intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

517
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA NÔNG NGHIỆP -------   -------- MM Báo cáo kế quả kiế tập: t n MÔ HÌNH NUÔI THẺ CHÂN TRẮNG Bạc Liêu – 11/2013
  2. MỤC LỤC Canh các tiểu muc cho thống nhất, nhìn cho phù hợp I. Đặt vấn đề. 1 Lược khảo tài liệu I.1 Phân loại I.2 Đặc điểm I.3 Phân bố I.4 Tập tính I.5 Sinh sản I.6 Hiện trạng I.6.1 Sản lượng khai thác tự nhiên I.6.2 Hiện trạng nghề nuôi tôm he chân trắng I.6.3 Các nước nuôi chủ yếu I.7 Đôi nết về ngoại thương tôm chân trắng II. Sơ lược về kỹ thuật nuôi 1 Chọn địa điểm 1.1 Vị trí và chất đất 1.2 Nguồn nước cấp 2 Thiết kế và xây dựng ao II.1 Thiết kế ao lắng II.1.1 ý nghĩa II.2 Thiết kế ao nuôi II.2.1 Hình dạng ao nuôi II.2.2 Hệ thống cánh quạt 3 Chuẩn bị ao 3.1 Ao mới 3.2 Ao cũ 3.3 Ao bị nhiễm bệnh 3.4 Hệ thống rào lưới 4 Bón vôi 4.1 Vôi nông nghiệp
  3. 4.2 Vôi đen hay dolomite 4.3 Vôi tôi 5 Chuẩn bị nước 6 Gây màu 7 Chọn giống 7.1 Chọn tôm giống 7.2 Thả giống 8 Thức ăn và quản lí thức ăn 9 Hậu quả nước kém 10 Quản lí chất lượng nước 10.1 Chất lượng đáy ao 10.2 Tảo và vi sinh vật 10.3 Quản lí sự cân bằng và ổn định các yếu tố thủy lí thủy hóa 11 Phương pháp quản lí môi trường Giải pháp phòng trị bệnh 1 Bệnh đường ruột 2. Bệnh taura 3 Bệnh mòn râu, cụt râu, đốm đen 4 Bệnh về mang 5 Bệnh mềm võ Hình thức phương pháp nghiên cứu Kết quả trao đổi 1 Công trình nuôi 2 con giống 3 Mật độ và số vụ nuôi 4 Thức ăn và cách cho ăn 5 Hệ thống quạt 6 Dịch bệnh 7 Hình thức phân phối sản phẩm 8 Tài liệu tham khảo.
  4. Đặt tên tiểu mục lại cho phù hợp với tiểu mục ở mục lục Canh đều toàn văn bảng và canh lề đúng quy định Đặt Vấn Đề: Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xà hội…từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Ở Việt Nam tiềm năng nuôi tôm rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là nh ững nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ mặn. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển tại nhiều địa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắp cả nước. Tính đến hết tháng 6-2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã đạt hơn 12.400 héc ta đổi lại là ha và đã thu hoạch hơn 12.300 tấn. Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, có h ệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển dài với những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển thủy sản và đã trở thành nơi sản xu ất th ủy s ản ch ủ l ực, chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản của cả nước. Nuôi trồng thủy s ản đang ngày càng phát triển, thành phần nuôi cũng đa dạng hơn. Hi ện nay tôm th ẻ chân trắng cũng đuợc nuôi rất phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Thẻ chân trắng (dùng thống nhất tôm thẻ chân trăng hay thẻ chân trắng) là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng, th ời gian sinh trưởng ngắn (3 – 3,5 tháng), năng suất trung bình đạt (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tôm chân trắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng lớn nhất sau đó là châu âu và nhật bản. (TS. Trần Viết Mỹ, 2009) 1.Lược khảo tài liệu:
  5. Tôm thẻ chân trắng Tên Tiếng Anh:White Shrimp Tên Tiếng Việt:Tôm thẻ chân trắng Tên khác:Penaeus vannamei Ý viết cái gì vậy????????// 1.1 Phân loại Ngành: Arthropoda Lớp: Malacostraca Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae Giống: Litopenaeus Loài:Lipopenaeus vannamei Boone, 1931hình tôm phải đưa vào khung nhìn cho dễ thấy Ghi chú ở dưới hình. 1.2 Đặc điểm Copy của người khác cũng phải Canh đều cho toàn bài viết, tuy nhiên có thể không cần mô tả đặc điểm sinh học (từ phân loại đến đôi nét về tôm thẻ chân trắng), có thể đi thẳng vào vấn đề của nông dân và đưa ra những khuyến cáo có phù hợp hay không hay cần cải ti ến thêm những gì?/
  6. Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai. Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson (gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chi ều dài râu ng ắn h ơn nhi ều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và th ường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực. 1.3 Phân bố Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam. 1.4 Tập tính Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 32oC, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 - 28oC. Đặc điểm sinh học tôm thẻ thích nghi với môi trường. Tt Các chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng 1 Độ mặn (% o) 15 – 30 0,5 – 45 2 Nhiệt độ 25- 32 16-43 3 pH 7,5 – 8,5 6-10 4 Độ kiềm (mg/lít) 80 -150 60 – 200 5 Oxy hòa tan (mg/lít) 4–7 3 -7 6 NH3 (mg/lít) < 0,1 < 0,2 7 H2S (mg/lít) < 0,01 < 0,03
  7. nguồn: Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn loại thức ăn từ gốc động thực vật, Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn loại thức ăn từ gốc động thực vật. Thức ăn công nghiệp, nhu cầu đạm 20 – 30 % thấp hơn tôm sú 38 %– 40 %, hệ số thức ăn thấp từ 0.9 – 1.2 (thông thường 1.1) so với tôm sú là 1.5 (mật độ thả 100 – 120 con/m2). Tỷ lệ sống 85%. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi trưởng thành . Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 - 120 ngày. Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú. 1.5 Sinh sản Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 - 45g thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 - 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 - 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius. ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm P.Vannamei khoảng 0,88 - 3mm. 1.6 Hiện trạng 1.6.1 Sản lượng khai thác tự nhiên Có nhiều nước Mỹ La Tinh ở bờ Đông Thái Bình Dương có nghề khai thác tôm chân trắng như Pêru, Equađo, El Sanvado, Pa-na-ma, Costa Rica. Do nguồn lợi tôm rất ít và lại biến động nên nghề khai thác tôm không phát triển. Năm 1992 -
  8. 1993 có sản lượng kỷ lục là 14 nghìn tấn và năm 1999 lại tăng lên 8 nghìn tấn. Nhìn chung sản lượng khai thác tự nhiên không đáng kể. Nguồn lợi tôm tự nhiên được khai thác chủ yếu là tôm bố mẹ phục vụ cho nghề nuôi tôm nhân tạo rất phát triển ở khu vực. Ngoài ra việc vớt tôm giống tự nhiên phục vụ nuôi tôm nhân tạo cũng có vai trò quan trọng. Do đó các nước đã chuyển sang nuôi chủ yếu. 1.6.2 Hiện trạng nghề nuôi tôm he chân trắng Tôm he chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biến nhất (chiếm hơn 70% các loài tôm he Nam Mỹ) ở Tây bán cầu (Wedner và Rosenberry, 1992). Sản lượng tôm chân trắng chỉ đứng sau tổng sản lượng tôm sú nuôi trên thế giới. Các quốc gia châu Mỹ như Equađo, Mê-hi-cô, Pa-na-ma… là những nước có nghề nuôi tôm chân trắng phát triển từ đầu những năm 90, trong đó Equađo là quốc gia đứng đầu về sản lượng, riêng năm 1998 đạt 191.000 tấn. Hiện nay, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng ước tính trên 1 kg bằng 81% so với tôm sú (khoảng 8 USD/kg so với 10 USD/kg). 1.6.3 Các nước nuôi chủ yếu ở châu Mỹ có 12 quốc gia nuôi tôm chân trắng. Vào thời kỳ hưng thịnh (1998) sản lượng của chúng chiếm hơn 90% sản lượng tôm nuôi ở Tây Bán cầu. Sau đây là các nước nuôi cho sản lượng cao. (i). Ecuađo: Từ lâu Equađo đã là nước nuôi tôm nổi tiếng trên thế giới và luôn luôn ở tốp dẫn đầu cho tới năm 1999. Nuôi tôm là ngành sản xuất lớn và là nguồn xuất khẩu lớn thứ ba của quốc gia này (đứng sau dầu khí và chuối). Công nghiệp nuôi tôm phát triển ngay từ cuối thập kỷ trước. Đến năm 1991 sản lượng tôm nuôi (95% là tôm chân trắng) đã là 103 nghìn tấn đứng thứ tư thế giới. Dịch bệnh tôm nuôi năm 1993 (Hội chứng Taura TSV) đã tàn phá các ao nuôi tôm tập trung dọc hai bờ con sông Taura làm sản lượng giảm 1/3. Chỉ sau 2 - 3 năm Equađo đã khôi phục lại được nghề nuôi tôm chân trắng và sản lượng tăng rất nhanh lên 120 nghìn tấn năm 1998 và 130 nghìn tấn năm 1999 chiếm 70% sản
  9. lượng tôm chân trắng của châu Mỹ. Sang năm 1999 đại dịch bệnh đốm trắng phát triển và cao điểm là năm 2000. Không chỉ Equađo bị tổn thất nặng nề mà các nước khác như Pêru, Mê-hi-cô, Pa-na-ma, El.Sanvado… đều bị tổn thất lớn. Sản lượng tôm chân trắng bị thiệt hại do vi rút đốm trắng khoảng 100 nghìn tấn. Sản lượng tôm chân trắng của Equađo năm 2000 chỉ còn khoảng 35 nghìn tấn. Tổn thất của Equađo ước tính khoảng 500 - 600 triệu USD. Equađo từ vị trí số 2 thế giới (1998) về sản lượng tôm nuôi đã nhanh chóng xuống vị trí thứ 6 (2000). Khả năng quay lại thời kỳ hoàng kim năm 1998 là rất khó khăn, tốn kém và lâu dài. Họ đang tính tới việc chuyển các ao tôm bị bệnh năng sang nuôi cá rô phi hồng xuất khẩu. Nhiều ngư dân nuôi tôm giỏi đã di cư sang các nước khác để hành nghề như Brazil, Côlômbia….. Mặc dù có thời kỳ đã từng là nước nuôi tôm lớn thứ nhì thế giới, nhưng Equađo vẫn chọn phương thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh với năng suất trung bình khoảng 700 - 800 kg/ha. Tuy công nghiệp sản xuất tôm giống được xếp vào hàng đầu ở châu Mỹ và thế giới, nhưng chỉ đáp ứng 70% nhu cầu, còn lại ngư dân vớt tôm giống tự nhiên. 2. Mê-hi-cô Trước đây Mê-hi-cô chỉ quan tâm tới khai thác tôm tự nhiên ở Vịnh Mếch Xích để xuất khẩu sang Mỹ. Thành công lớn của Equađo về nuôi tôm chân trắng xuất khẩu không chỉ tạo ra phong trào nuôi rầm rộ ở Mê-hi-cô mà còn ở hàng loạt các nước Mỹ La Tinh (kể cả Mỹ). Mê-hi-cô nhanh chóng trở thành nước nuôi tôm chân trắng lớn thứ nhì châu Mỹ với sản lượng tăng rất nhanh từ 2 nghìn tấn năm 1990 lên 16 nghìn tấn năm 1994 rồi 24 nghìn tấn năm 2000. Nếu không bị dịch bệnh đốm trắng thì có thể sản lượng tôm chân trắng của Mê-hi-cô đã vượt 30 nghìn tấn. Chương trình đầy tham vọng về nuôi tôm chân trắng xuất khẩu của Mê-hi-cô đã bị chặn lại do dịch bệnh tôm năm 2000 vừa qua. 3. Pa-na-ma Đứng hàng thứ ba về nuôi tôm chân trắng với sản lượng năm 1999 là 10 nghìn tấn. Tuy nhiên, dịch bệnh đốm trắng cũng không trừ tôm nuôi của quốc gia này. Sản lượng năm 2000 chỉ đạt còn 7 nghìn tấn.
  10. 4. Các nước khác Tiếp theo 3 nước dẫn đầu về nuôi tôm chân trắng là Equađo, Mê-hi-cô, và Pa- na-ma là các nước Mỹ La Tinh khác như Belize, Venezuela, Pêru, Côlômbia….. Các nước này đều có các kế hoạch đầy tham vọng về phát triển nuôi tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ. Như đã nêu, dịch bệnh đốm trắng đã lan rộng ra khắp châu Mỹ trong 2 năm 1999 - 2000 đã gây tổn thất lớn cho nhiều nước mới bắt đầu phát triển. Nếu không sớm tìm được các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và phòng ngừa dịch bệnh thì có thể phong trào nuôi tôm chân trắng ở khu vực vừa mới phát động rất sôi nổi sẽ bị ảnh hưởng lớn. 5. Tôm chân trắng đang được di giống từ Đông sang Tây Thái Bình Dương Sau khi được nhiều nước châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang nuôi ở Hawai và Hoholulu của Mỹ. Từ đây tôm chân trắng lan sang Đông á và Đông Nam á. Trung Quốc là nước châu á quan tâm tới tôm chân trắng sớm nhất. Từ năm 1998 họ đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ (cung cấp con giống và kỹ thuật nuôi) cho các nước châu á nào muốn nhập nội. Năm 2000 vừa qua có thông tin nói rằng Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm tôm chân trắng, nhưng không rõ nhiều hay ít. Tuy nhiên, ở thị trường nội địa của Trung Quốc thì người tiêu dùng chưa mặn mà với đối tượng này. Nhiều nước châu á khác như Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Việt Nam…. cũng đã nhập nội tôm chân trắng để nuôi với hy vọng đa dạng hoá các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú như hiện nay. 1.7 Đôi nét về ngoại thương tôm chân trắng Tôm chân trắng là đối tượng quý hiếm có giá trị rất cao, có thị trường lớn và đang mở rộng. Trước khi có đại dịch bệnh đốm trắng năm 2000, sản lượng tôm chân trắng chỉ đứng sau tôm sú và là đối tượng nuôi và xuất khẩu chủ yếu của hàng chục nước ở châu Mỹ. Trước đây về giá trị tôm chân trắng ngang hàng với tôm sú. Tuy nhiên, gần đây người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng tôm sú của Châu á nên giá trị của tôm chân trắng có phần giảm sút (theo FAO năm 1999 giá trị trung bình tôm chân trắng nguyên liệu là 5,5 USD/kg trong khi tôm sú là 6,5 USD/kg). Equađo là nước xuất khẩu tôm chân trắng lớn nhất với khối lượng kỷ lục là 114
  11. nghìn tấn năm 1998 với giá trị 852 triệu USD, giá trung bình xuất khẩu là 8 USD/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một năm xuất khẩu giảm 70%. Khối lượng tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ năm 1998 là 65 nghìn tấn sang năm 2000 chỉ còn 17 nghìn tấn. Hầu hết các nước nuôi tôm chân trắng xuất khẩu đều bị thiệt hại lớn trong năm 2000. Trước đây hầu như chỉ có thị trường Mỹ là nơi nhập khẩu chủ yếu tôm chân trắng của các nước Mỹ La Tinh. Từ giữa thập kỷ 90 và đặc biệt là sau khi thị trường tôm Nhật Bản suy yếu, tôm sú châu á tràn sang Mỹ. Với nhiều ưu thế hơn nên tôm sú châu á đã cạnh tranh gay gắt với tôm chân trắng của Châu Mỹ. Các nhà xuất khẩu tôm chân trắng Châu Mỹ buộc phải tìm thị trường mới. EU và Nhật Bản mở rộng cửa đón nhận các sản phẩm tôm chân trắng chủ yếu là chất lượng vẫn tốt mà giá lại mềm hơn tôm sú. Như vậy, hiện nay tuy Mỹ vẫn là thị trường chính, nhưng thị phần chỉ còn 60 - 70%, Tây Ban Nha, Pháp, Nhật Bản…. là các thị trường quan trọng cho tôm chân trắng của châu Mỹ. Tôm chân trắng (P.vannamei) cùng với tốm sú (P.monodon) và tôm he Trung Quốc (P.chinensis) là ba đối tượng nuôi quan trọng nhất của nghề nuôi tôm thế giới ở thời kỳ hiện tại. Do có giá trị dinh dưỡng rất cao, dễ nuôi, lớn nhanh và khối lượng cá thể lớn nên tôm chân trắng được nuôi phổ biến ở Tây Bán cầu không kém gì tôm sú ở châu á. Ngoài Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tôm chân trắng còn có thị trường quan trọng là EU và Nhật Bản. Tuy bị tôm sú cạnh tranh rất gay gắt, nhưng tôm chân trắng vẫn được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng và nhu cầu vẫn cao. Tôm chân trắng đang được nhiều nước nuôi tôm ở châu á quan tâm di giống thuần hoá và phát triển nuôi quy mô lớn nhằm đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu, hạn chế dần sự độc tôn của tôm sú.Khi quảng cáo cho việc chuyển giao công nghệ nuôi tôm chân trắng người ta thường chỉ đưa ra các ưa việt của chúng. Thực ra tôm chân trắng cũng có những nhược điểm lớn về khả năng chịu bệnh. Lịch sử nuôi tôm chân trắng ở châu Mỹ tuy còn ngắn ngủi nhưng đã phải nếm trải hai lần dịch bệnh rất nghiêm trọng. Hội chứng Taura năm 1992 - 1993 đã được khắc phục nhanh, nhưng các năm 1999 - 2000 vừa qua căn bệnh đốm
  12. trắng lan rộng gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Việc khắc phục hậu quả là khó khăn và tốn kém. Khả năng quay lại được mức năm 1998 còn phải chờ đợi. Một số địa phương ở nước ta đã nhập nội tôm chân trắng từ nhiều nguồn vào nuôi thí nghiệm. Việc thu thập đầy đủ các thông tin về đối tượng này, việc rút ra các kinh nghiệm về thành công và thất bại của nghề nuôi tôm chân trắng của các nước Châu Mỹ là rất quan trọng. I. Sơ lược về kĩ thuật nuôi 1. Chọn địa điểm Chọn địa điểm là yếu tố quan trọng quyết định thành công vì ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và tính rủi ro trong quá trình nuôi. Yêu cầu về chọn địa điểm phù hợp: (Tại sao có những chấm nhỏ ở trước đầu dòng cần xem lại cách trình bày) · Giá thành xây dựng giảm • Giảm chi phí sản xuất · Nguồn nước có chất lượng và đầy đủ · Có giao thông và nguồn điện để giảm chi phí. · Có thông tin liên lạc và an ninh tốt. 1.1 Vị trí và chất đất: · Chọn vùng đất cát, đất pha cát, nền đất cứng, Ph đất > 6.0. · Không chọn vùng bị ngập mặn, sình lầy.vùng nước bị ổ nhiễm, khu vực hay bị lũ lụt. 1.2 Nguồn nước cấp: · Chọn địa điểm gần nguồn nước có chất lượng tốt, nguồn nước cấp phải có đầy đủ quanh năm để thuận lợi trong việc cấp và thay nước. Tốt nhất có nguồn nước ngọt · Không chọn vùng nước bị ổ nhiễm bởi chất thải nông nghiệp và công nghiệp, khu vực hay bị lũ lụt. 2. Thiết kế và xây dựng ao Mục tiêu thiết kế ao tốt giúp :  Quản lý chất thải tốt, chất thải thường được thu gom tại nơi giữa ao. · Thay nước dễ dàng
  13. · Dễ thu hoạch 2.1 Thiết kế ao lắng 2.1.1 Ý nghĩa · Ao lắng để cung cấp nước cho ao trong quá trình nuôi, nhất là những nơi thường chất lượng nước không ổn định hay nguồn nước cấp không liên tục. · Ao lắng có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa dịch bệnh lây lan vào ao nuôi. · Chủ động được nguồn nước cấp, không lệ thuộc vào thủy triều · Giảm độc tính của hóa chất sát trùng Vì vậy thiết kế ao lắng là không thể thiếu được b/ Diện tích ao lắng thường bằng 25 -30 %tổng diện tích ao nuôi 2.2 Thiết kế Ao nuôi 2.2.1 Hình dạng: hình vuông, hình tròn hay hình chủ nhật - Ao phải tạo được dòng chảy tròn. Đối với ao hình vuông hay chủ nhật để tạo dòng chảy thường đắp bo tròn các góc trong ao. Đáy ao bằng phẳng, tạo độ dốc nghiên về nơi gom chất thải. 2.2.2 Hệ thống cánh quạt · Quạt đặt cách bờ 2,5 – 4 m hay cách chân bờ 1,2 m. Khoảng cách giữa 2 cách quạt là 60 – 80 cm và lắp so le nhau. · Tùy theo hình dạng ao mà chọn cách lắp đặt hệ thống quạt tạo ra dòng chảy mạnh nhất và giúp cho chất thải tập trung giữa ao. · Số lượng cánh quạt phụ thuộc vào diện tích ao nuôi và mật độ thả nuôi. Thông thường : + 6000-7000 con/1 cánh quạt + tốc độ quay 60 – 100 vòng/phút Đặt máy sục khí có 2 vai trò cung cấp thêm oxy và tạo ra dòng chảy. Khi tôm lớn, số lượng máy sục cũng tăng theo. Nên chọn vị trí thích hợp để đặt máy để tránh xáo trộn các chất thải đã lắng, dễ quản lý môi trường và chất thải trong ao, thường đặt cách mặt đáy 30 cm.
  14. · Diện tích ao: 4.000 – 6.000 m2 thuận lợi cho chăm sóc, quản lý, vận hành và cho năng suất cao. · Kết cấu hạ tầng giống như ao nuôi tôm sú. 3. Chuẩn bị ao 3.1 Ao mới Để Thực hiện các bước như sau: Bước 1: kiểm tra kỹ các bờ ao, bờ ao không được rò rỉ khi lấy nước vào. Bước 2: san bằng đáy ao, đáy dốc về cống thóat nước hay giữa ao để dễ gom chất thải. Bước 3: Rữa đáy ao nhiều lần trước khi bón vôi Bước 4: kiểm tra Ph đáy và dùng vôi bón. Bước 5: lấy nước vào từ 1.0 – 1.2 m, ngâm 3 – 4 ngày. Bước 6: bơm hay xả bỏ nước trong ao, phơi đáy 7 -10 ngày trước khi lấy nước vào chuẩ bị để thả tôm. 3.2 Ao cũ có các bước như sau Bước 1: Tháo cạn nước Bước 2: Lấy bớt lớp bùn đáy ao. Bước 3: Sửa và rữa nền đáy ao bằng phương tiện cơ học. Bước 4: Bón vôi và phơi nền đáy đến khô khoảng 5 – 7 ngày trước khi lấy nước vào. Nếu có thời gian nên phơi đáy ao 1- 2 tháng để tiêu diệt các mầm bệnh và khoáng hóa đáy ao. Ao bị phèn không nên phơi khô để hạn chế hiện tượng xì phèn. pH đất Voi CaCO3 Ca(OH)2 Voi CaO (tấn/ha) (tấn/ha (tấn/ha >7 0 0 0 6–7 1–2 0.5 – 1 0.3 – 0.5 5–6 2–3 1 – 1.5 0.5 – 1 4–5 3 – 3,5 1.5 – 2 1 – 1.5 3–4 3,5 – 4 2 – 2.5 1.5 – 2
  15. 3.3 Ao bị nhiễm mầm bệnh như đốm trắng đầu vàng, taura,… Cần phải cải tạo ao kỹ càng hơn, bắt sạch các loại tôm cá còn sót l ại và tiến hành phơi ao 1 tháng. Dùng MAX ZU (diệt cua còng) vào buổi sáng để tiêu diệt mầm bệnh trong ao. Cách làm : hòa tan MAX ZU theo tỷ lệ 1: 200 ( 100 ml cho 200 lít nước) rồi phun đều khắp đáy ao. Nhớ phun kỹ cả bờ ao, các vùng c ống, vùng chân cầu. Trong trường hợp ao có nhiều hang cua còng, hang sâu : sau 24 giờ phun hóa chất trên, dùng 1 mlMAX ZU trộn với 1 kg cá tươi nướng băm nhỏ rồi đem rải ở miệng hay nhét sâu vào hang có cua còng. Sau đó nh ặt h ết cua còng ra kh ỏi ao rồi tiến hành như bước 4 ( ở cải tạo ao cũ ). 3.4 Hệ thống rào lưới: nên rào lưới quanh năm để ngăn cản không cho vật chủ trung gian như cua, còng bên ngoài mang vào mang theo mầm bệnh gây thân đỏ đốm trắng đầu vàng, Taura do virus gây ra. 4. Bón vôi 4.1 Vôi nông nghiệp như đá vôi hay vôi sò Chọn vôi mịn chứa hàm lượng trên 75%. Dùng để tăng hệ đệm của nước, có thể dùng số lượng lớn vì không ảnh hưởng đến pH nước. Liều 100 – 300 kg/ ha/ lần. 4.2 Đá vôi đen Dolomite CaMg (CO3): Giúp tăng hệ đệm nước , tăng độ kiềm 4.3 Vôi tôi hay vôi ngậm nước Ca(OH)2: Dùng vôi mịn từ 50 – 100 kg/ ha/ lần. Giúp tăng Ph đáy ao hoặc Ph nước. Loại vôi tôi này làm tăng pH mạnh nên tránh bón vào buổi chiều khi Ph thường cao nhất. 5. Chuẩn bị nước Sau bón vôi xong, lấy nước vào qua lưới mịn hay vải kate. Cấp một lần đầy vào ao nuôi trước khi xử lý và gây màu nước. Bảng 1.
  16. Thời gian Sản phẩm dùng Mục dích Ngày 1 Lấy nước đúng như yêu cầu, mở máy đập nước liên tục 3 ngày để trứng các vật chủ trung gian nở thành ấu trùng Ngày thứ 4 MAX ZU Diệt cua còng, ghẹ, tôm bạc, tôm đất, tép con,… mang mầm bệnh. Sau 20 ngày dùng MAX ZU mới thả tôm. Ngày thứ 8 SAPONIN Ngâm saponin 12 giờ trước khi sử dụng, 10 kg/ 1000 m3 nước, tạt đều khắp ao, mở máy quạt. Vớt cá chết ra. Ngày thứ Chọn 1 trong Sát trùng nước, để tiêu diệt mầm 14 3: WUNMID, bệnh. Nên mở máy quạt nước. Sau DOHA-Iodin 6000, 24 giờ có thể tiền hành gây màu BIOXIDO 150 nước và cấy vi sinh. 6. Gây màu nước: + Kiểm tra điều chỉnh tốt các thông số sau trước khi gây màu nước: · Ph nước ao : 7.8 – 8.0 · Độ kiềm: > 60 mg/lít · Mở máy quạt nước liên tục vào ban ngày + Gây màu nước giúp phát triển phiêu sinh thực vật, tảo và phiêu sinh động vật: dùng 1 lítDOZYMER cho 1600 m3 – 2500 m3 nước có thể kết hợp thêm PREMIX 100 hay MIX 500 với 1 kg/ 1000 m3 + Cấy vi sinh có lợi sau khi sát trùng để ổn định hệ sinh thái, ổn định chất lượng nước và Ph bằng chế phẩm sinh học VI SINH ONE 1 kg/ 1000- 2000 m3, có thể kết hợp thêm VS- STAR với 1 lít/ ha. 7. Chọn giống & Thả giống: 7.1 Chọn tôm giống Mua giống những nơi có uy tín, có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc
  17. Chọn giống đồng đều kích cỡ, giống có màu sắc sáng đẹp Tôm giống thả đạt Post 12 trở lên. 7.2 Thả giống Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng con giống. Tôm giống đđạt chất lượng không mang mầm bệnh như: đđốm trắng, đỏ thân, taura,… Do thời gian nuôi ngắn 2,5 – 3 tháng, kích cỡ thu họach từ 80 – 100 con/kg. Nên để nuôi hiệu quả thường thả mật độ 100 – 200 con/m2. Mật độ thả tùy thuộc vào các yếu tố sau: o Nguồn nước và điều kiện môi trường tự nhiên tại vùng nuôi. o Khả năng đầu tư o Thiết kế ao o Những biến đổi theo mùa và khí hậu thời tiết o Kinh nghiệm quản lý 8.Thức ăn và quản lý thức ăn. Để giảm chi phí nên chọn thức ăn có hệ số thấp và độ đạm thấp hớn 35%. Cách xác định thức ăn hằng ngày : Tổng trọng lượng = trọng lượng trung bình x số tôm thực tế trên cơ sở lượng giống thả và ước lượng tỷ lệ sống theo thời gian. - Tổng trọng lượng trung bình và tổng trọng lượng tôm xác định được lượng thức ăn hằng ngày. Trong tình trạng bình thường tôm cỡ 1 – 5 g cho ăn 7- 10 % trọng lượng thân.; tôm 5 – 10 g cho ăn 4 – 7% trọng lượng thân; tôm 10 – 20 g cho ăn 3 – 4% trọng lượng thân. Tôm thẻ có tập tính kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu. Trong nuôi nhân tạo tôm ăn thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Khi tôm giai đoạn 2 tháng trở lên, môi trường ao bị ô nhiễm, lượng oxy hòa tan thấp, do đó giai đọan này chúng ta nên cho ăn vào ban ngày , ban đêm chỉ cho ăn 1 lần hoặc ngừng hẵn. Quản lý thức ăn: Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nuôi. Quản lý tốt làm giảm chi phí, chất lượng nước, đáy ao sạch và hạn chế dịch bệnh. Chúng ta cần làm những việc như sau: • Giai đoạn tôm 10 ngày nên thả tôm vào sàng để làm quen
  18. · Bỏ thức ăn trong sàng nên căn cứ vào trọng lượng tôm và kiểm tra sàng chặt chẽ. Lượng thức ăn trong ngày x % thức ăn trong sàng Thức ăn trong sàng = Số lượng sàng · Việc chuyển đổi mã số thức ăn nên căn cứ vào trọng lượng để làm tiêu chuẩn theo bảng, không dựa vào tuổi tôm ( ngày tuổi). Trong thời gian chuẫn bị chuyển đổi nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cho ăn ít nhất 3 ngày. · Tôm 30 – 75 ngày tốc độ phát triển khá nhanh vì vậy ta có thể tăng số lần thức ăn trong ngày (5 lần/ngày) và tăng lượng thức ăn để rút ngắn thời gian nuôi. · Khi tôm được 30 ngày tuổi, 5 – 7 ngày kiểm tra tốc độ tăng trường 1 lần. · Xác định được chính xác số lượng và trọng lượng tôm trong ao. · Theo dõi cường độ bắt mồi hàng ngày và mỗi cữ cho ăn để điều chỉnh phù hợp. · Theo dõi tiến độ lột xác để giảm lượng thức ăn trong giai đoạn lột xác và tăng sau khi tôm lột vỏ. · Theo dõi sự biến động thời tiết và môi trường nuôi vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, nên ta điều chỉnh tăng giảm thức ăn cho phù hợp. 9. Hậu quả chất lượng nước kém · Không thay nước trong thời gian dài. · Sau cơn mưa làm tăng độ đục nước và ph nước cao. · Sau thời gian nắng yếu làm giảm cường độ quang hợp của tảo dẫn đến lượng oxy hoa tan thấp. · Nền đáy ao xấu. · Sau khi phiêu sinh vật bị suy tàn làm oxy hòa tan giảm và có nhiều chất thải phân hủy bở xác tảo. Khi chất lượng nước suy thoái làm giảm khả năng bắt mồi, sức ăn yếu, chậm lớn và dễ bị bệnh. Gây ra các bệnh như mang có màu sắc bất thường, vỏ bẩn, phồng đuôi và phụ bộ tổn thường,…
  19. 10. Quản lý chất lượng nước Nước là môi trường sống của tôm. Quản lý chất lượng nước là cần thiết để tôm phát triển, ngăn ngừa dịch bệnh,.. 10.1 Chất lượng đáy ao Đáy ao dơ bẫn làm ảnh hưởng đến Ph, độ kiềm, oxy hòa tan, khí độc , sinh vật đáy, tảo và xuất hiện các bệnh như vàng mang, đen mang, đóng rong,.. Quản lý đáy ao tốt là quản lý ngay từ khâu cải tạo. Trong nuôi tôm đáy ao được làm sạch bằng các biện pháp sau: + Dùng VI SINH ONE hoặc BACBIOZEO hoặc AQUA Bio BZT theo định kỳ + Quản lý thức ăn tốt, tránh dư thừa + Quản lý tảo bằng sản phẩm BKC 8000, không được để cho tảo tàn 10.2 tảo và vi sinh vật + Tảo phát triển quá mức : dùng BKC 8000 để hạn chế. + Tảo phát triển kém : thay 20 – 30% nước , cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển. DùngPREMIX 100 hoặc MIRAMIX No: 8 hoặc DOZYMER liên tục 1 – 3 ngày . + Trong trường hợp ao quá khó gây màu : Dùng trước X – WATER liều 250g/1600 m3 nước , sau đó dùng kết hợp PREMIX 100 liều 1 kg/ 1000 m3 nước và DOZYMER liều 1 lít/ 1600 m3 nước , dùng liên tục 1 – 3 ngày + Tảo tàn : dùng BACBIOZEO liều 5 kg/ 1000 m3 nước để lắng kết Quản lý tảo là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nước tốt hay xấu. Vì vậy phải thường xuyên theo dỏi sự phát triển của tảo để có biện pháp xử lý . 10.3 Quản lý sự cân bằng và ổn định các yếu tố thủy lý hóa. Nếu ta quản lý ổn định hệ tảo và vi sinh và đáy ao thì các yếu tố pH, NH3, H2S, độ kiềm cũng sẽ ổn định theo. Khi thay đổi thời tiết và mất cần bằng sinh học trong ao sẽ làm cho các yếu tố này thay đổi. Mức thích nghi như sau: · pH thích hợp : 7,5 – 8,5 · Độ mặn thích hợp : 15 – 30%0
  20. · NH3 < 0,1 mg/Lít. · H2S < 0,01 mg/Lít · Độ kiềm : 80 – 1220 mg/lít · Oxy hòa tan : > 4 mg/ lít 11. Phương pháp quản lý môi trường · Nên thay nước khi các yếu tố thủy hóa trong ao nằm trong khoảng không thích hợp. Đặc biệt khi ph dao động trong ngày lớn hơn 0,5 · Cần tăng cường độ sâu mực nước trong ao theo thời gian từ 1,0 – 1,4 m nhằm ổn định môi trường, tạo độ thông thoáng cho tôm di chuyển trong ao, hạn chế sự phát triển thực vật của đáy ao. · Đối với những ao độ kiềm thấp hơn 60 mg/lít nên sử dụng thường xuyên các vôi nông nghiệp liều 15 – 20 kg, 7 – 10 ngày/ lần hoặc dùng SD SUPER ALKLINE .Đặc biệt những ngày có mưa , thời tiết thay đổi cần tăng cường sử dụng. II. PHÒNG & TRỊ BỆNH Ở TÔM 1. Bệnh đường ruột Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường ruột gây ra, phát sinh trong ao do ao bị ô nhiễm Triệu chứng:Tôm giảm ăn, chậm lớn, đường ruột đứt khúc, không đầy. Cần phải điều trị nếu không tỷ lệ sống tôm giảm. + Phòng bệnh: Dùng thường xuyên BIOTICBEST hoặc BIO AV hoặc SAN ZYM cho ăn 2- 3 g/kg thức ăn, 2 lần/ngày + Trị bệnh: Dùng TRIMDOX For shrimp, liên tục trong 3- 5 ngày. Kết hợp xử lý diệt khuẩn ao bằng BIOXIDO 150 liều 1 lít / 2000 m3 nước 2 BỆNH TAURA Bệnh này xuất hiện lần đầu ở vùng Ecuado vào 1992. Việt Nam chủ yếu nhập giống thẻ từ Trung Quốc, Đài Loan năm 1999. Đến năm 2001 đã xuất hiện tại hải phòng, nam định, đặc biệt năm 2008 , 2009 dịch bệnh chết hàng lọat tại các tỉnh Quang Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình. Nguyên nhân: Do một loại virut hình sợi RNA, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 14 – 40 ngày tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2