thời gian<br />
<br />
5.1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự<br />
thời gian.<br />
Ví dụ 1: Có tài liệu về doanh thu của doanh nghiệp A qua các năm như sau:<br />
Năm<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
Doanh thu (tỷ đồng)<br />
<br />
25<br />
<br />
29<br />
<br />
36<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
Ví dụ 2: Có tài liệu về lao động của doanh nghiệp A như sau:<br />
Ngày<br />
<br />
1/1/09<br />
<br />
1/2/09<br />
<br />
1/3/09<br />
<br />
1/4/09<br />
<br />
Số lao động (người)<br />
<br />
350<br />
<br />
370<br />
<br />
370<br />
<br />
380<br />
<br />
Qua quan sát hai ví dụ trên ta thấy, một dãy số thời gian có kết cấu gồm 2 thành phần sau:<br />
Thời gian: có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất<br />
của hiện tượng nghiên cứu. Độ dài giữa 2 thời gian liền nhau gọi là khoảng cách<br />
thời gian.<br />
Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: tên, đơn vị tính phù hợp và trị số của chỉ tiêu.<br />
Các trị số này được gọi là các mức độ của dãy số thời gian yi ( i 1, n ). Các mức<br />
<br />
độ của dãy số thời gian có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.<br />
5.1.1.2. Ý nghĩa<br />
<br />
Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu xu<br />
hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Từ<br />
đó, tìm ra tính quy luật của sự phát triển đồng thời<br />
dự đoán được các mức độ của hiện tượng trong<br />
tương lai.<br />
5.1.2.<br />
<br />
Các loại dãy số thời gian<br />
<br />
Một dãy số thời gian luôn bao gồm hai thành phần: thời gian và trị số của chỉ tiêu. Thời<br />
gian thì có thời kỳ và thời điểm. Trị số của chỉ tiêu có thể là số tuyệt đối, số tương đối<br />
hoặc số bình quân. Khi đó, ta có các loại dãy số thời gian tương ứng dưới đây.<br />
Căn cứ vào các loại chỉ tiêu, dãy số thời gian được chia thành:<br />
o Dãy số số tuyệt đối: dãy số có các trị số của chỉ tiêu là số tuyệt đối.<br />
Ví dụ: Quy mô vốn của doanh nghiệp qua các năm.<br />
o Dãy số số tương đối: dãy số mà các trị số là các số tương đối.<br />
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.<br />
o Dãy số số bình quân: dãy số mà các trị số là các số bình quân.<br />
Ví dụ: Năng suất lao động trung bình của doanh nghiệp qua các năm.<br />
Trong đó, dãy số tương đối và dãy số bình quân luôn là dãy số thời kỳ.<br />
v1.0<br />
<br />
91<br />
<br />
Bài 5: Phân tích dãy số thời gian<br />
<br />
Chú ý<br />
<br />
Nội dung bài giảng sẽ chỉ tập trung đi vào phân tích dãy số số tuyệt đối. Vì thế, các khái niệm<br />
liên quan dưới đây có thể không phù hợp với hai dãy số số tương đối và dãy số số bình quân.<br />
<br />
Căn cứ vào đặc điểm biến động về quy mô của hiện tượng qua thời gian, dãy số<br />
được chia thành:<br />
o Dãy số thời kỳ: biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong từng<br />
khoảng thời gian nhất định. Các trị số của chỉ tiêu có thể cộng dồn với nhau tạo<br />
thành số có ý nghĩa trong thời gian dài hơn.<br />
Ví dụ 1 (phần 5.1.1.1) là dãy số thời kỳ, phản ánh quy mô doanh thu của doanh<br />
nghiệp qua từng năm.<br />
o Dãy số thời điểm: biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng tại những thời<br />
điểm nhất định. Các trị số của chỉ tiêu không thể cộng dồn với nhau vì không<br />
có ý nghĩa.<br />
Ví dụ 2 (phần 5.1.1.1) là dãy số thời điểm, phản ánh số lao động của doanh<br />
nghiệp tại từng thời điểm nhất định trong tháng.<br />
Để có thể nghiên cứu biến động của hiện tượng qua thời gian thì các mức độ trong<br />
dãy số phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được, tức là dãy số thời gian đó phải<br />
đáp ứng một số yêu cầu nhất định.<br />
5.1.3.<br />
<br />
Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian<br />
<br />
Phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian.<br />
Ví dụ: Chỉ tiêu GDP ở nước ta hiện nay tính theo Hệ thống tài khoản quốc gia của<br />
Liên hợp quốc (SNA 1993), trước đó là chỉ tiêu Thu nhập quốc dân tính theo<br />
Hệ thống sản xuất vật chất của Liên Xô cũ (MPS).<br />
Phải thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu.<br />
Ví dụ: Từ 1/8/2008, Hà Nội bao gồm Hà Tây và một số địa phương thuộc<br />
Vĩnh Phúc, Hoà Bình. Như vậy, không thể đem các số liệu của Hà Nội trước khi<br />
nhập tỉnh để so sánh với số liệu của Hà Nội hiện nay được.<br />
Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là với các dãy số thời<br />
kỳ phải bằng nhau.<br />
5.2.<br />
<br />
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian<br />
<br />
Chúng ta đã biết, mặt lượng của hiện tượng thường<br />
xuyên biến động. Để tìm ra tính quy luật của sự<br />
biến động đó, trong thống kê, người ta sử dụng<br />
5 chỉ tiêu sau để phân tích dãy số thời gian:<br />
5.2.1.<br />
<br />
Mức độ bình quân theo thời gian<br />
<br />
Khái niệm<br />
Mức độ bình quân theo thời gian là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đại biểu<br />
của hiện tượng trong toàn bộ thời gian nghiên cứu hoặc từng giai đoạn nghiên cứu.<br />
Công thức tính<br />
o Đối với dãy số thời kỳ:<br />
n<br />
<br />
y<br />
<br />
92<br />
<br />
y<br />
i 1<br />
<br />
i<br />
<br />
n<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 5: Phân tích dãy số thời gian<br />
o<br />
<br />
Đối với dãy số thời điểm: Dãy số thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của<br />
hiện tượng trong từng thời điểm. Để tính được mức độ bình quân một cách<br />
chính xác, người ta phải xác định trị số chỉ tiêu ở từng ngày. Nhưng trên thực<br />
tế, chúng ta chỉ có được trị số chỉ tiêu vào một ngày trong tháng nên phải giả<br />
thiết rằng khoảng giữa hai thời điểm điều tra, mật độ của hiện tượng tăng giảm<br />
đều đặn. Khi đó công thức tính mức độ bình quân qua thời gian như sau:<br />
Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau:<br />
y1 y2 y2 y3<br />
y y<br />
y1<br />
y<br />
<br />
... n 1 n<br />
y2 ... yn 1 n<br />
2<br />
2<br />
2<br />
y 2<br />
2<br />
n 1<br />
n 1<br />
<br />
Bản chất của cách tính này là chuyển từ dãy số thời điểm sang dãy số thời<br />
kỳ để thực hiện phép tính.<br />
Ví dụ: Số lao động của doanh nghiệp A tại các thời điểm:<br />
Ngày<br />
<br />
1/1/09<br />
<br />
1/2/09<br />
<br />
1/3/09<br />
<br />
1/4/09<br />
<br />
Số lao động (người)<br />
<br />
350<br />
<br />
370<br />
<br />
370<br />
<br />
380<br />
<br />
Yêu cầu: Tính số lao động bình quân trong qúy I/2009 của doanh nghiệp A.<br />
Hướng dẫn:<br />
Số lao động là số tuyệt đối vì vậy khi tính bình quân, ta phải sử dụng công<br />
thức bình quân cộng. Nhưng do đây là số tuyệt đối thời điểm, không thực<br />
hiện được phép cộng nên phải chuyển về nó về dạng cộng được, tức phải<br />
tính bình quân cho từng thời kỳ. Trước hết, ta phải tính số lao động bình<br />
quân từng tháng.<br />
Số lao động bình quân tháng 1 là số lao động bình quân của tất cả các ngày<br />
trong tháng 1. Giả thiết biến động số lao động các ngày trong tháng là<br />
tương đối đều đặn. Vậy, ta sẽ tính số lao động bình quân tháng 1 dựa vào số<br />
lao động ngày đầu tháng và cuối tháng (ở đây, có số liệu vào ngày 1/2,<br />
được coi là số liệu của ngày 31/1).<br />
<br />
y1 <br />
<br />
y1 y 2 350 370<br />
<br />
360 (người)<br />
2<br />
2<br />
<br />
Tương tự với tháng 2 và tháng 3:<br />
<br />
y2 <br />
<br />
y 2 y3 370 370<br />
<br />
370 (người)<br />
2<br />
2<br />
<br />
y3 <br />
<br />
y3 y 4 370 380<br />
<br />
375 (người)<br />
2<br />
2<br />
<br />
Khi đó, số lao động bình quân quý I/2009 là:<br />
y1 y 2 y 2 y3 y3 y 4 y1<br />
y<br />
<br />
y 2 y3 4<br />
y y 2 y3<br />
2<br />
2 2<br />
2 2<br />
2<br />
y 1<br />
2 2<br />
3<br />
3<br />
4 1<br />
350<br />
380<br />
370 370 <br />
2 368,33 hay 369 (người)<br />
2<br />
4 1<br />
Vậy số lao động bình quân của doanh nghiệp trong quý I/2009 là 369 người.<br />
v1.0<br />
<br />
93<br />
<br />