intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 4: Thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội (Năm 2022)

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 4: Thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: số tuyệt đối trong thống kê; số tương đối trong thống kê; số trung bình trong thống kê; nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 4: Thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội (Năm 2022)

  1. CHƯƠNG 4. THỐNG KÊ CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI Trường Đại học Thương Mại - Năm 2022
  2. NỘI DUNG 4.1 SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.4 NGHIÊN CỨU ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
  3. 4.1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của số tuyệt đối 4.1.1.1 Khái niệm - Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể 4.1.1.2 Ý nghĩa ✓ Có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế xã hội. ✓ Là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác 4.1.1.3 Đặc điểm 4.1.1.4 Đơn vị tính - Đơn vị tự nhiên - Đơn vị thời gian lao động - Đơn vị tiền tệ
  4. 4.1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.1.2 Các loại số tuyệt đối 4.1.2.1 Số tuyệt đối thời kỳ Là số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định • Đặc điểm ➢ Các số tuyệt đối thời của cùng một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau ➢ Các số tuyệt đối thời kỳ phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu
  5. 4.1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.1.2.1 Số tuyệt đối thời điểm Là số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định.  Đặc điểm ➢ Số tuyệt đối thời điểm: chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm nhất định ➢ Các số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu không thể cộng được với nhau.
  6. 4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.2.1 Khái niệm, ý nghĩa của số tương đối 4.2.1.1 Khái niệm: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu 4.2.1.2 Đặc điểm: - Là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê đã có. - Có gốc so sánh. - Hình thức biểu hiện là số lần, %, %o, hoặc đơn vị kép. 4.2.1.3 Ý nghĩa:
  7. 4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.2.2.Các loại số tương đối 4.2.2.1 Số tương đối động thái y Công thức tính: t đt = 1 y 0 Trong đó: y1 : Mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ cần so sánh) y0 : Mức độ kỳ gốc (kỳ lấy làm gốc so sánh) Số tương đối động thái được biểu hiện bằng lần hoặc %
  8. 4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.2.2.2 Số tương đối kế hoạch ❖Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: y t nv = kh y 0 ❖Số tương đối hoàn thành kế hoạch: 1 y t ht = y 1 kh ykh: Mức độ kỳ kế hoạch y1 : Mức độ đạt được y0 : Mức độ kỳ gốc
  9. 4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.2.2.3 Số tương đối kết cấu: yi di = .100 y i Trong đó: yi : Mức độ của từng bộ phận ∑yi : Mức độ của tổng thể 4.2.2.4 Số tương đối cường độ - Biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong một điều kiện lịch sử nhất định. - Đơn vị tính của số tương đối là đơn vị kép
  10. 4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.2.2.5 Số tương đối so sánh yA ts( A / B) = .100 yB Trong đó: yA: Mức độ hiện tượng địa điểm A yB: Mức độ hiện tượng địa điểm B Thieu as bộ phận và tổng thể
  11. 4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 4.2.3 Điều kiện vận dụng số tuyệt đối và số tương đối ➢Khi sử dụng số tuyệt đối & số tương đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. ➢Vận dụng một cách kết hợp hai loại chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối. ➢Phải đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong trường hợp tính số tương đối
  12. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.3.1 Khái niệm, ý nghĩa của số trung bình ❖ Khái niệm Là mức độ đại biểu (hay mức độ điển hình) theo một tiêu thức số lượng nào đó của hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. ❖ Đặc điểm ❖ Ý nghĩa
  13. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.3.2 Các loại số trung bình 4.3.2.1 Số trung bình cộng ▪ Số trung bình công giản đơn n x i Công thức tính: x= i =1 (1) n Trong đó: xi : là các lượng biến n : số đơn vị tổng thể ▪ Số trung bình cộng gia quyền n x f i x= i Công thức tính: i =1 n (2) f i =1 i fi: tần số (đơn vị trong từng tổ) còn được gọi là quyền số
  14. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ ❖ Trường hợp tài liệu phân tổ không có khoảng cách tổ ❖ Trường hợp tài liệu phân tổ có khoảng các tổ ❖ Trường hợp phân tổ có tổ mở ❖ Trường hợp tần số (fi) thể hiện dưới dạng tỷ trọng, ta có công thức tính n n x d x d i i i i x= i =1 n = i =1 (3) d i =1 i 100
  15. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.3.2.2 Số trung bình điều hoà ▪ Số trung bình điều hòa gia quyền - Trường hợp không có tài liệu về số đơn vị tổng thể x= M i 1  M (4) i x i - Trường hợp Mi thể hiện dưới dạng tỷ trọng (di) x=  d = 100 i  d  x (5) 1 d i i x i i ▪ Số trung bình điều hoà giản đơn M nM n x= i = = 1 1 1 (6)  M i M  x i x i x i
  16. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.3.2.3 Số trung bình nhân ▪ Số bình quân nhân giản đơn x = n x1 x2 ...xn Trong đó: xi : là các lượng biến n: số đơn vị tổng thể ▪ Số bình quân nhân gia quyền fi x= x f ... x 1 1 n fn Trong đó: fi: số tốc độ phát triển liên hoàn ∑ fi = n
  17. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.3.2.4 Mốt (Mode) ▪ Đối với dãy số lượng biến không phân tổ Mốt là lượng biến có tần số lớn nhất ▪ Đối với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ - Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ đều f 2 − f1 M = xmin + h ( f − f ) + ( f − f ) 0 2 1 2 3 xmin : Giới hạn dưới của tổ chứa mốt h : Trị số khoảng cách tổ chứa mốt f2 : Tần số của tổ chứa mốt f1 : Tần số của tổ đứng trước tổ chứa mốt f3 : Tần số của tổ đứng sau tổ chứa mốt
  18. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ - Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều m2 − m1 M = xmin + h ( − ) + ( − ) 0 m2 m1 m2 m3 m: mật độ phân phối (m=f/h) xmin : Giới hạn dưới của tổ chứa mốt h : Trị số khoảng cách tổ chứa mốt m2 : mật độ phân phối của tổ chứa mốt m1 : mật độ phân phối của tổ đứng liền trước tổ chứa mốt m3 : mật độ phân phối của tổ đứng liền sau tổ chứa mốt
  19. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.3.2.5 Trung vị (Median) ▪ Trường hợp tài liệu không phân tổ - Nếu số đơn vị tổng thể là lẻ thì trung vị là lượng biến của đơn vị đứng vị trí chính giữa - Nếu số đơn vị tổng thể là chẵn thì trung vị là số trung bình cộng của hai mức độ chính giữa tổng thể ▪ Trường hợp tài liệu phân tổ f −S 2 Me= x min +h fM e Trong đó: xmin : Giới hạn dưới của tổ có số trung vị h : Trị số khoảng cách tổ có số trung vị fMe : tần số của tổ số trung vị S : tần số tích lũy của tổ đứng trước tổ có số trung vị ∑fi :Tổng các tần số của dãy số lượng biến
  20. 4.3 SỐ TRUNG BÌNH TRONG THỐNG KÊ 4.3.3 Điều kiện vận dụng số trung bình ▪ Số trung bình phải được tính ra từ tổng thể đồng chất. ▪ Số trung bình cần vận dụng kết hợp với các số trung bình tổ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1