intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 2 - GV. Quỳnh Phương

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:52

199
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 2 trình bày nội dung thu thập dữ liệu thống kê. Nội dung của chương bao gồm: Những yêu cầu của một cuộc điều tra thống kê, quy trình điều tra thống kê, các loại điều tra và phương pháp thu thập dữ liệu, thiết kế bảng câu hỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 2 - GV. Quỳnh Phương

  1. Chương 2 Thu Thập Dữ liệu Thống kê 1
  2. Các Chủ Đề của Chương • Những yêu cầu của một cuộc điều tra thống kê. • Quy trình điều tra thống kê. • Các loại điều tra và phương pháp thu thập dữ liệu. • Thiết kế bảng câu hỏi như thế nào? 2
  3. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ Khái niệm: LÀ QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TỔNG THỂ PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG VÀ QUÁ TRÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN CỤ THỂ. 3
  4. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ Nhiệm vụ - Thu thập và cung cấp thông tin ban đầu về các hiện tượng KT-XH cho giai đoạn tổng hợp và thống kê. - Thu thập và cung cấp thông tin để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, quản lý các mặt của nền kinh tế quốc dân. 4
  5. Yêu cầu  của một cuộc điều tra Thông  tin  là  những  tín  hiệu  có  ý  nghĩa  được  truyền đưa và nhận biết.  Thông tin phải đảm bảo: _ Chính xác. _ Kịp thời. _ Đầy đủ. 5
  6. Các thông tin cần thu thập có thể chia làm 4 loại  sau: •Cần phải có để ra quyết định; •Cần biết nhưng nếu cần có thể ra quyết định  mà không có thông tin này; •Những thông tin giúp hiểu rõ bối cảnh chung; •Những thông tin khác. 6
  7. Những sai lầm phổ biến khi xác định  thông tin cần thu thập • Thông tin quá chung chung • Thông tin không cần thiết • Muốn biết thật nhiều thông tin, thiếu tập trung. 7
  8. Phân loại thông tin: •  Thông tin  sơ cấp: hay còn gọi là dữ liệu  thô,  dữ  liệu  ban  đầu.  Là  các  thông  tin  thu  thập từ các đối tượng phát sinh chưa được  tổng hợp, xử lý. •  Thông tin thứ cấp: thông tin đã có từ  các nguồn khác nhau, đã được tổng hợp, xử  lý. 8
  9. NGUỒN THÔNG TIN THỨ CẤP  Nội bộ: số liệu báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ, tài chính, nhân sự,…  Cơ quan thống kê nhà nước: cung cấp trong niên giám thống kê.  Cơ quan chính phủ  Báo, tạp chí  Các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu  Các công ty nghiên cứu và cung cấp thông tin. 9
  10. THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP CÁC LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ a. CĂN CỨ THEO THỜI GIAN • ĐIỀU TRA THƯỜNG XUYÊN • ĐIỀU TRA KHÔNG THƯỜNG XUYÊN b. CĂN CỨ THEO PHẠM VI ĐIỀU TRA • ĐIỀU TRA TOÀN BỘ • ĐIỀU KHÔNG TOÀN BỘ: CHỌN MẪU, TRỌNG ĐIỂM, CHUYÊN ĐỀ 10
  11. ĐIỀU TRA THƯỜNG XUYÊN LÀ TIẾN HÀNH THU THẬP, GHI CHÉP DỮ LIỆU BAN ĐẦU VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG THEO SÁT QUÁ TRÌNH PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN (BIẾN ĐỘNG) CỦA HIỆN TƯỢNG. ƯU ĐIỂM: ĐỘ CHÍNH XÁC CAO, ĐÁNG TIN CẬY. NHƯỢC ĐIỂM: CHI PHÍ TỐN KÉM, TIẾN HÀNH VỚI QUI MÔ NHỎ. 11
  12. ĐIỀU TRA KHÔNG THƯỜNG XUYÊN LÀ TIẾN HÀNH THU THẬP, GHI CHÉP DỮ LIỆU BAN ĐẦU MỘT CÁCH KHÔNG LIÊN TỤC, MÀ CHỈ TIẾN HÀNH KHI CÓ NHU CẦU CẦN NGHIÊN CỨU. ƯU ĐIỂM: TIẾT KIỆM ĐƯỢC CHI PHÍ. NHƯỢC ĐIỂM: ĐỘ TIN CẬY THẤP VÌ CHỈ PHẢN ÁNH TRẠNG THÁI HIỆN TƯỢNG TẠI THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH. 12
  13. ĐIỀU TRA TOÀN BỘ LÀ TIẾN HÀNH THU THẬP, GHI CHÉP DỮ LIỆU TRÊN TẤT CẢ CÁC ĐƠN VỊ CỦA TỔNG THỂ HIỆN TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ƯU ĐIỂM: CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ DỮ LIỆU CHO VIỆC NGHIÊN CỨU; ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC QUI MÔ, KHỐI LƯỢNG CỦA HIỆN TƯỢNG. NHƯỢC ĐIỂM: CHI PHÍ CAO, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHÓ KHĂN 13
  14. ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN BỘ LÀ TIẾN HÀNH GHI CHÉP, THU THẬP TÀI LIỆU BAN ĐẦU CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐƯỢC CHỌN RA TỪ TỔNG THỂ CHUNG CỦA HIỆN TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ƯU ĐIỂM: CHI PHÍ THẤP, ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ. NHƯỢC ĐIỂM: THIẾU TÍNH TOÀN DIỆN 14
  15. ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN BỘ  ĐIỀU TRA CHỌN MẪU: CHỈ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA TRÊN MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐƯỢC CHỌN RA TỪ TỔNG THỂ ĐIỀU TRA. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐƯỢC SUY RỘNG CHO TỔNG THỂ CHUNG. ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN ĐỂ THAY THẾ CHO ĐIỀU TRA TOÀN BỘ. 15
  16. ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN BỘ  ĐIỀU TRA TRỌNG ĐIỂM: CHỈ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA Ở BỘ PHẬN CHỦ YẾU NHẤT CỦA TỔNG THỂ CHUNG. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHÔNG ĐƯỢC SUY RỘNG CHO TỔNG THỂ CHUNG MÀ CHỈ GIÚP NHẬN THỨC ĐƯỢC TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỔNG THỂ CHUNG. 16
  17. ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN BỘ  ĐIỀU TRA CHUYÊN ĐỀ: LÀ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA TRÊN MỘT SỐ ÍT CÁC ĐƠN VỊ CỦA TỔNG THỂ ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG NGHIÊN CỨU. KẾT QUẢ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SUY RỘNG HOẶC LÀM CĂN CỨ ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HIỆN TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17
  18. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ (tt) CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU BAN ĐẦU: PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP 18
  19. PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP CÁN BỘ ĐIỀU TRA TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA, TRỰC TIẾP QUAN SÁT HAY HỎI ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA. ƯU ĐIỂM: THU THẬP ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN THEO NỘI DUNG ĐIỀU TRA VÀ CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC KHÁ CAO. NHƯỢC ĐIỂM: ĐÒI HỎI NHIỀU NHÂN LỰC, CHI PHÍ CAO. 19
  20. PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP CÁN BỘ ĐIỀU TRA THU THẬP TÀI LIỆU ĐIỀU TRA THÔNG QUA BẢN VIẾT CỦA ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA, QUA ĐIỆN THOẠI, THƯ TÍN, INTERNET HOẶC QUA SỔ SÁCH CÓ SẴN. ƯU ĐIỂM: CHI PHÍ THẤP NHƯỢC ĐIỂM: CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU KHÔNG CAO. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2