intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã đề 197 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN SINH HỌC - KHỐI 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh: ..........................................................Số báo danh: .............................. PHẦN I. Từ câu 1 đến câu 18, ở mỗi câu, học sinh chọn 1 phương án đúng nhất (0,25đ/câu) Câu 1. Phân tử mRNA có đặc điểm cấu trúc như thế nào? A. Mạch kép, dạng vòng, gồm bốn loại đơn phân A, T, G, C. B. Mạch kép, gồm bốn loại đơn phân A, T, G, C. C. Mạch đơn, dạng thẳng, gồm bốn loại đơn phân A, U, G, C. D. Mạch đơn, gồm bốn loại đơn phân A, U, G, C. Câu 2. Nhiều bộ ba khác nhau có thể mã hóa cho cùng 1 loại amino acid là đặc tính gì của mã di truyền? A. Tính phổ biến. B. Tính biến hóa. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hóa. Câu 3. Qua sơ đồ hình 1.14, em hãy cho biết quá trình nào sẽ giúp đặc tính di truyền của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể? A. Phiên mã. B. Tái bản. C. Phiên mã ngược. D. Dịch mã. Câu 4. "Sinh vật biến đổi gen" (Genetically Modified Organism – GMO) là sinh vật chứa hệ gen bị thay đổi bằng kỹ thuật chuyển gen. Vì sao việc sử dụng những sinh vật biến đổi gen (GMOs) cần phải được kiểm soát chặt chẽ? A. Vì tất cả GMOs đều gây hại cho sức khỏe. B. Vì cần đánh giá đầy đủ các tác động tiềm ẩn đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. C. Vì GMOs luôn có giá thành cao hơn so với sản phẩm truyền thống. D. Vì GMOs không có lợi ích gì so với sản phẩm truyền thống. Câu 5. Trong phép lai ở cây đậu Hà Lan, tính trạng màu hoa do một gene gồm 2 allele (A, a) quy định, trội lặn hoàn toàn. Nếu A quy định kiểu hình hoa tím thì kiểu gen aa quy định kiểu hình tương ứng là gì? A. Hoa trắng. B. Thân cao. C. Hạt nhăn. D. Hạt xanh. Câu 6. Đối tượng chủ yếu được Morgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gene, hoán vị gene và di truyền liên kết với giới tính là gì? A. Đậu hà lan. B. Ruồi giấm. C. Vi khuẩn E.coli. D. Chuột nhảy. Câu 7. Phép lai: Aa x Aa cho tỉ lệ kiểu gene là dãy số nào? A. 1:2:1 B. 3:1 C. 1:1 D. 1:1:1:1 Ab Câu 8. Cơ thể có kiểu gen hoán vị với tần số 30%. Trong quá trình giảm phân, không có xảy ra đột aB biến. Theo lý thuyết, tần số giao tử AB là bao nhiêu? A. 70% B. 35% C. 15% D. 30% Trang 1/4 mã đề 197
  2. Câu 9. Vì sao ở người, tỉ lệ giới tính xấp xỉ là (1:1)? A. Vì hợp tử được tạo thành do 1 trứng kết hợp 1 tinh trùng. B. Vì sức sống của các giao tử đực khác với giao từ cái. C. Vì cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau. D. Vì số tinh trùng được tạo ra bằng với số trứng. Câu 10. Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt; allele D quy định mắt đỏ trội hoàn 𝐴𝐵 𝐴𝐵 toàn so với allele d quy định mắt trắng. Phép lai P: 𝑎𝑏 𝑋 𝐷 𝑋 𝑑 × 𝑎𝑏 𝑋 𝐷 𝑌thu được F1 có 5,125% cá thể có kiểu hình lặn về 3 tính trạng. Theo lý thuyết, số cá thể cái dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gene ở F1 chiếm tỉ lệ: A. 28,25%. B. 14,75%. C. 10,25%. D. 25,00%. Câu 11. Ở chuột nhảy (Meriones unguiculatus), với hai cặp gene không allele thuộc 2 nhiễm sắc thể khác nhau cùng quy định màu sắc lông chuột: A quy định lông đen, a quy định lông nâu, B giúp tích trữ sắc tố, b không tích trữ sắc tố nên lông trắng. (A-B-: lông đen, aaB-: lông nâu, A-bb: lông trắng). Cho lai chuột lông đen dị 2 cặp với nhau: AaBb x AaBb, ta thu được tỷ lệ kiểu hình đời con như thế nào? Biết rằng không có xảy ra đột biến, không có cá thể chết. A. 3 lông đen: 1 lông trắng. B. 9 lông đen, 3 lông nâu, 3 lông trắng. C. 1 lông đen: 3 lông trắng. D. 9 lông đen, 3 lông nâu, 4 lông trắng. Câu 12. Nội dung nào là đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân ở sinh vật nhân thực? A. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến. B. Không được phân phối đều cho các tế bào con. C. Luôn tồn tại thành từng cặp allele. D. Chỉ mã hóa cho ra các loại protein để tham gia cấu trúc NST. Câu 13. Phép lai nào sau đây đã giúp Correns phát hiện ra sự di truyền của gene ngoài nhân? A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích. C. Lai tế bào. D. Lai cận huyết. Câu 14. Kết quả nào sau đây không đúng với thí nghiệm của Correns? A. ♀ Lá trắng x ♂ Lá xanh  100% Lá trắng. B. ♀ Lá xanh x ♂ Lá khảm 100% Lá xanh. C. ♀ Lá xanh x ♂ Lá xanh  100% Lá xanh. D. ♀ Lá xanh x ♂ Lá trắng  100% Lá trắng. Câu 15. Ngày nay, một số người phụ nữ mắc bệnh di truyền do gen ở tế bào chất, họ muốn sinh con không bị các bệnh này. Biện pháp nào giúp con của họ sinh ra bình thường? A. Tách nhân khỏi tế bào trứng người mẹ, sau đó cho nhân thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của bố. B. Tách nhân khỏi tế bào trứng người mẹ, đưa nhân đó vào tế bào trứng khác đã loại bỏ nhân, sau đó thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của bố. C. Loại bỏ gene bệnh ở tế bào chất của mẹ ra khỏi tế bào trứng, sau đó cho thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của bố. D. Tách nhân khỏi tế bào trứng người mẹ, đưa nhân đó vào tế bào trứng khác đã loại bỏ nhân và không bị bệnh di truyền do gen ở tế bào chất, sau đó thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của bố. Câu 16. Kiểu hình sinh vật là kết quả tương tác của các yếu tố, quá trình nào? A. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. B. Quá trình phát sinh đột biến. C. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái. D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp. Câu 17. Mức phản ứng là gì? A. Là khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường. B. Là mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau. C. Là tập hợp các kiểu hình có thể có của một kiểu gene trong điều kiện môi trường khác nhau. D. Là khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường. Trang 2/4 mã đề 197
  3. Câu 18. Một nhóm học sinh đem trồng một giống hoa cẩm tú cầu vào các chậu đất khác nhau. Ở mỗi chậu thí nghiệm, nhóm học sinh sử dụng nước cốt chanh hoặc nước xà phòng để làm khác độ pH của đất. Kết quả thí nghiệm được tóm tắt như trong bảng. Tuy nhiên ở chậu 1,3,5 các bạn chưa kịp ghi màu. Chậu 1 2 3 4 5 Độ pH đất 5 5,5 6 6,5 7 Màu hoa ? Xanh tím ? Tím hồng ? Em hãy cho biết màu hoa chậu 1,3,5 lần lượt có thể là màu gì? A. Hồng – Xanh – Tím. B. Tím – Xanh – Hồng. C. Tím – Hồng – Xanh. D. Xanh – Tím – Hồng. PHẦN II. Từ câu 1 đến câu 4, trong mỗi ý a), b), c), d), học sinh chọn ĐÚNG hoặc SAI (0,25đ/ý). Câu 1. Với các nhận định về di truyền sau đây, em hãy cho biết nhận định nào đúng, sai: a) Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene aaBb giảm phân bình thường tạo ra 3 loại giao tử. 𝐴𝑎 b) Kiểu gene là viết không đúng. 𝐵𝑏 c) Cặp NST giới tính của gà mái là ZZ, gà trống là ZW. d) Ở người, kiểu gene IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gene IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gene IAIB quy định nhóm máu AB. Gene allele IO là lặn còn IA, IB là những gene allele đồng trội. Câu 2. Năm 1909, Correns đã tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), kết quả như bảng sau: Phép lai thuận Phép lai nghịch P: ♀ Cây lá khảm x ♂ Cây lá xanh P: ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá khảm F1: 100% cây lá khảm F1: 100% cây lá xanh Với kết quả thí nghiệm như trên, trong các nhận định dưới đây, nhận định nào sai, đúng? a) Kết quả của phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch. b) Tính trạng màu lá do gene ngoài nhân quy định. c) Gene ngoài nhân thường tồn tai thành từng cặp allele. d) Nếu lấy cây lá khảm F1 ở phép lai thuận lai với nhau được đời con 3 lá khảm :1 lá xanh Câu 3. Em hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Thằn lằn sau khi bị đứt đuôi có thể tái sinh đuôi mới là hiện tượng thường biến. b) Xử lí cá rô phi bằng hormone 17 α methyltestosteron ở giai đoạn cá bột, cá sẽ có biểu hiện kiểu hình là con đực là một trong những ứng dụng điều hòa biểu hiện gen trong nông nghiệp. c) Giống lúa ST25 thế hệ mới có năng suất trung bình là 6,5 – 7,5 tấn/ha/vụ, nhưng khi có kỹ thuật canh tác tốt (đúng mùa vụ, nước tưới, phân bón cân đối,..) có thể đạt 10 tấn/ha/vụ, đây là ứng dụng thực tiễn về mức phản ứng của kiểu gen. d) Khi ta di chuyển từ đồng bằng lên vùng núi, hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng lên. Đây là thường biến. Câu 4. Nói về một số ứng dụng của giải mã hệ gen người, các nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Y học là lĩnh vực giúp xác định danh tính nạn nhân trong các vụ tai nạn, vụ án hình sự. b) Việc sử dụng trình tự DNA ti thể từ các mẫu xương, răng, máu phục vụ cho việc giám định mối quan hệ huyết thống giữa các liệt sĩ với thân nhân là ứng dụng của giải mã hệ gen người ở lĩnh vực giám định pháp y và khoa học hình sự. c) Protein đặc trưng trong tế bào ung thư vú là EGFR. Trang 3/4 mã đề 197
  4. d) Ứng dụng nghiên cứu sự phát triển cá thế, cơ chế gây bệnh di truyền ở người, người ta đã thiết kế các chip DNA, "Lab-on-a-chip" giúp phân tích được sự biểu hiện của nhiều gene ở người trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển cá thể. PHẦN III. Từ câu 1 đến câu 6, học sinh điền và tô kết quả mỗi câu vào các ô của mẫu phiếu làm bài. Câu 1. Quan sát sơ đồ đoạn DNA ở bên, em hãy cho biết sơ đồ thể hiện được bao nhiêu liên kết hydrogen? Câu 2. Ở đậu hà lan, bộ NST 2n=14, tế bào sinh dưỡng thể ba của loài này có thể có bao nhiêu chiếc NST? Câu 3. Hãy sắp xếp trình tự 4 nội dung dưới đây cho phù hợp với hình mô tả thí nghiệm ở thỏ himalaya. 1. Cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá. 2. Tuy nhiên, khi nuôi ở nhiệt độ môi trường bằng hoặc lớn hơn 30°C thì cả cơ thể có lông hoàn toàn trắng. 3. Nuôi ở nhiệt độ môi trường 25°C hoặc thấp hơn thì đuôi, tai, đầu các chi và mõm màu đen còn toàn thân có lông màu trắng. 4. Tại vị trí này, lông mọc lên có màu đen. Câu 4. Ở ruồi giấm, tính trạng râu ngắn trội so với râu dài, mắt đỏ hạt dẻ trội so với mắt đỏ, hai cặp gene này cùng nằm trên một cập nhiễm sắc thể và cách nhau 16,5 cM. Tần số hoán vị của 2 gen trên ở ruồi giấm cái tính theo lý thuyết có thể là bao nhiêu phần %? (chỉ trả lời số, không cần kèm %) Câu 5. Ở một loài động vật, gene quy định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, gene chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường, gene kháng thuốc nằm trong ti thể. Chuyển nhân từ tế bào một con đực A lông vàng, chân cao, không kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh thì cơ thể này có đặc điểm như thế nào về: giới tính, màu lông, chiều cao chân, khả năng kháng thuốc? (liệt kê đặc điểm cơ thể C bằng ký tự số phía trước và sắp xếp thành dãy số từ nhỏ đến lớn) (1). Đực (2). Cái (3). Lông vàng (4). Lông đỏ (5). Chân cao (6). Chân thấp (7). Kháng thuốc (8). Không kháng thuốc Câu 6. Một người đàn ông mang đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa một NST thuộc cặp số 4 và một NST thuộc cặp số 12. Anh kết hôn với người phụ nữ có bộ NST bình thường. Họ dự định sinh con nên đến gặp bác sĩ tư vấn di truyền và biết quá trình đột biến không ảnh hưởng đến sức sống của các giao tử, hợp tử. Theo lí thuyết, xác suất họ sinh ra một người con trai bình thường là bao nhiêu? (trả lời số thập phân, làm tròn lấy 2 chữ số lẻ). ------HẾT------ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, thí sinh không được sử dụng tài liệu). Trang 4/4 mã đề 197
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2