Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận 5
lượt xem 24
download
Với mục tiêu giúp sinh viên áp dụng các kỹ năng và kiến thức của mình cũng để tạo một bước đầu thuận lợi và hiệu quả cho đợt “Thực tập tốt nghiệp” vào năm cuối. Qua đợt thực tập này tôi đã học hỏi được rất nhiều điều và rút được nhiều kinh nghiệm sau những sai sót gặp phải trong quá trình làm việc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận 5
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận 5 Thời gian thực tập : từ 07/01/2013 đến 10/03/2013 Người hướng dẫn : anh Lê Nhật Quang Sinh viên thực hiện : Lê Nhật Khoa Nguyên Lớp : KT1011 Tháng 3 năm 2013
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận 5 Thời gian thực tập : từ 07/01/2013 đến 10/03/2013 Người hướng dẫn : anh Lê Nhật Quang Sinh viên thực hiện : Lê Nhật Khoa Nguyên Lớp : KT1011 Tháng 3 năm 2013 ii
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức TRÍCH YẾU Đại học năm ba là quãng thời gian sinh viên đã có được nền tảng cơ bản đối với chuyên ngành của mình và phần nào có được những kỹ năng cần thiết cho việc áp dụng những kiến thức tổng quát của mình vào thực tiễn, đây cũng là lúc sinh viên muốn tìm hiểu rõ hơn những gì mình sẽ làm trong tương lai cũng như môi trường làm việc thực tế. Hiểu được mong muốn này, trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho những sinh viên đã hoàn tất chương trình học năm hai được làm việc và học hỏi ở các công ty với môn học “Thực tập nhận thức”, với mục tiêu giúp sinh viên áp dụng các kỹ năng và kiến thức của mình cũng để tạo một bước đầu thuận lợi và hiệu quả cho đợt “Thực tập tốt nghiệp” vào năm cuối. Qua đợt thực tập này tôi đã học hỏi được rất nhiều điều và rút được nhiều kinh nghiệm sau những sai sót gặp phải trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, tôi cũng cảm thấy tự tin hơn về công việc trong tương lai của mình sau này. iii
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức này, tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của: Trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho cá nhân tôi nói riêng và các sinh viên năm ba nói chung hội nhập và làm quen với môi trường làm việc. Chị Phạm Thị Phương Linh – trưởng phòng Dịch vụ và Marketing Agribank Chi nhánh quận 5 và anh Lê Nhật Quang – nhân viên bộ phận Marketing cùng tất cả các anh chị khác tại chi nhánh đã cho tôi cơ hội để thử sức mình, giúp đỡ tôi giải quyết khó khăn trong quá trình thực tập và cho tôi những lời khuyên hữu ích về những vấn đề có thể gặp trong tương lai. Cô Bùi Phương Uyên – giảng viên hướng dẫn thực tập. Chân thành cảm ơn. iv
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức MỤC LỤC TRÍCH YẾU .................................................................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................iv MỤC LỤC ....................................................................................................................................... v MỤC LỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU ....................................................................................vi NHẬP ĐỀ ........................................................................................................................................ 1 I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 2 1. Toàn cảnh doanh nghiệp: ...................................................................................................... 2 2. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Agribank Quận 5 ................................................................... 4 Cơ cấu nhân sự của Ngân hàng................................................................................................... 4 3. Sản phẩm .............................................................................................................................. 5 4. Các mốc lịch sử và thành tựu ............................................................................................... 7 II. VỊ TRÍ THỰC TẬP ................................................................................................................. 9 1. Phòng Dịch vụ và Marketing ............................................................................................... 9 2. Công việc thực tập .............................................................................................................. 10 2.1. Công việc hành chính .................................................................................................. 10 2.2. Công việc chuyên môn ................................................................................................ 12 III. ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN ................................................................................................... 17 1. Kinh nghiệm cá nhân .......................................................................................................... 17 2. Hướng phát triển bản thân trong tương lai ......................................................................... 18 3. Ưu điểm và khuyết điểm .................................................................................................... 18 IV. KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 19 V. NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN .......................................................................... 20 VI. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................. 21 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 22 VIII. PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 23 v
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức MỤC LỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 1 Thanh toán qua thẻ .............................................................................................................. 5 Hình 2 thanh toán qua Internet ........................................................................................................ 5 Hình 3 khách hàng gửi tiền tiết kiệm .............................................................................................. 5 Hình 4 Các loại thẻ Agribank .......................................................................................................... 6 Hình 5 Sản phẩm tín dụng ............................................................................................................... 6 Hình 6 Dịch vụ chuyển tiền ............................................................................................................. 6 Hình 7 Hình Lễ ký kết hợp tác ........................................................................................................ 7 Hình 8 Mặt trước Giấy đăng ký thông tin khách hàng .................................................................. 23 Hình 9 Mặt sau Giấy đăng ký thông tin khách hàng ..................................................................... 24 Hình 10 Giấy mở tài khoản Doanh nghiệp .................................................................................... 24 Hình 11 Giấy nộp tiền ................................................................................................................... 24 Hình 12 Giấy gửi tiền tiết kiệm ..................................................................................................... 24 Hình 13 Giấy ủy nhiệm chi ........................................................................................................... 24 Hình 14 Bảng kê các loại tiền chi .................................................................................................. 24 Hình 15 Đơn khiếu nại sử dụng thẻ ............................................................................................... 24 Hình 16 Giấy đề nghị xử lý phát sinh ............................................................................................ 24 Bảng 1 Cơ cấu nhân sự của Ngân hàng ........................................................................................... 4 Sơ đồ 1 Sơ đồ Tổ chức của Agribank Quận 5 ................................................................................. 4 Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức phòng Marketing ......................................................................................... 9 vi
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức NHẬP ĐỀ Hội nhập và làm quen với môi trường làm việc thực tế giúp cho sinh viên có được nền tảng thuận lợi khi có một công việc trong tương lai. Trong quãng thời gian thực tập và học hỏi kinh nghiệm ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank Chi nhán quận 5 đã giúp tôi tự tin hơn vào khả năng của mình cũng như nắm vững hơn những lý thuyết đã học áp dụng vào thực tế. Những hiểu biết về doanh nghiệp, những công việc tôi được giao, những khó khăn gặp phải và những bài học kinh nghiệm tôi học được sẽ được giới thiệu trong phần báo cáo dưới đây. 1
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1. Toàn cảnh doanh nghiệp: - Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận 5. - Hội sở: 1103-1105 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, Tp.HCM. Điện thoại: (84-8) 38.308.84 / (84-8) 38.305.150 / (84-8) 38.355.664 Fax: (84-8) 38.338.003 / (84-8) 38.352.311 Website: http://www.agribankquan5.vn Email: customer@agribankquan5.com.vn / info@agribankquan5.com.vn Logo: Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/10/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: - Tổng tài sản: trên 560.000 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 513.000 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: trên 469.000 tỷ đồng. 2
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức - Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.... - Nhân sự: gần 42.000 cán bộ. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.033 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới ( B), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (A D), Ngân hàng Đầu tư châu Âu ( IB) tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 117 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. h à Ngân hàng h ơng – nh ch à ch nh n nhấ Na , Agr bank đã, đang không ngừng nỗ ực, đ đ ợc nh ều hành ựu đáng kh ch , đóng góp o n ào sự ngh p công ngh p hoá, h n đ hoá à phá r ển k nh của đấ n c. 3
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 2. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Agribank Quận 5 Giám đốc Phó Giám Phó Giám đốc đốc Hành chính Dịch vụ và Tín Dụng Kiểm soát Kế Toán Vi Tính - Nhân sự Marketing Nội bộ Sơ đồ 1 Sơ đồ Tổ chức của Agribank Quận 5 Cơ cấu nhân sự của Ngân hàng Ngân hàng hiện có 40 người (*), được chia thành các phòng ban và bộ phận như sau: Chức Năng Số Nhân Sự Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 2 Phòng Kế Toán 15 Phòng Tín dụng 9 Phòng Dịch vụ và Marketing 5 Phòng Vi Tính 2 Bộ Phận Hành Chính- Nhân Sự 4 Kiểm toán nội bộ 2 Bảng 1 Cơ cấu nhân sự của Ngân hàng (*)Chỉ tính Cán bộ Công nhân viên tại Hội sở, chưa kể những nhân viên tại các Phòng giao dịch, Điểm giao dịch trên địa bàn quận). 4
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 3. Sản phẩm - Dịch vụ tài khoản thanh toán (cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài, công cụ thanh toán và quản lý tiền cho khách hàng). Đảm bảo an toàn trong giao dịch (bảo mật thông tin, được bảo hiểm tiền gửi ); tiện lợi (gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, nhận lương, chuyển tiền tự động ); hiệu quả về tài chính (được trả lãi suất không kỳ hạn); phát hành séc, các loại thẻ ghi nợ, thanh toán tiền điện, nước, học phí Hình 1 Thanh toán qua thẻ - Dịch vụ ngân hàng điện tử (trực tuyến hoặc qua tin nhắn). Cho phép truy vấn thông tin tài khoản, thong tin giao dịch, nhận sao kê qua e-mail, thanh toán chuyển khoản, thanh toán hóa đơn Hình 2 thanh toán qua Internet - Sản phẩm huy động vốn (tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm). Kỳ hạn phong phú (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, ). Tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ. Hình 3 khách hàng gửi tiền tiết kiệm 5
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức - Sản phẩm dịch vụ thẻ (Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, ...). Hình 4 Các loại thẻ Agribank - Sản phẩm tín dụng (cho vay cầm cố, tín chấp). Hình 5 Sản phẩm tín dụng Dịch vụ chuyển tiền (nhận tiền, chuyển tiền đi trong nước, nước ngoài, nhận tiền nhanh ) Hình 6 Dịch vụ chuyển tiền 6
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức - Sản phẩm dịch vụ liên kết với doanh nghiệp (quản lý tài khoản tiền giao dịch chứng khoán, nhận, trả lương tự động). Hình 7 Hình Lễ ký kết hợp tác 4. Các mốc lịch sử và thành tựu Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2009 Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Năm 2010 Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, năm 2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. 7
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, Agribank tích cực triển khai Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ thống. Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nước v.v Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010. 2010 cũng là năm Agribank tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thao toàn ngành lần thứ VI. Năm 2011 Thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 8
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức Năm 2011 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Chính phủ. Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. II. VỊ TRÍ THỰC TẬP 1. Phòng Dịch vụ và Marketing Trưởng phòng Phó phòng Nhân Viên chuyên Nhân viên chuyên Nhân viên chuyên Nhân viên chuyên trách chi trả lương trách mở tài khoản trách marketing trách máy ATM/POS qua ATM thẻ và xử lý khiếu nại Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức phòng Marketing Phòng Dịch vụ và Marketing bên cạnh công việc chính thực hiện về quảng bá hình ảnh của ngân hàng, thực hiện các chương trình khuyến mãi, tìm kiếm khách hàng tiềm năng... còn thực hiện chức năng quản lí hệ thống thẻ của ngân hàng bao gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ liên kết Visa, Master Card,.... thực hiện các chức năng chi trả lương tự động qua hệ thống tự động, quản lí và kiểm tra hệ thống thanh toán giao dịch qua thẻ... 9
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 2. Công việc thực tập 2.1. Công việc hành chính 2.1.1. Photo chứng minh thư cho khách hàng giao dịch - Photo chứng minh nhân dân của khách hàng để làm thẻ, mở tài khoản hoặc giao dịch chứng từ bằng tài khoản cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp. Nếu là cá nhân thì photo chứng mình của người chủ tài khoản vào giấy đã in sẵn chữ ký, nếu là doanh nghiệp thì photo chứng minh của người được ủy nhiệm giao dịch vào giấy đã in sẵn con dấu của công ty. -Quy trình: Bỏ giấy đã in sẵn chữ ký hoặc con dấu vào khay in, chọn “Byass” (lấy giấy đặt sẵn từ bên ngoài). Đặt một mặt của chứng minh cùng chiều với giấy (canh cho chứng minh ở phần dưới của giấy). Nhấn Start, lấy giấy đã photo ra và đặt lại vào khay, làm tương tự với mặt kia của chứng minh. -Kinh nghiệm rút ra: Photocopy là một trong những công việc văn phòng đầu tiên tôi được tiếp xúc nên còn nhiều bỡ ngỡ, gặp các hệ máy cao cấp tôi còn khá lúng túng trong các thao tác dẫn đến việc thực hiện còn chậm và chưa được chuẩn xác. Cũng chưa gặp tình huống trục trặc như kẹt giấy nên chũng chưa biết được cách giải quyết. 2.1.2. Photo chứng minh thư cho khách hàng mở tài khoản Photo chứng minh vào hai tờ giấy khác nhau để làm thẻ và lưu lại ngân hàng. -Quy trình: giống với photo chứng minh cho khách hàng giao dịch. -Kinh nghiệm rút ra: biết được giấy tờ cần thiết cho việc mở tài khoản ( bao gồm: Giấy đăng kí thông tin khách hàng, mở tài khoản và sử dụng dịch vụ, CMND khách hàng , một tấm hình màu 4x6cm). Do lượng khách hàng cá nhân, khách vãng lai đến mở tài khoản tương đối ít nên công việc photo chứng minh thư không được thực nhiều. Tuy vậy, công việc mở tài khoản được thực hiện khá nhiều thông qua việc mở tài khoản cho nhân viên các doanh nghiệp chi trả lương qua hệ thống ATM. 10
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 2.1.3. Fax tài liệu cho khách hàng và doanh nghiệp ax các giấy tờ cần thiết qua máy fax của khách hàng hoặc máy fax của doanh nghiệp. -Quy trình: bỏ tài liệu muốn fax vào khay, bấm số máy fax của khách hàng hoặc doan nghiệp, bấm Start. -Kinh nghiệm rút ra: học được cách fax tài liệu cho các phòng ban giao dịch; fax các bản mẫu hoặc hợp dồng cho bên đối tác. Phải cẩn thận và kỹ lưỡng trong thao tác tránh tình trạng fax không đúng nội dung hoặc có sai sót cho khách hàng. -Khó khăn: gặp khó khăn vì chưa bao giờ sử dụng máy fax vì thế nên những lần đầu đều để ngược chiều tờ giấy, để nhầm khay giấy nên không fax được. Sau đó được một số anh chị hướng dẫn lại và thành thạo hơn. 2.1.4. Nhập dữ liệu khách hàng vào hệ thống IPCAS Các doanh nghiệp đăng kí trả lương qua hệ thống ATM sẽ gửi dữ liệu nhân viên, công việc là nhập những thông tin của khách hàng bao gồm: tên, số điện thoại, số CMND, địa chỉ, hình và chữ ký vào hệ thống IPCAS, để các giao dịch viên có thể dễ dàng theo dõi và xử lý những sự cố... -Quy trình: đăng nhập vào hệ thống IPCAS thông qua account được cấp riêng (account cho sinh viên thực tập chỉ có chức năng nhập dữ liệu), thực hiện các thao tác nhập văn bản, cắt hình ảnh và chữ ký từ kho dữ liệu đã scan ở trên. Mỗi lần kết thúc nhập thông tin của một khách hàng phải được duyệt bởi các supervisor - thường là phó phòng thì thông tin mới được đưa lên hệ thống. -Kinh nghiệm rút ra: nắm được những thông tin cơ bản cần có của một khách hàng ( bao gồm: thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, số CMND, số điện thoại, hình và chữ ký...), hiểu được cách hoạt động của hệ thống. 11
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 2.2. Công việc chuyên môn 2.2.1. Tìm sổ lưu của khách hàng giao dịch Có 2 loại sổ lưu: sổ tiết kiệm và tài khoản gửi có kỳ hạn, được xếp thứ tự theo ngày tháng và đóng thành quyển. Giúp các chị giao dịch viên tìm sổ lưu khi khách hàng khóa sổ. -Quy trình: tìm theo thông tin trên sổ (ngày mở sổ, chủ tài khoản, số sổ, loại sổ lưu). -Kinh nghiệm rút ra: biết được cách thức sắp xếp hồ sơ khách hàng. Tài khoản gửi có kỳ hạn và sổ tiết kiệm được xếp riêng, xếp theo thứ tự ngày mở sổ từ dưới lên trên. Một quyển có thể là nửa năm hoặc một năm. 2.2.2. Tìm hiểu về việc chi trả lương qua hệ thống ATM Tìm hiểu và nắm được quy trình chi trả lương qua hệ thống ATM; -Bước đầu Công ty đăng kí chi trả lương qua hệ thống ATM và gửi dữ liệu (theo mẫu của ngân hàng) các nhân viên cho bên Ngân hàng bắt đầu mở tài khoản thẻ cho các nhân viên. -Tới ngày chi trả lương, Công ty gửi cho bên Ngân hàng danh sách nhân viên được chi trả lương kèm số tiền cụ thể (có đóng dấu xác nhận) , Công ty sẽ thực hiện việc gửi tổng số tiền cần chi trả lương trong tháng vào tài khoản công ty, viết giấy ủy nhiệm chi tiến hành chi trả lương. -Giao dịch viên phòng Kế toán sau khi hoàn thành sẽ chuyển ủy nhiệm chi cho phòng Dịch vụ & Marketing, sau đó cán bộ phòng Dịch vụ & Marketing sẽ tiến hành chi trả lương. -Dựa trên danh sách chi trả lương và giấy ủy nhiệm chi, cán bộ chi trả lương sẽ tiến hành chuyển tiền từ tài khoản Công ty vào các tài khoản của nhân viên thông qua hệ thống IPCAS theo danh sách phân bổ của công ty. -Kinh nghiệm rút ra: chi trả lương qua hệ thống ATM dần trở nên phô biến, được học hỏi và hiểu được phần nào quy trình chi trả. -Khó khăn: do chỉ là sinh viên thực tập không được trực tiếp thao tác ( Chỉ có nhân viên chính thức mới được cung cấp account đầy đủ) nên nắm bắt cũng chỉ có giới hạn. 12
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 2.2.3. Tìm hiểu các biểu mẫu giao dịch chính tại ngân hàng -Giấy nộp tiền: sử dụng khi khách hàng muốn nộp tiền vào tài khoản. Khách hàng điền vào form mẫu tại ngân hàng, không cần xuất trình Chứng minh thư, ai cũng có thể nộp được. -Giấy rút tiền: sử dụng khi khách hàng muốn rút tiền từ tài khoản. Khách hàng điền vào form mẫu, đưa Chứng minh thư cho giao dịch viên kiểm tra thông tin (tên, ngày sinh, chữ ký, nhận diện khuôn mặt). -Giấy ủy nhiệm chi: sử dụng khi khách hàng ủy nhiệm cho ngân hàng chi tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Khách hàng đưa Chứng minh thư để giao dịch viên kiểm tra thông tin, điền vào form mẫu (là người chủ tài khoản, nếu không phải thì phải có giấy tờ ủy nhiệm chi cho người được ủy thác). -Giấy Yêu cầu gửi tiền/Yêu cầu rút tiền: sử dụng khi khách hàng muốn gửi/rút tiền từ sổ tiết kiệm. Khách hàng đưa Chứng minh thư để kiểm tra và điền vào form mẫu. -Kinh nghiệm rút ra: tìm hiểu được công dụng và quy trình, cách thức thực hiện tổng quát của các loại giao dịch trên. 2.2.4. Điền giấy nộp tiền -Quy trình: Điền vào các mục ngày, số tài khoản, tên khách hàng, số tiền gửi bằng số, bằng chữ, họ tên, địa chỉ người nộp tiền, nội dung nộp (nếu có). Khách hàng ký tên, ghi rõ họ tên vào tờ gốc, ký tên vào hai liên ở dưới. Sau khi giao dịch viên đã nhập thông tin vào máy, chuyển qua cho Thủ quỹ nhận tiền, đóng dấu vào đưa lại liên thứ hai cho khách hàng. Thủ quỹ chuyển qua cho kiểm soát duyệt. -Kinh nghiệm rút ra: biết được quy trình chi tiết khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản. 2.2.5. Điền giấy rút tiền -Quy trình: Khách hàng đưa Chứng minh cho giao dịch viên. Điền thông tin tài khoản khách hàng muốn rút tiền ở phần 1 (số tài khoản, tên tài khoản). 13
- Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức Điền thông tin của người đi rút tiền theo thông tin trên Chứng minh của khách hàng (tên, số Chứng minh, Ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ). Trong trường hợp khách hàng đổi ngày cấp chứng minh hoặc đổi số chứng minh phải điền giấy cam kết của ngân hàng. Điền số tiền khách hàng muốn rút (bằng chữ và bằng số). Trường hợp khách hàng gửi tiền có kỳ hạn: Nếu rút trước hạn: tính lãi rút trước hạn. Nếu rút quá hạn: số ngày quá hạn bị tính lãi rút trước hạn. Photo chứng minh dưới chữ ký (nếu là tài khoản cá nhân) hoặc dưới con dấu (nếu là tài khoản doanh nghiệp/công ty). Chuyển toàn bộ giấy tờ, chứng minh, chữ ký của khách hàng cho Kiểm soát viên duyệt. Giấy rút tiền được chuyển qua cho Thủ quỹ, khách hàng qua nhận tiền và nhận lại liên hai của Giấy rút tiền. -Kinh nghiệm rút ra: biết được quy trình khi khách hàng muốn rút tiền từ tài khoản. 2.2.6. Lệnh ủy nhiệm chi Khách hàng đưa lệnh chuyển tiền (ủy nhiệm chi) cho các giao dịch viên. -Quy trình: Sau khi hạch toán, giúp các chị tách chứng từ và trả giấy báo nợ, giấy báo có cho khách hàng, giữ bản lưu tại ngân hàng (tách từng liên của Ủy nhiệm chi bấm với từng liên của chứng từ hạch toán). Giấy báo nợ được gửi cho đơn vị chuyển tiền. Giấy báo có được chuyển cho đơn vị nhận tiền. Bản lưu được lưu trữ tại hồ sơ giao dịch tại ngân hàng. -Kinh nghiệm rút ra: biết cách tách và phân loại giấy báo nợ, giấy báo có, bản lưu cũng như quy trình Ủy nhiệm chi. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công việc tín dụng cá nhân tại ngân hàng quân đội - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
39 p | 972 | 174
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam Thương Tín phòng giao dịch Lê Văn Khương
35 p | 606 | 154
-
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank–chi nhánh An Phú từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013
38 p | 504 | 113
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Á Châu ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm
32 p | 785 | 92
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Phòng Kinh doanh thẻ tín dụng - Ngân hàng TMCP Techcombank, số 6 NTMK, TP.HCM
37 p | 468 | 92
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Văn Lang
41 p | 352 | 85
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank – Chi nhánh An Phú
38 p | 448 | 77
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn
33 p | 429 | 66
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH Trường Ngoại Ngữ Dương Minh
25 p | 826 | 61
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty CP Tôn Đông Á
52 p | 478 | 60
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công việc tìm hiểu quy trình khai tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu
38 p | 338 | 51
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Báo Thanh Niên
36 p | 342 | 37
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Doanh nghiệp tư nhân Anh Quân
16 p | 150 | 24
-
Viết báo cáo thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp
13 p | 388 | 23
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH Bê tông Lafarge Việt Nam
34 p | 201 | 21
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH công nghiệp thông gió Kruger Việt Nam
43 p | 194 | 19
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Tại Công ty TNHH TM&DV Hơp Trường An
43 p | 145 | 16
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Chi nhánh Công ty cổ phần cửa Châu Âu
31 p | 173 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn