Báo cáo khoa học: " ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG TĂNG CƯỜNG CHIẾT ĐỂ TÁCH VÀ LÀM SẠCH XÊRI TỪ QUẶNG SA KHOÁNG MONAZIT NÚI THÀNH"
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5
lượt xem 7
download
Bài báo này trình bày một giải pháp mới dựa trên hiệu ứng tăng cường chiết với hỗn hợp dung môi TiAP và PC88A để tách và làm sạch Cerium có trong quặng monazit Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam. Đất hiếm trong monazit được thu hồi bằng hỗn hợp chiết TiAP-0,5M + PC88A-0,5M với dầu hỏa làm dung môi pha loãng, giải chiết với HNO3 6M.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: " ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG TĂNG CƯỜNG CHIẾT ĐỂ TÁCH VÀ LÀM SẠCH XÊRI TỪ QUẶNG SA KHOÁNG MONAZIT NÚI THÀNH"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG TĂNG CƯỜNG CHIẾT ĐỂ TÁCH VÀ LÀM SẠCH XÊRI TỪ QUẶNG SA KHOÁNG MONAZIT NÚI THÀNH APPLICATION OF SYNERGISTIC EXTRACTING EFFECT IN SEPARATING AND PURIFYING CERIUM FROM NUITHANH MONAZITE MINERAL SAND ORE Phạm Văn Hai Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo này trình bày một giải pháp mới dựa trên hiệu ứng tăng cường chiết với hỗn hợp dung môi TiAP và PC88A để tách và làm sạch Cerium có trong quặng monazit Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam. Đất hiếm trong monazit được thu hồi bằng hỗn hợp chiết TiAP-0,5M + PC88A-0,5M với dầu hỏa làm dung môi pha loãng, giải chiết với HNO3 6M. Ceri được tách và làm sạch đến độ sạch 99,05% từ đất hiếm bằng phương pháp khử với H2O2 10% và qua 2 lần giải chiết bằng HNO3 6M. ABSTRACT In this paper, a synergistic extracting effect that is based on the mixture of triizoamylphosphate (TiAP) and 2-ethylhexyl 2-ethylhexyl phosphonic acid (PC88A) using petroleum as diluent is applied to effectively extract and purify Cerium from monazite mineral sand ore located in Nuithanh District, Quangnam Province. Rare earths in monazite are extracted and scrubbed from the organic phase with 6M HNO3. After that Cerium is separated from the rare earths at the purify of 99,05% by the use of the reduction agent of 10% H2O2, and 2 stages of scrubbing with 6M HNO3. 1. Mở đầu Một số kết quả nghiên cứu trước đây [2,3] cho thấy, việc chiết các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) bằng hỗn hợp triizoamylphosphate (TiAP) và axit 2-etylhexyl 2-etylhexyl photphonic (PC88A) có dung lượng chiết lớn hơn so với các đơn tác nhân chiết TiAP, PC88A. Tuy nhiên, khi chiết tổng đất hiếm thu được từ quặng monazit bằng phương pháp trên, pha hữu cơ chứa các NTĐH và cả thori, uran [4,5]. Trong công trình này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu tách Ce ra khỏi các NTĐH, Th, U bằng phương pháp giải chiết trong các điều kiện khác nhau nhằm mục đích thu hồi và làm sạch Ce có trong quặng sa khoáng monazit ở vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 2. Phương pháp thực nghiệm Quặng sa khoáng monazit Núi Thành được tinh chế làm giàu, sấy khô và trộn đều; sau đó ngâm chiết trong 48 giờ bằng dung dịch HNO3 10-12M với tỷ lệ axit/quặng là 2/1 [4]. Dung dịch thu được đem pha loãng 5 lần rồi lắng, gạn. Lấy phần dung dịch 1
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 trong để tiến hành chiết, tách NTĐH. Các nguyên tố đất hiếm được thu hồi trên phễu chiết có dung tích 20ml bằng hỗn hợp 2 tác nhân chiết TiAP 0,5M + PC88A 0,5M - dầu hoả. Tỷ lệ thể tích của pha nước và pha hữu cơ là 1:1. Thời gian chiết và phân pha là 5 phút. Sau khi tách riêng hai pha, nồng độ NTĐH trong pha nước và pha hữu cơ được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch chuẩn DTPA 10-2M trong sự có mặt của thuốc thử Arsenazo(III). Hàm lượng Th được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với EDTA trong sự có mặt của xylen da cam [4,5]. Xác định các NTĐH và các nguyên tố trong mẫu quặng bằng phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử nguồn Plasma ghép nối cảm ứng ICP - AES (Inductively Couple Plassma – Atomic Emission Spectrometry). Nồng độ axit được xác định bằng phương pháp chuẩn độ trực tiếp với dung dịch chuẩn NaOH và chỉ thị metyl da cam [1,2]. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ axit nitric đến khả năng rửa giải các NTĐH, Th trong hệ chiết hỗn hợp TiAP-0,5M + PC88A-0,5M Dung dịch chứa các muối La(NO3)3, Nd(NO3)3, Gd(NO3)3, Y(NO3)3, Ce(NO3)4, Th(NO3)4 có nồng độ ban đầu 0,1M được chiết bằng tác nhân chiết hỗn hợp TiAP 0,5M + PC88A 0,5M - dầu hoả ở nồng độ HNO3 0,5M. Sau khi chiết, pha hữu cơ được rửa giải bằng dung dịch HNO3 có nồng độ thay đổi từ 2M đến 10M. Khả năng rửa giải của các NTĐH và Th từ pha hữu cơ được trình bày trong biểu đồ dưới đây. H,(%) CH+ (M) [H+]=2 [H+]=3 [H+]=4 [H+]=5 [H+]=6 [H+]=8 [H+]=10 Giải chiết lần 1 Giải chiết lần 2 Giải chiết lần 3 Giải chiết lần 4 Biểu đồ: Ảnh hưởng của nồng độ axit nitric đến khả năng rửa giải các NTĐH, Th từ pha hữu cơ 2
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Từ biểu đồ trên cho thấy, khi nồng độ axit HNO3 tăng, khả năng rửa giải các NTĐH(III) tăng, số lần rửa giải giảm. Các NTĐH(III) được rửa giải hoàn toàn khỏi pha hữu cơ ở nồng độ HNO3 5-6M. Còn Th(IV) được rửa giải ở nồng độ HNO3 8-10M. Ce(IV) tạo phức rất bền với hỗn hợp tác nhân chiết TiAP và PC88A nên vẫn còn ở trong pha hữu cơ. 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ axit nitric đến khả năng rửa giải Ceri Ce(IV) trong pha hữu cơ được khử hoàn toàn thành Ce(III) bằng dung dịch H2O210% [5]. Sau đó, pha hữu cơ được rửa giải bằng dung dịch HNO3 có nồng độ thay đổi từ 2M đến 8M. Khả năng rửa giải Ce(III) từ pha hữu cơ được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Khả năng rửa giải Ce(III) từ pha hữu cơ bằng axit nitric. [H+], mol/l Lần 1, % Lần 2, % Lần 3, % Tổng cộng, % 2 51,21 14,35 3,20 68,76 4 61,76 22,54 7,61 91,91 6 81,73 16,89 vết 98,62 8 89,47 10,36 0 99,83 Kết quả ở bảng 1 cho thấy, hiệu suất thu hồi Ce khỏi pha hữu cơ đạt rất cao từ 98,62% (HNO3 6M) đến 99,83% (HNO3 8M) trong sự có mặt của H2O2 10% và sau 2 lần giải chiết. Tuy nhiên, với nồng độ HNO3 8M sẽ ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị. Vì vậy, nồng độ HNO3 6M được chọn để rửa giải Ce từ pha hữu cơ. 3.3. Chiết, làm sạch các NTĐH(III) từ quặng sa khoáng monazit Núi Thành Hàm lượng (%) các NTĐH trong tinh quặng monazit Núi Thành được xác định bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion kết hợp chuẩn độ vi lượng với dung dịch DTPA trong sự có mặt của Arsenazo(III) và phương pháp (ICP – AES). Kết quả được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Hàm lượng (% ) các NTĐH trong tinh quặng monazit Núi Thành NTĐH Hàm lượng NTĐH (%) NTĐH Hàm lượng NTĐH (%) Lu - Gd 1,86 Yb 0,10 Eu 0,14 Tm - Sm 3,95 Er 0,18 Nd 16,57 Ho 0,15 Pr 5,38 Y 4,87 Ce 39,15 Dy 0,31 La 21,30 Tb 0,23 Th 5,63 U 0,18 3
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Dựa vào kết quả ở trên, để thu nhận và làm sạch các NTĐH(III) khỏi các tạp chất, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiết bằng hỗn hợp TiAP-0,5M + PC88A-0,5M - dầu hoả ở nồng độ dung dịch HNO3 0,5M [4,5]. Trong pha hữu cơ chứa chủ yếu các NTĐH(III), Ce và Th. Kết quả của quá trình rửa giải thu hồi tổng NTĐH(III) sạch bằng dung dịch HNO3 có nồng độ từ 1M đến 6M được đưa ra ở bảng 3. Bảng 3. Sự rửa giải thu hồi tổng NTĐH(III) sạch bằng dung dịch HNO3 [H+], Lần 1, Lần 2, Lần 3, Tổng cộng, % mol/l % % % 1 25,60 16,30 8,54 50,44 2 38,23 17,04 6,33 61,60 3 47,90 15,52 5,66 69,08 4 64,35 12,77 4,55 81,67 5 81,20 17,57 0,52 99,29 6 92,12 7,45 0,15 99,72 Từ bảng 3, quá trình rửa giải thu hồi NTĐH(III) thuận lợi khi dùng dung dịch HNO3 5-6M. Sau 3 lần rửa hiệu suất đạt 99,72%. Thori chỉ chiếm 1,70g/ml và không thấy có Uran. 3.4. Tách Ce từ tổng nitrat đất hiếm của tinh quặng monazit Núi Thành. Kết quả nghiên cứu ở 3.3 cho thấy, hàm lượng Ce trong tinh quặng monazit Núi Thành chiếm khá cao (39,15%). Tuy nhiên, lượng Ce này vẫn còn lại trong pha hữu cơ sau khi đã chiết và rửa giải để thu hồi NTĐH(III). Để giải chiết thu hồi Ce sạch, chúng tôi đã dùng H2O2 khử Ce(IV) về Ce(III) trong pha hữu cơ, sau đó dùng HNO3 6M rửa giải thu hồi Ce(III). Lần rửa giải thứ nhất tách được 86,44% và lần thứ hai tách được 12,31%. Như vậy qua 1 lần chiết và 2 lần rửa giải, Ce đã được tách ra với hiệu suất 98,75%, độ sạch đạt 97,80%. Lặp lại qui trình này một lần nữa và thu được Ce với độ sạch 99,05%, Thori chỉ chiếm 0,83 g/ml và không có Uran. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây [5] Kết quả phân tích thành phần NTĐH(III) và Ce sạch được trình bày ở bảng 4: Bảng 4. Thành phần NTĐH trong sản phẩm Ce sạch NTĐH Lu Yb Tm Er Ho Y Dy Tb Ce được làm - 0,07 0,09 0,23 0,1 sạch lần 1, (%) Ce được làm - - - - Vết - sạch lần 2, (%) 4
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 NTĐH Gd Eu Sm Nd Pr Ce La Th Ce được làm 1,70 g/ml 0,34 0,51 97,8 0,86 sạch lần 1, (%) Ce được làm 0,83g/ml vết 0,08 99,05 0,22 sạch lần 2, (%) 4. Kết luận Nghiên cứu khả năng chiết và làm sạch Ceri có trong quặng monazit ở Núi Thành với hỗn hợp chiết TiAP và PC88A và rửa giải với axit nitric, thu được một số kết quả sau: Đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ HNO3 đến khả năng rửa giải các NTĐH(III), Ce và Th sau khi chiết bằng hỗn hợp TiAP-0,5M +PC88A-0,5M. Đã nghiên cứu chiết thu nhận các NTĐH(III) sạch từ pha hữu cơ, hầu như không lẫn Ce hoặc Thori và Uran bằng hỗn hợp TiAP-0,5M +PC88A-0,5M và giải chiết với axit nitric. Đã tách và làm sạch Ce đạt độ sạch cao, sau 1 lần chiết và 2 lần rửa giải, Ce sạch đạt 98,75%. Lặp lại qui trình này một lần nữa đã thu được Ce với độ sạch 99,05%, không lẫn các NTĐH(III) hoặc Thori, Uran. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lưu Minh Đại, Phạm Văn Hai. Hiệu ứng tăng cường chiết nguyên tố đất hiếm bằng hỗn hợp triizoamylphotphat (TiAP) và axit Di-(2-etylhexyl) photphoric (HDEHP) từ dung dịch axit clohidric chứa muối đẩy, Tạp chí Hoá học T.37, số 3, Tr. 14-18, 1999. [2] Lưu Minh Đại, Phạm Văn Hai. Ứng dụng hiệu ứng cường chiết để tách Samari bằng phương pháp khử - chiết trong hệ Ln(NO3)3 - HNO3 - Al(NO3)3 - TiAP - HDEHP, Tạp chí Hoá học, T.38, số 1, Tr. 72-75, 2000. [3] Phạm Văn Hai. Nghiên cứu hiệu ứng tăng cường chiết của Lantan, Neodym, Samari và Yttri bằng hỗn hợp triizoamylphotphat (TiAP) và axit 2-etylhexyl 2-etylhexyl photphonic (PC88A) từ môi trường axit nitric, Tạp chí Hoá học T.46, số 6, Tr. 671-674, 2008. [4] Võ Văn Tân. Nghiên cứu thu tổng oxyt đất hiếm từ monazit Thừa Thiên-Huế bằng phương pháp kiềm ở áp suất cao. Tạp chí Hóa học, T.42, số 4, Tr. 422-425, 2004. [5] Võ Quang Mai. Tách, phân chia đất hiếm từ quặng monazite bằng tributylphotphat và axit 2-etylhexyl 2-etylhexyl photphonic và điều chế xêri dioxit siêu mịn. Luận án Tiến sĩ Hoá học, 2004. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1045 | 185
-
Bài giảng Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học - ĐH kinh tế Huế
29 p | 702 | 99
-
Báo cáo khoa học: " BÙ TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI"
8 p | 299 | 54
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của aflatoxin lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá tra (pangasius hypophthalmus)
39 p | 232 | 41
-
Báo cáo khoa học: " XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT MÀU CÓ TRONG CURCUMIN THÔ CHIẾT TỪ CỦ NGHỆ VÀNG Ở MIỀN TRUNG VIỆTNAM"
7 p | 248 | 27
-
Vài mẹo để viết bài báo cáo khoa học
5 p | 153 | 18
-
Báo cáo khoa học: So sánh T2W DIXON với T2W FSE và STIR trong khảo sát bệnh lý cột sống thắt lưng
30 p | 17 | 5
-
Báo cáo khoa học: Quy trình chụp cộng hưởng từ sọ não trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng Laura II
26 p | 23 | 4
-
Báo cáo khoa học: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sọ não trong chẩn đoán nhồi máu não trên máy cộng hưởng từ 1.5 TESLA.
30 p | 30 | 4
-
Báo cáo khoa học: Kỹ thuật khảo sát mạch máu nội sọ trong chụp cộng hưởng từ
28 p | 18 | 4
-
Báo cáo khoa học: Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều
33 p | 7 | 4
-
Báo cáo khoa học: Chuỗi xung 3D MRCP nguyên lý và kỹ thuật tối ưu hình ảnh
19 p | 18 | 4
-
Báo cáo khoa học: Chuẩn bị hệ thống ivus trong can thiệp động mạch vành
38 p | 11 | 4
-
Báo cáo khoa học: Các thế hệ máy gia tốc xạ trị và kỹ thuật ứng dụng trong lâm sàng
22 p | 10 | 4
-
Báo cáo khoa học: Một số nhiễu ảnh thường gặp trong chụp cộng hưởng từ và cách khắc phục
15 p | 19 | 4
-
Báo cáo khoa học: Giá trị của Hight Pitch và kV thấp trong kỹ thuật CTPA với liều tương phản thấp
32 p | 7 | 3
-
Báo cáo khoa học: Xác định hệ số tương quan giữa chỉ số BMI và CTDI vol, DLP trong chụp cắt lớp vi tính ở người trưởng thành
23 p | 12 | 3
-
Báo cáo khoa học: Các yếu tố ảnh hưởng đến tương phản hình ảnh trên cắt lớp vi tính tiêm thuốc
22 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn