Bài 1: Giới thiệu về thống kê học<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ HỌC<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thống kê học là gì và đối tượng nghiên<br />
cứu của thống kê học.<br />
Một số khái niệm thường dùng trong<br />
thống kê.<br />
Các loại thang đo thống kê.<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
<br />
4 tiết<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Giúp học viên hiểu được thống kê học là gì<br />
và vai trò của thống kê trong đời sống xã hội.<br />
Làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê học.<br />
Hiểu một số khái niệm và các loại thang đo<br />
được dùng nhiều trong thống kê.<br />
<br />
Đọc tài liệu và thảo luận với giảng viên và<br />
các học viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ.<br />
Lấy ví dụ nhằm làm rõ các khái niệm.<br />
Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài.<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài 1: Giới thiệu về thống kê học<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Tên tình huống: Sử dụng thông tin thu thập để ra quyết định đầu tư<br />
Bạn được thừa hưởng một khoản thừa kế là 500 triệu đồng.<br />
Bạn quyết định sẽ làm cho khoản tiền đó sinh lời bằng cách<br />
đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng đầu tư vào cổ<br />
phiếu nào đây? Để đảm bảo cho việc đầu tư của mình là đúng<br />
đắn và mang lại thành công, bạn sẽ làm gì?<br />
Phải chăng đó là việc thu thập và phân tích các thông tin liên<br />
quan đến cổ phiếu đó. Giá cả của nó là bao nhiêu, nó đã tăng<br />
bao nhiêu lần so với mệnh giá. Quan trọng hơn, tình hình tài<br />
chính của công ty niêm yết hiện nay ra sao?<br />
<br />
Câu hỏi<br />
Để đi đến quyết định của mình, bạn đã tìm kiếm các báo cáo tài chính, bản cáo bạch, báo cáo<br />
phân tích của công ty,... để nghiên cứu. Bao nhiêu phần trăm trong số thông tin mà bạn thu<br />
thập được thể hiện dưới dạng các con số thống kê và các con số đó phản ánh điều gì?<br />
Bài học này sẽ giúp bạn hiểu các con số thống kê thường phản ánh điều gì và vai trò của thông<br />
tin thống kê trong xã hội hiện nay.<br />
<br />
2<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 1: Giới thiệu về thống kê học<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Một số vấn đề chung về thống kê học<br />
<br />
1.1.1.<br />
<br />
Thống kê học và vai trò của thông tin thống kê trong đời sống xã hội<br />
<br />
Thống kê đã ra đời từ rất lâu và phát triển theo yêu cầu<br />
của xã hội.<br />
Ngày nay, thống kê len lỏi trong mọi hoạt động, mọi<br />
lĩnh vực của đời sống và thông tin thống kê trở thành<br />
một trong những nguồn lực vô giá để đánh giá bản<br />
chất và xu hướng phát triển của hiện tượng.<br />
Thông tin thống kê cũng gợi mở cho người sử dụng<br />
các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn hay dự kiến khả năng đạt được<br />
trong thời gian tới. Chính vì vậy, Lê-nin đã cho rằng: Thống kê là một công cụ mạnh<br />
mẽ nhất để nhận thức xã hội.<br />
Tuỳ theo mục đích khác nhau mà thống kê học phục vụ theo những khía cạnh<br />
khác nhau.<br />
Các con số thống kê có thể được sử dụng nhiều lần với nhiều mục tiêu khác nhau.<br />
Chính vì tính chất khách quan, dễ gây ảnh hưởng và lan rộng của nó mà thống kê là<br />
một trong những công cụ quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin phục vụ quản<br />
lý ở cả tầm vi mô và vĩ mô.<br />
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, sự tiến bộ của khoa học – kỹ<br />
thuật, khoa học thống kê càng hoàn thiện hơn về lý luận và phương pháp, thông tin.<br />
Thống kê đa dạng, phong phú được sử dụng rộng rãi và ngày càng đáp ứng được yêu<br />
cầu của người sử dụng.<br />
“Thống kê kinh tế – xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức<br />
xã hội” – V.I. Lê-nin, toàn tập, tập 19, trang 432, bản tiếng Việt, NXB Tiến bộ,<br />
Motskva, 1980.<br />
1.1.1.1. Định nghĩa thống kê học<br />
<br />
Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thông tin thống kê, vậy thống kê học<br />
là gì? Các nhà thống kê học nổi tiếng trên thế giới đều thống nhất đưa ra định nghĩa<br />
sau về thống kê học:<br />
Thống kê học là môn khoa học xã hội nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập,<br />
xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu<br />
bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện địa điểm<br />
và thời gian cụ thể.<br />
Trước hết, ta phải khẳng định: Thống kê học là một môn khoa học xã hội: Thực tế,<br />
thống kê học là sự giao thoa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vì nó vận<br />
dụng phương pháp toán và sử dụng phương pháp lý luận xã hội để phân tích các<br />
hiện tượng hay các quá trình kinh tế – xã hội. Nhưng vì không chỉ dừng lại ở các<br />
con số mà ta phải đọc được ý nghĩa của nó và đưa ra kết luận về các hiện tượng nên<br />
người ta xếp thống kê học vào khoa học xã hội.<br />
Thống kê học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu không chỉ một phương pháp<br />
mà là một hệ thống các phương pháp: thu thập – xử lý – phân tích, trong phân tích<br />
thì có phân tích và dự đoán. Trên cơ sở phân tích con số thống kê, người ta rút ra<br />
được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Chính vì vậy, thống kê còn là một<br />
môn khoa học định lượng.<br />
v1.0<br />
<br />
3<br />
<br />
Bài 1: Giới thiệu về thống kê học<br />
<br />
Ví dụ: Chúng ta đều biết đến mối liên hệ giữa doanh thu (DT) với giá bán (p) và<br />
lượng hàng hoá tiêu thụ (q): DT = p q<br />
Thống kê học nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của p và q tới DT.<br />
DT09<br />
120% , tức là năm 2009, doanh thu đã tăng 20% so với năm 2008.<br />
Chẳng hạn<br />
DT08<br />
<br />
Trong 20% tăng doanh thu này, người ta muốn biết phần biến động của giá làm doanh<br />
thu tăng bao nhiêu và phần biến động của lượng làm doanh thu tăng bao nhiêu? Mặt<br />
khác, việc tăng doanh thu này có thực sự là tốt hay không? Thống kê sẽ trả lời được<br />
những câu hỏi đó trên cơ sở phân tích số liệu thực tế.<br />
1.1.1.2. Phạm vi nghiên cứu của thống kê học<br />
<br />
Các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội mà thống kê thường nghiên cứu, đó là:<br />
Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng như: cung cấp nguyên liệu, quy<br />
trình công nghệ, chế biến sản phẩm...<br />
Các hiện tượng về phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm như: giá cả, lượng hàng<br />
tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu...<br />
Các hiện tượng về dân số, lao động như: tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, sự phân bố dân cư, lao động...<br />
Các hiện tượng về văn hoá, y tế, giáo dục như số trường lớp, số bệnh viện, giường<br />
bệnh, số người mắc bệnh, số thư viện...<br />
Các hiện tượng về đời sống chính trị, xã hội, bầu cử, luật pháp...<br />
Ngoài ra, thống kê còn nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên đến sự<br />
phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội, như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết,<br />
ảnh hưởng của các biện pháp khoa học kỹ thuật tới quá trình sản xuất, kết quả sản<br />
xuất và đời sống nhân dân...<br />
1.1.2.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với<br />
mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
Từ khái niệm trên, có một số vấn đề cần làm rõ như sau:<br />
Thứ nhất, thế nào là mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất?<br />
Trước hết, ta phải hiểu mặt lượng là gì, mặt chất là gì? Xuất phát từ lý luận cơ bản<br />
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có hai<br />
mặt chất và lượng. Theo đó, mặt chất của hiện tượng là bản chất trừu tượng giúp ta<br />
phân biệt hiện tượng, sự vật đó với những hiện tượng, sự vật khác.<br />
Ví dụ: Sau khi phân tích các thông tin về công ty A, bạn đánh giá là công ty A có<br />
tình hình tài chính tốt.<br />
Ở đây, tốt là một biểu hiện về mặt chất, nó rất trừu tượng và chỉ được biểu hiện cụ<br />
thể qua các thông số như: doanh số, lợi nhuận, năng suất lao động, hiệu quả sử<br />
dụng vốn... chính là mặt lượng. Như vậy, mặt lượng là những biểu hiện bằng con<br />
số, nó cho biết bản chất cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua quy mô, khối<br />
lượng, trình độ phát triển và mối liên hệ giữa các bộ phận.<br />
Giữa hai mặt của hiện tượng bao giờ cũng tồn tại mối liên hệ mật thiết với nhau.<br />
Bất kỳ chất nào cũng được biểu hiện bằng một lượng cụ thể, lượng nào cũng là<br />
lượng của một chất xác định. Chất của hiện tượng có tính ổn định tương đối còn<br />
4<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 1: Giới thiệu về thống kê học<br />
<br />
lượng lại thường xuyên biến động. Khi lượng thay đổi đến một mức nào đó thì<br />
chất sẽ thay đổi. Chính vì vậy, thống kê chúng ta nghiên cứu mặt lượng nhưng<br />
không tách rời mặt chất mà trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất.<br />
Mặt lượng, mặt chất ở đây không phải của một vài hiện tượng đơn lẻ mà phải là<br />
của hiện tượng số lớn.<br />
Thứ hai, thế nào là các hiện tượng số lớn?<br />
Theo quy luật số lớn, khi nghiên cứu một số đủ lớn các<br />
hiện tượng cá biệt thì các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bị triệt<br />
tiêu làm bộc lộ nhân tố cơ bản, bản chất của hiện tượng.<br />
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của thống kê học là các<br />
hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn, trong đó bao gồm<br />
nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt tạo thành. Thông<br />
qua nghiên cứu một số đủ lớn các đơn vị cá biệt này,<br />
chúng ta sẽ rút ra được kết luận về bản chất, tính quy<br />
luật của sự vật, hiện tượng. Kết luận này có thể sẽ<br />
không đúng với từng hiện tượng cá biệt, nhưng nó<br />
phản ánh đúng với hiện tượng số lớn.<br />
Ví dụ: Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở lúc 0 giờ ngày 1/4/2009, trong<br />
tổng thể dân số nước ta hiện nay, tỷ lệ nam/nữ là 98,1/100. Tỷ lệ này có thể không<br />
đúng đối với từng gia đình nhưng đúng với số đông các gia đình ở Việt Nam hiện nay.<br />
Nhưng con số nào là đủ lớn thì còn tuỳ vào đặc điểm của hiện tượng.<br />
Ví dụ: Tập hợp 100 trên 120 nhân viên của công ty X có tham gia mua bán trên thị<br />
trường chứng khoán là một số đủ lớn, nhưng tập hợp 100 người trong tổng dân số<br />
Việt Nam thì không được coi là đủ lớn.<br />
Thống kê chỉ nghiên cứu các hiện tượng số lớn? Câu trả lời là không. Thống kê<br />
chủ yếu nghiên cứu hiện tượng số lớn và có kết hợp nghiên cứu cả đơn vị, hiện<br />
tượng cá biệt, thường là những hiện tượng có tính chất điển hình tiên tiến hoặc<br />
điển hình lạc hậu.<br />
Ví dụ: Trong một nhà máy A, tổ sản xuất B liên tục có năng suất lao động cao<br />
nhất nhà máy trong nhiều năm liền; khi đó, nghiên cứu riêng tổ sản xuất B để rút<br />
ra kết luận, tại sao tổ này có năng suất lao động cao, do tuổi nghề, do bậc thợ, do<br />
trình độ khéo léo, tăng ca... từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý nhằm<br />
nâng cao NSLĐ toàn nhà máy.<br />
Thứ ba, tại sao phải nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể?<br />
Chúng ta đều biết, mặt lượng của các hiện tượng kinh tế – xã hội thường xuyên<br />
biến động qua thời gian và qua không gian. Khi điều kiện thời gian và không gian<br />
thay đổi, bản chất của sự vật, hiện tượng có thể cũng thay đổi theo. Vì vậy, khi<br />
nghiên cứu phải xác định rõ hiện tượng đó xảy ra tại thời điểm nào và ở đâu.<br />
Ví dụ: Giá vàng tại các thời gian, không gian khác nhau là khác nhau. Thậm chí<br />
tại cùng thời gian nhưng ở các địa phương khác nhau, các cửa hàng khác nhau, giá<br />
vàng cũng khác nhau.<br />
Mục đích của việc nghiên cứu thống kê là nhằm tìm ra bản chất, tính quy luật<br />
của hiện tượng. Từ đó, chúng ta có nhận thức đúng đắn về hiện tượng được<br />
nghiên cứu để làm căn cứ cho các quyết định trong quản lý, đồng thời đề xuất<br />
được những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hiện tượng phát triển theo đúng<br />
quy luật.<br />
v1.0<br />
<br />
5<br />
<br />