Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
BÀI TOÁN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BẮN TÊN LỬA<br />
Lương Việt Hoa1*, Lê Kỳ Biên2, Trần Quang Huy1, Trịnh Anh Minh1, Phạm Vĩnh Tuệ1<br />
Tóm tắt: Trong bài báo các tác giả trình bày lý thuyết và kết quả giải bài toán “Tính số<br />
tên lửa phân phối đến mục tiêu để đảm bảo sát thương mục tiêu với giá trị xác suất cho trước<br />
(0,6 hoặc 0,8)” cho mẫu chế thử КУ163Ц.<br />
Từ khóa: Tên lửa, КАCУ, Xác suất, Giải thuật.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Nghiên cứu làm chủ thiết kế, các thuật toán và phần mềm của hệ thống tự động điều<br />
khiển phóng tên lửa trên tàu (КАCУ 3P-60УЭ), chế thử thiết bị xử lý trung tâm theo mẫu<br />
КУ163Ц nhằm phục vụ công tác đảm bảo kỹ thuật, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và tạo<br />
tiền đề KHCN để triển khai đề án chế tạo tên lửa đối hải tầm trung. Trong hệ thống điều<br />
khiển bắn КАCУ có bài toán đánh giá hiệu quả bắn: “Tính số tên lửa phân phối đến mục<br />
tiêu để đảm bảo sát thương mục tiêu với giá trị xác suất cho trước (0,6 hoặc 0,8)”. Bài toán<br />
đánh giá hiệu quả bắn tên lửa là công việc nhằm xác định khả năng hoàn thành nhiệm vụ<br />
được giao trên cơ sở phân tích các điều kiện bắn và tác động của tên lửa đối với mục tiêu,<br />
là hoạt động không thể thiếu trong trong giai đoạn chuẩn bị trước khi phóng, làm cơ sở<br />
cho người chỉ huy hạ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ với chi phí ít nhất. Kết quả đánh giá<br />
được thể hiện thông qua các chỉ số hiệu quả với các điều kiện cho trước như: xác suất sát<br />
thương mục tiêu; xác suất sát thương mục tiêu không nhỏ hơn giá trị cho trước; kì vọng số<br />
mục tiêu bị sát thương; kì vọng sự thiệt hại của mục tiêu.<br />
2. XÁC SUẤT SÁT THƯƠNG MỤC TIÊU<br />
Khả năng sát thương mục tiêu của tên lửa phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năng tên lửa<br />
trúng mục tiêu và mức độ tổn thương do tên lửa trúng gây ra cho mục tiêu. Như vậy, để<br />
tính xác suất sát thương mục tiêu khi bắn tên lửa cần phải xác định được xác suất trúng<br />
đích của từng tên lửa và biết quy luật sát thương mục tiêu đã cho. Thực tế thường tiến<br />
hành bắn loạt n tên lửa và mức độ tổn thương của mục tiêu được đặc trưng bởi quy luật sát<br />
thương có điều kiện G(m). Xác suất sát thương mục tiêu được xác định theo [1].<br />
n<br />
W Pm,n G (m) (1)<br />
m0<br />
Trong đó: Pm,n là xác suất có m tên lửa trúng đích khi bắn n tên lửa.<br />
G(m) là xác suất sát thương mục tiêu khi có m tên lửa trúng.<br />
Giá trị Pm,n phụ thuộc vào các yếu tố như độ tản mát tên lửa, kích thước mục tiêu và<br />
hiệu quả chống trả của đối phương. Nếu các lần phóng tên lửa là độc lập và xác suất trúng<br />
đích của mỗi tên lửa trong số n tên lửa là như nhau, ta có thể xác định Pm,n theo biểu thức<br />
của định lý riêng về sự lặp lại của các sự kiện trong các điều kiện như nhau n (biểu thức<br />
Bernoulli – [4]).<br />
n!<br />
Pm ,n Cnm . p m .q n m . p m .q n m (2)<br />
m ! n m !<br />
Trong đó: p là xác suất tên lửa trúng mục tiêu khi phóng đơn.<br />
q là xác suất tên lửa không trúng mục tiêu khi phóng đơn.<br />
Giá trị xác suất sát thương mục tiêu có điều kiện (luật sát thương giả định) G(m) được<br />
xác định bởi sức sống của mục tiêu, sức công phá của tên lửa và đặc tính phân bố các điểm<br />
trúng đích trên mục tiêu. Đối với mỗi loại mục tiêu và kiểu tên lửa sẽ có quy luật sát<br />
thương riêng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 3<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Theo [2] với quy luật sát thương dạng hàm mũ, khi số tên lửa trúng mục tiêu tăng thì<br />
khả năng sát thương mục tiêu tăng lên và được xác định theo biểu thức:<br />
m<br />
1<br />
G ( m) 1 1 (3)<br />
<br />
Trong đó: là kỳ vọng số tên lửa trúng đích để sát thương mục tiêu, phụ thuộc vào<br />
tính chất mục tiêu và tính năng của từng loại tên lửa. Giá trị của một số tên lửa đối hải<br />
đối với các dạng mục tiêu được thống kê trong bảng 1.<br />
Bảng1. Giá trị của một số tên lửa đối hải đối với một số mục tiêu[3].<br />
Kiểu loại tên lửa đối hải<br />
Lượng dãn P-15U,<br />
Lớp tàu X - 35 YAKHONT<br />
nước (tấn) P-21, P22<br />
<br />
20000 2,2 3,0 3,0<br />
Tuần dương 15000 2,0 3,0 3,0<br />
5000 1,5 2,7 2,7<br />
Khu trục 3500 1,2 2,7 2,7<br />
3500 1,2 1,6 1,6<br />
Fregat 1200 1,0 1,6 1,6<br />
Tàu quét thủy 600 1,0 1,0 1,0<br />
lôi,<br />
Xuồng TL, Ngư 300 - 400 1,0 1,0 1,0<br />
lôi 150 - 200 1,0 1,0 1,0<br />
dưới 20000 1,0 2,7 2,7<br />
Tàu vận tải trên 20000 1,2 3,0 3,0<br />
dưới 20000 1,0 1,0 1,0<br />
Tàu dầu trên 20000 1,2 1,0 1,0<br />
dưới 1500 1,0 1,0 1,0<br />
Tàu đổ bộ<br />
1500 - 5000 1,8 1,6 1,6<br />
trên 5000 2,2 2,7 2,7<br />
Từ biểu thức 1 và 3 ta có:<br />
n 1 m <br />
W Pm ,n 1 1 <br />
m 0 <br />
Biến đổi ta có:<br />
m<br />
n 1<br />
n<br />
W Pm ,n Pm ,n 1 <br />
m 0 m 0 <br />
m<br />
n 1 n m<br />
W 1 Cmn p m 1 1 p <br />
m0 <br />
n<br />
1 <br />
1 p 1 1 p <br />
<br />
<br />
<br />
4 L. V. Hoa, L. K. Biên, T. Q. Huy,…“Bài toán đánh giá hiệu quả bắn tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Cuối cùng, nhận được:<br />
n<br />
p<br />
W 1 1 (4)<br />
<br />
Trong đó: p là xác suất tên lửa trúng mục tiêu khi phóng đơn.<br />
là kỳ vọng số tên lửa trúng đích để sát thương mục tiêu.<br />
n là số tên lửa.<br />
Nếu xác suất trúng đích của các tên lửa khác nhau, ta có:<br />
n<br />
p <br />
W 1 1 i (5)<br />
1<br />
<br />
Trong đó, pi xác suất trung mục tiêu của tên lửa thứ i trong loạt bắn<br />
Nếu coi mỗi yếu tố: Khả năng chọn, bắt mục của thiết bị tự dẫn trên tên lửa, khả<br />
năng điều khiển tên lửa trong giai đoạn tự dẫn, khả năng phòng không của đối phương là<br />
những sự kiện độc lập và được đặc trưng bằng một giá trị xác suất xác định, thì sự kiện tên<br />
lửa rơi trúng mục tiêu cần sát thương xảy ra khi tất cả các sự kiện trên đồng thời xảy ra.<br />
Ứng dụng định lý nhân xác suất của những sự kiện độc lập ta có thể biểu diễn xác suất tên<br />
lửa rơi trúng mục tiêu theo biểu thức 5.1.<br />
P Pch .Pb .Ptd .Q kt .Q Pk (5’)<br />
Trong đó:<br />
- Pch là xác suất sự kiện thiết bị tự dẫn trên tên lửa chọn đúng mục tiêu;<br />
- Pb là xác suất thiết bị tự dẫn trên tên lửa bắt được mục tiêu đã chọn;<br />
- Ptd là xác suất tên lửa được điều khiển rơi đúng mục tiêu trong giai đoạn tự dẫn;<br />
- Qkt là xác suất không hỏng về mặt kĩ thuật (xác suất hoạt động tin cậy) của các<br />
thiết bị trên tên lửa;<br />
- Qpk là xác suất tên lửa không bị tiêu diệt bởi hoả lực phòng không và các phương<br />
tiện tác chiến điện tử của đối phương;<br />
<br />
3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG TRẢ TÊN LỬA ĐỐI HẢI<br />
CỦA ĐỐI PHƯƠNG<br />
Theo lí thuyết xác suất, khả năng diệt tên lửa đối hải của đối phương được đánh giá<br />
thông qua giá trị xác suất sự kiện tên lửa đối hải bị tiêu diệt bởi hoả lực phòng không<br />
(PPK). Nên khả năng tên lửa không bị tiêu diệt (khả năng tên lửa được bảo tồn) bởi hỏa lực<br />
phòng không của đối phương được đánh giá thông qua giá trị xác suất sự kiện tên lửa<br />
không bị tiêu diệt bởi hỏa lực phòng không (QPK) và được xác định theo công thức 6.<br />
QPK 1 P PK (6)<br />
Nếu coi các sự kiện tên lửa bị tiêu diệt bởi các hỏa lực pháo phòng không, tên lửa<br />
phòng không và các phương tiện tác chiến điện tử là độc lập, thì xác suất tên lửa không bị<br />
tiêu diệt bởi hỏa lực phòng không của đối phương được xác định theo biểu thức 7.<br />
QPK QPPK .QTLPK .Qnh (7)<br />
Trong đó: QPPK là xác suất tên lửa không bị tiêu diệt bởi pháo phòng không và được<br />
tính toán qua biểu thức:<br />
k <br />
QPPK (n) exp PPKi (8)<br />
i 1 n <br />
k là số lượng tàu của đối phương sử dụng phương tiện pháo phòng không để chống trả<br />
tên lửa đối hải ; n là số tên lửa trong loạt phóng; µ PPKi là kỳ vọng sát thương tên lửa bởi<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 5<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
pháo phòng không của tàu thứ i trong đội hình đối phương tham gia chống trả tên lửa.<br />
Thực nghiệm thống kê kỳ vọng sát thương tên lửa của một số pháo phòng không trong<br />
bảng 2 và 3.<br />
Bảng 2. Kỳ vọng sát thương tên lửa của một số pháo phòng không [3].<br />
Kiểu loại PPK, số nòng x cỡ Kiểu loại TLĐH<br />
nòng/chiều dài nòng P20, P21 URAN MOSKIT YAKHONT<br />
МК-42, 1 x 127/54 0,20 0,1 — —<br />
МК-45, 1 x 127/54 0,16 0,1 — —<br />
МК-8, 1 x 114/54 0,17 — — —<br />
L60, 1 x 100/60 0,22 — — —<br />
МК-75, 1 x 76/52 0,19 0,1 — —<br />
SAK-57 L70, 1 x 57 0,12 — — —<br />
МК-20, 20mm 0,04 — — —<br />
L70, 40/70 “BOSFOS” 0,02 — — —<br />
EX-83, 30/70 1,20 0,1 0,1 0,1<br />
МК-15, 6 x 20/76 1,05 0,1 0,1 0,1<br />
GOALKEEPER 30mm 7 nòng 1,20 — — —<br />
SEA GUARD 25mm 4 nòng 1,21 — — —<br />
AORDO 40mm 2 nòng 0,25 — — —<br />
SAMOS 30mm 7 nòng 1,20 — — —<br />
<br />
Bảng 3. Kỳ vọng sát thương tên lửa của pháo phòng không trên một số dạng tàu[3].<br />
Tuần dương kiểu “Boston” 0,65<br />
Tuần dương kiểu “Halveston” 0,80<br />
Tuần dương kiểu “Klivland” 0,90<br />
Khu trục kiểu “Ch. Adams” 0,60<br />
Khu trục kiểu “Gihling” 0,40<br />
Khu trục kiểu “Culse” 0,45<br />
Fregat kiểu “Dili” 0,30<br />
QTLPK là xác suất tên lửa không bị tiêu diệt bởi tên lửa phòng không và được tính toán<br />
qua biểu thức 9.<br />
k TLPKi <br />
QTLPK (n) exp (9)<br />
1 n <br />
k là số lượng tàu của đối phương sử dụng tên lửa phòng không để chống trả tên lửa đối<br />
hải;<br />
n là số tên lửa trong loạt phóng;<br />
µTLPKi kỳ vọng sát thương tên lửa đối hải của một tổ hợp tên lửa phòng không.<br />
Qua thực nghiệm kỳ vọng sát thương tên lửa đối hải của một số tổ hợp tên lửa phòng<br />
không được thống kê trong bảng 4.<br />
<br />
<br />
6 L. V. Hoa, L. K. Biên, T. Q. Huy,…“Bài toán đánh giá hiệu quả bắn tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 4. Tiềm năng sát thương tên lửa đối hải của một số TLPK [3].<br />
Kiểu loại THTLPK Kiểu loại TLĐH<br />
URAN-E MOSKIT YAKHONT<br />
Standard-2ER RIM-67C 1,1 0,25 0,25<br />
Standard RIM-67A 0,8 0,1 0,1<br />
Standard -TARTAR RIM-<br />
1,0 0,35 0,35<br />
66C<br />
Sea Slug МК -2 0,6 0,2 0,2<br />
Sea Dart 0,5 0,6 0,6<br />
Standard-Aegic RIM -66C 1,6 0,5 0,5<br />
Sea Wolf 0,9 0,8 0,8<br />
Sea Sparrow RIM-7H 0,3 0,3 0,3<br />
<br />
Qnh là xác suất tên lửa không bị nhiễu bởi các phương tiện tác chiến điện tử của đối<br />
phương theo công thức 10.<br />
k (10)<br />
Q nh ( n ) exp - nhi <br />
i 1 n <br />
Trong đó: k là số lượng tàu của đối phương sử dụng các phương tiện tác chiến điện<br />
tử;<br />
nhi là kỳ vọng số tên lửa đối hải có thiết bị tự dẫn bị chế áp, phụ thuộc<br />
vào kiểu loại tàu cụ thể;<br />
Từ các biểu thức 7 ÷ 10 ta có:<br />
k TLPKi nhi <br />
QPK (n) exp PPKi <br />
1 n (11)<br />
Theo thống kê, kỳ vọng số tên lửa đối hải có thiết bị tự dẫn bị đối phương chế áp tương<br />
ứng với các dạng tàu như sau:<br />
- Đối với tuần dương µnh= 0,4 ÷ 0,5.<br />
- Đối với khu trục µnh = 0,3 ÷ 0,4.<br />
- Đối với fregat, hộ vệ µnh = 0,1 ÷ 0,2.<br />
4. BÀI TOÁN<br />
Giả sử có k mục tiêu cần tiến công, nếu cho trước giá trị xác suất yêu cầu sát thương<br />
đối với từng mục tiêu (0,6 hoặc 0,8), bài toán đặt ra là tính số tên lửa phân phối đến từng<br />
mục tiêu để sát thương với xác suất không nhỏ hơn giá trị cho trước đối với mục tiêu đó.<br />
Để giải bài toán cần có các dữ liệu về mục tiêu<br />
+ Cự ly, phương vị đến các mục tiêu<br />
+ Kiểu loại các mục tiêu<br />
+ Giá trị xác suất sát thương mục tiêu cho trước đối với từng mục tiêu WYC (0,6 hoặc 0,8).<br />
5. THUẬT TOÁN GIẢI<br />
Thay WYC vào biểu thức (5), ta có:<br />
m<br />
p (12)<br />
1 WYC 1 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 7<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
p<br />
Lấy logarit (12): ln(1 WYC ) m.ln 1 (13)<br />
<br />
Từ (13) ta nhận được số tên lửa cần thiết để sát thương mục tiêu với xác suất cho trước<br />
được xác định theo biểu thức:<br />
ln(1- WYC )<br />
m (14)<br />
p<br />
ln 1- <br />
<br />
Trên cơ sở các dữ liệu đầu vào, áp dụng các công thức (12) ÷ (14) ta có các bước giải<br />
bài toán như sau:<br />
- Bước 1: Tính xác suất trúng từng mục tiêu của tên lửa theo biểu thức 5 khi chưa<br />
tính đến khả năng phòng không của đối phương;<br />
- Bước 2: Tính khả năng bảo tồn của tên lửa bởi hỏa lực phòng không của đối<br />
phương theo biểu thức 11;<br />
- Bước 3: Xác định số tên lửa trung bình cần thiết trúng đích để sát thương từng<br />
mục tiêu theo biểu thức 14;<br />
- Bước 4: Xác định số tên lửa phân phối cho từng mục tiêu được chỉ định. Từ<br />
phân tích trên ta có lưu đồ thuật toán giải sau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lưu đồ thuật toán giải bài toán trong КАCУ.<br />
Trong đó Δdij là khoảng cách giữa hai mục tiêu được dùng để chọn Pch theo bảng dưới đây:<br />
Giá trị xác suất (Pch)<br />
Khoảng cách hai mục tiêu<br />
Mục tiêu chỉ định Mục tiêu bên cạnh<br />
Trên 25 liên 1 0<br />
Từ 20 đến 25 liên 0,9 0,1<br />
Từ 15 đến 20 liên 0,8 0,2<br />
Dưới 15 liên 0,6 0,4<br />
<br />
<br />
8 L. V. Hoa, L. K. Biên, T. Q. Huy,…“Bài toán đánh giá hiệu quả bắn tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
6. KẾT LUẬN<br />
<br />
Trên đây là kết quả thuật toán tính số tên lửa phân phối đến mục tiêu để đảm bảo sát<br />
thương mục tiêu với giá trị xác suất cho trước. Thuật toán đã được áp dụng trong thiết bị<br />
xử lý trung tâm theo mẫu КУ163Ц.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Lê Tuấn Khang, Hồ Quang Đạo, “Chiến thuật tàu mặt nước”, Học viện Hải quân,<br />
(1999).<br />
[2]. Nguyễn Văn Đạt, “Bộ khí tài tên lửa P-15”, tập V, Học viện Hải quân, (1997).<br />
[3]. Đặng Văn Khuyến, Phạm Quang Hiếu, “Sử dụng chiến chiến đấu đối với tên lửa trên<br />
tàu hải quân”, Học viện Hải quân, (1998).<br />
[4]. Nguyễn Xuân Viên, “Lý thuyết xác suất”, Học viện Kỹ thuật quân sự (1998).<br />
<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATING THE KILL PROBABILITY OF ANTISHIP MISSILES<br />
<br />
This paper presented the theory and solution of the task “Computing the number<br />
of missiles distributed to target in order to achieve given target kill probability (0.6<br />
or 0.8)”.<br />
Keywords: Missile, КАCУ, Probability, Algorithms.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 08 tháng 4 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 6 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 6 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Tên lửa -Viện KH-CNQS; *Email: hoaluongviet@gmail.com;<br />
2<br />
Viện Điện tử - Viện KH-CNQS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 9<br />