Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG ĐỘNG TRONG CÁP HÀNG CỦA CẦN TRỤC TRÊN HỆ CẦN TRỤC - PHAO NỔI"
lượt xem 7
download
Tóm tắt: Báo cáo trình bày tóm tắt những kết quả nghiên cứu đã đạt được khi tiến hành thực nghiệm để xác định lực căng động trong cáp hàng của cần trục trên hệ cần trục - phao nổi khi cần trục tiến hành quá trình nâng, hạ hàng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG ĐỘNG TRONG CÁP HÀNG CỦA CẦN TRỤC TRÊN HỆ CẦN TRỤC - PHAO NỔI"
- NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG ĐỘNG TRONG CÁP HÀNG CỦA CẦN TRỤC TRÊN HỆ CẦN TRỤC - PHAO NỔI PGS. TS. NGUYỄN VĂN VỊNH ThS. NGUYỄN HỮU CHÍ KS. NGUYỄN NGỌC TRUNG Bộ môn Máy Xây dựng & Xếp dỡ Khoa Cơ khí Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Báo cáo trình bày tóm tắt những kết quả nghiên cứu đã đạt được khi tiến hành thực nghiệm để xác định lực căng động trong cáp hàng của cần trục trên hệ cần trục - phao nổi khi cần trục tiến hành quá trình nâng, hạ hàng Summary: The report briefly presents the research results which has been achieved during conduction of the experiments in order to determine the tension force in cable systems of the floating crane when the crane carry out the process of lifting and landing load. CT 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để tính toán thiết kế hệ cần trục - phao nổi nói chung, tính toán ổn định hệ cần trục - phao nổi theo quan điểm động lực học nói riêng, người ta phải xác định được lực căng động trong cáp hàng bằng cả tính toán lý thuyết và thực nghiệm. Từ đó có thể xây dựng được cơ sở khoa học cho việc lắp ghép cần trục lên phao nổi thành hệ cần trục - phao nổi phục vụ công tác bốc xếp hàng hóa hoặc thi công các công trình giao thông ở vùng đồng bằng Nam bộ đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Bài báo này giới thiệu các kết quả thu được của các tác giả khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định lực căng động trong cáp hàng của cần trục. II. NỘI DUNG Hệ cần trục - phao nổi mà chúng tôi tiến hành đo đạc thực nghiệm thể hiện trên hình 1. Người ta đặt một cần trục bánh lốp lên trên một sà lan có tải trọng lớn, sau đó tiến hành “liên kết cứng” cần trục xuống sàn của sà lan để cần trục và sà lan tạo thành một khối thống nhất khi cần trục tiến hành các thao tác làm việc như nâng, hạ hàng, nâng hạ cần và quay. Hệ cần trục - phao nổi sẽ dao động khi cần trục làm việc.
- 4 3 2 1 5 6 Hình 1. Hệ cần trục - phao nổi 1: Cần trục bánh lốp; 2: Cần; 3: Cáp cần; 4: Cáp hàng; 5: Tải trọng nâng; 6: Sà lan 1. Các thiết bị đo Để đo đạc thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng các thiết bị đo và phụ kiện bao gồm: - Máy đo đa kệnh DEWE - 3010. - Đầu đo lực kéo 20000kG mã hiệu DSCK - BONGSHIN do Hàn Quốc chế tạo. - Dây cáp điện, ma ní, dây cáp thép. CT 2 - Máy phát điện phục vụ quá trình đo. - Vật nặng tạo tải trọng cho cần trục. Các thiết bị đo và phụ kiện thể hiện trên các hình 2 và 3. Hình 2. Máy đo đa kệnh DEWE - 3010 Hình 3. Đầu đo lực DSCK - BONGSHIN
- 2. Sơ đồ bố trí các thiết bị 3 2 4 1 5 6 Hình 4. Sơ đồ bố trí thiết bị đo đạc 1- Hàng; 2- Đầu đo lực DSCK; 3- Cần; 4- Cần trục bánh lốp; 5- Sà lan; 6- Máy đo đa kênh DEWE-3010 CT 2 3. Mục đích thực nghiệm và trình tự tiến hành thực nghiệm - Mục đích thực nghiệm là xác định lực căng động trong cáp hàng của cần trục khi cần trục tiến hành nâng hạ hàng trong các trường hợp làm việc khác nhau. - Lực căng động này được xác định bằng đầu đo lực kéo được ghi bằng máy đo đa kênh DEWE-3010 - Trình tự các trường hợp đo được tiến hành theo sơ đồ khối sau đây: Đo lực căng động trong cáp hàng Nâng hàng khi Nâng hàng và Hạ hàng Nâng hàng khi Nâng hàng khi Hạ hàng có độ trùng cáp hạ cần đồng và không có độ có độ trùng chạm đất và phanh thời phanh hãm trùng cáp và cáp Q=2,2 Tấn Q=2,2 Tấn Q=2,2 Tấn Q=5 Tấn phanh Q=5 Tấn Q=2,2 Tấn Hình 5. Sơ đồ khối quá trình thực nghiệm
- 4. Kết quả thực nghiệm và xử lý số liệu Thông qua quá trình đo đạc thực nghiệm lực căng động trong cáp hàng của hệ cần trục - phao nổi khi cần trục tiến hành nâng, hạ hàng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Trường hợp 2 Trường hợp 1 kG kG 3500 3000 2500 3000 2000 2500 1500 1000 2000 500 0 1500 14 2 4 6 8 10 12 16 ss 25 s 11 0 05 0 0 0.5 1.5 2 2.5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 15 20 Hình 7. Nâng hàng khi không có độ trùng cáp Hình 6. Nâng hàng khi có độ trùng cáp và phanh Q = 2,2 Tấn và phanh Q = 2,2 Tấn Trường hợp 3 Trường hợp 4 kG kG 3000 3000 2500 2800 2000 2600 1500 2400 1000 2200 500 2000 CT 2 0 1800 50 s 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9s 0 10 20 30 40 Hình 9. Nâng hàng và hạ cần đồng thời Hình 8. Hạ hàng chạm đất Q = 2,2 Tấn Q = 2,2 Tấn Trường hợp 6 kG Trường hợp 5 kG 7000 6000 5000 6000 4000 5000 3000 2000 4000 1000 3000 0 0 5 10 15 20 25 s 0 5 10 15 20 25 30 s Hình 11. Hạ hàng và phanh hãm Hình 10. Nâng hàng khi có độ trùng cáp Q = 5 Tấn Q = 5 Tấn Nhận xét: - Trường hợp 1: Khi bắt đầu nâng hàng, ta thấy lực căng trong cáp tăng dần từ giá trị 0 lên đến giá trị lơn nhất sau đó giảm dần và dao động ổn định quanh giá trị lực căng tĩnh. - Trường hợp 2: Lực căng cáp tăng đột ngột lên tới giá trị lớn nhất khi bắt đầu nâng hàng
- và dao động lớn trong khoảng thời gian hơn 01s sau đó dao động ổn định quanh vị trí lực căng tĩnh. Khi tiến hành phanh hãm, lực trong cáp giảm đột ngột xuống giá trị nhỏ nhất sau đó lại dao động quanh giá trị lực căng tĩnh. - Trường hợp 3: Khi bắt đầu hạ hàng, lực căng cáp giảm đột ngột sau đó dao động quanh giá trị lực căng tĩnh, hàng chạm đất thì lực căng trong cáp cũng dao động giảm dần về 0. - Trường hợp 4: Khi tiến hành nâng hàng và hạ cần đồng thời lực căng động trong cáp cũng đạt giá trị lớn nhất lúc bắt đầu nâng và sau đó dao động ổn định. - Trường hợp 5: Lực căng trong cáp tăng dần từ giá trị 0 lên đến giá trị lơn nhất sau đó giảm dần và dao động ổn định quanh giá trị lực căng tĩnh trong quá trình nâng hàng. - Trường hợp 6: Bắt đầu hạ hàng thì lực căng cáp giảm đột ngột sau đó dao động quanh giá trị lực căng tĩnh, khi phanh hãm thì lực trong cáp lại tăng đột ngột lên tới giá trị lớn nhất và dao động quanh giá trị lực căng tĩnh. Bảng 1. Lực căng lớn nhất trong cáp và hệ số động Trường hợp 1 2 3 4 5 6 Fcmax 2681 3003 2622 3039 5271 6799 (kG) Kđ 1,22 1,365 1,19 1,38 1,05 1,366 III. KẾT LUẬN CT 2 Từ các kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: Fc max - Hệ số tải trọng động K đ = xác định được đối với các trường hợp nâng hạ hàng Fctinh khác nhau có trị số khác nhau. - Kđmax = 1,366 ứng với trường hợp hạ hàng và phanh hãm với Q = 5 Tấn. - Lực căng động trong cáp hàng được sử dụng trong tính toán ổn định và khẳng định được tính đúng đắn của mô hình tính toán bằng lý thuyết. - Kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm ở trên có thể sử dụng làm tài liệu thao khảo có ích cho việc chế tạo hệ cần trục - phao nổi làm việc ở đồng bằng Nam bộ. Tài liệu tham khảo [1]. TS .Nguyễn Văn Vịnh. Động lực học MXD-XD, bài giảng - Trường Đại học GTVT - năm 2004. [2]. Ths. Nguyễn Hữu Chí. Bàn về ổn định của hệ cần trục - phao nổi, tạp chí khoa học GTVT - năm 2004♦
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1048 | 185
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất dầu từ hạt bí đỏ bằng phương pháp enzym
44 p | 541 | 92
-
Báo cáo khoa học:Nghiên cứu công nghệ UV–Fenton nhằm năng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Bình Dương
50 p | 372 | 79
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật hạn chế ô nhiễm môi trường gây ra bởi hóa chất dùng trong nông nghiệp
193 p | 280 | 62
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu ảnh h-ởng của chế phẩm hữu cơ vi sinh MT đến
6 p | 300 | 59
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị UASB xử lý nước thải sản xuất đường mía
29 p | 291 | 57
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu ba chế độ điều khiển on/off, pid, fuzzy và ứng dụng trong điều khiển mô hình lò nhiệt
9 p | 357 | 55
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xây dựng công nghệ thích ứng xử lý nước thải giảu các chất hữu cơ chứa Nito
18 p | 258 | 55
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xây dựng công nghệ khử Nito liên kết trong nước bị ô nhiễm
43 p | 274 | 40
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng ngừa và phương án ứng phó sự cố tràn dầu mức I tại thành phố Đà Nẵng
145 p | 177 | 38
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu sản xuất giá đậu nành
8 p | 264 | 35
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp
7 p | 205 | 29
-
Báo cáo khoa học : NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG BÍ XANH TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA
11 p | 229 | 28
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu hiệu lực của phân phun lá K2SO4 tới năng suất lúa ở miền Nam Việt Nam
26 p | 196 | 25
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu, đánh giá giáo sinh trong thực tập sư phạm tiểu học
24 p | 213 | 20
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc (trường hợp điểm đến miền Trung Việt Nam)
115 p | 90 | 14
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu khả năng ứng dụng của Srim-2006 cho việc tính toán năng suất hãm và quãng chạy hạt Alpha trong vật liệu
5 p | 176 | 10
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh 12 tuổi tại trường THCS Bế Văn Đàn - Hà Nội, năm 2013
51 p | 65 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn